Nên chọn khối tự nhiên hay khối xã hội để thi đại học?
Nên chọn khối tự nhiên hay khối xã hội để thi đại học?
Căn cứ tại Điều 3 Quy chế thi tốt nghiệp trung học phổ thông được ban hành kèm theo Thông tư 15/2020/TT-BGDĐT quy định về bài thi như sau:
Bài thi
Tổ chức thi 05 bài thi, gồm: 03 bài thi độc lập là Toán, Ngữ văn, Ngoại ngữ; 01 bài thi tổ hợp Khoa học Tự nhiên (viết tắt là KHTN) gồm các môn thi thành phần Vật lí, Hóa học, Sinh học; 01 bài thi tổ hợp Khoa học Xã hội (viết tắt là KHXH) gồm các môn thi thành phần Lịch sử, Địa lí, Giáo dục công dân đối với thí sinh học chương trình giáo dục phổ thông cấp THPT hoặc các môn thi thành phần Lịch sử, Địa lí đối với thí sinh học chương trình GDTX cấp THPT.
Theo đó, kỳ thi tốt nghiệp THPT quốc gia hằng năm được xem là kỳ thi đại học. Vì thông thường, kết quả thi tốt nghiệp THPT sẽ được các trường đại học, cao đẳng sử dụng để tuyển sinh.
Trong đó, tại thi đại học, thí sinh phải thi bắt buộc 03 môn bao gồm: Toán, Ngữ văn, Ngoại ngữ và 01 bài thi tổ hợp do thí sinh lựa chọn 01 trong 02 khối như sau: Khối tự nhiên và Khối xã hội.
- Khối tự nhiên gồm các môn thi thành phần Vật lí, Hóa học, Sinh học.
- Khối xã hội gồm các môn thi thành phần Lịch sử, Địa lí, Giáo dục công dân đối với thí sinh học chương trình giáo dục phổ thông cấp THPT. Hoặc các môn thi thành phần Lịch sử, Địa lí đối với thí sinh học chương trình GDTX cấp THPT.
Việc lựa chọn khối tự nhiên hay khối xã hội để thi đại học tùy thuộc vào nhiều yếu tố khác nhau nhưng chủ yếu là sẽ tùy vào mong muốn, lựa chọn ngành của thí sinh và phương thức tuyển sinh của các trường đại học đối với ngành đó như thế nào. Ngoài ra, còn phụ thuộc vào khả năng học tập đối với từng môn của từng thí sinh.
Lưu ý: Một số nội dung về các môn thi bắt buộc chỉ áp dụng cho năm học 2023-2024
Nên chọn khối tự nhiên hay khối xã hội để thi đại học? (Hình từ Internet)
Thi tốt nghiệp xong có cần thi đại học không? Điểm thi đại học là điểm nào?
Theo quy định tại Điều 2 Quy chế thi tốt nghiệp trung học phổ thông được ban hành kèm theo Thông tư 15/2020/TT-BGDĐT về mục đích yêu cầu thi tốt nghiệp THPT cụ thể như sau:
Mục đích, yêu cầu
1. Thi tốt nghiệp THPT nhằm mục đích: Đánh giá kết quả học tập của người học theo mục tiêu giáo dục của chương trình giáo dục phổ thông cấp THPT, chương trình GDTX cấp THPT (gọi chung là chương trình THPT); lấy kết quả thi để xét công nhận tốt nghiệp THPT; làm cơ sở đánh giá chất lượng dạy, học của trường phổ thông và công tác chỉ đạo của các cơ quan quản lý giáo dục. Các cơ sở giáo dục đại học, giáo dục nghề nghiệp có thể sử dụng kết quả thi tốt nghiệp THPT để tuyển sinh.
2. Kỳ thi tốt nghiệp THPT (gọi tắt là kỳ thi) phải bảo đảm yêu cầu nghiêm túc, trung thực, khách quan, công bằng.
Như vậy, có thể thấy các cơ sở giáo dục đại học, giáo dục nghề nghiệp có thể sử dụng kết quả thi tốt nghiệp THPT để tuyển sinh. Cho nên, không cần phải thi đại học khi thi tốt nghiệp xong.
Mặt khác, điểm thi đại học có thể là điểm thi tốt nghiệp THPT nếu như các cơ sở giáo dục đại học quy định áp dụng.
Cách tính điểm thi đại học như thế nào?
Hiện nay, cách tính điểm thi đại học sẽ phụ thuộc vào hình thức xét tuyển của từng trường. Hiện nay, có hai hình thức xét tuyển đại học phổ biến chính là xét tuyển dựa trên kết quả thi tốt nghiệp THPT và xét tuyển dựa trên kết quả học tập trung học phổ thông (xét học bạ).
[1] Đối với xét tuyển dựa trên kết quả thi tốt nghiệp THPT
Điểm thi đại học = Tổng điểm các môn thi (thang điểm 10) của tổ hợp xét tuyển ứng với ngành do thí sinh đăng ký; cộng với điểm ưu tiên đối tượng, khu vực (có thế nhân hệ số môn thi hoặc không tùy thuộc vào quy định của cơ sở đào tạo).
Trong đó:
Tổng điểm các môn thi được tính như sau:
Tổng điểm các môn thi = Điểm môn 1 + Điểm môn 2 + Điểm môn 3
Điểm môn 1, môn 2, môn 3 là điểm các môn thành phần trong tổ hợp xét tuyển sinh mà thí sinh đã đăng ký thi xét tuyển.
Điểm ưu tiên đối tượng, khu vực được quy định tại Quy chế thi tốt nghiệp trung học phổ thông được ban hành kèm theo Thông tư 15/2020/TT-BGDĐT.
[2] Đối với hình thức xét tuyển dựa trên kết quả học tập trung học phổ thông (xét học bạ), điểm đại học được tính theo công thức sau:
Điểm xét tuyển = Điểm trung bình cộng 3 môn học của tổ hợp xét tuyển + Điểm ưu tiên đối tượng, khu vực (có thế nhân hệ số môn thi hoặc không tùy thuộc vào quy định của cơ sở đào tạo).
Trong đó:
Điểm trung bình cộng 3 môn học của tổ hợp xét tuyển được tính như sau:
Điểm trung bình cộng 3 môn học của tổ hợp xét tuyển = (Điểm trung bình môn 1 + Điểm trung bình môn 2 + Điểm trung bình môn 3)/3
Điểm trung bình môn được tính như sau:
Điểm trung bình môn = Tổng điểm các môn của học kỳ/Số môn học.
Trân trọng!
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Tăng lương hưu 2025 cho những người nghỉ hưu theo Nghị định 75 đúng không?
- Lịch nghỉ Tết Âm lịch 2025 của học sinh Long An?
- Xem lịch âm tháng 12 năm 2024: Đầy đủ, chi tiết, mới nhất?
- Các trường hợp nào không phải đăng ký chào bán chứng khoán ra công chúng?
- Xác định số ngày giường điều trị nội trú để thanh toán tiền giường bệnh như thế nào từ ngày 01/01/2025?