Top 3 sàn giao dịch chứng khoán lớn tại Việt Nam? Sàn giao dịch chứng khoán TP Hồ Chí Minh HOSE có nhiệm vụ gì?
Top 3 sàn giao dịch chứng khoán lớn tại Việt Nam?
Hiện nay có 03 sàn giao dịch chứng khoán lớn được thành lập và hoạt động dưới sự quản lý của Ủy ban Chứng khoán Nhà nước.
Cụ thể:
Sở Giao dịch chứng khoán Thành phố Hồ Chí Minh (HOSE) được thành lập vào năm 2000, là sàn giao dịch chứng khoán đầu tiên và lớn nhất tại Việt Nam.
Sở Giao dịch Chứng khoán Hà Nội (HNX) được thành lập vào năm 2005.
Sở Giao dịch Chứng khoán UPCoM được thành lập vào năm 2014. UPCoM là sàn giao dịch chứng khoán dành cho các doanh nghiệp chưa đủ điều kiện niêm yết trên HOSE hoặc HNX.
Top 3 sàn giao dịch chứng khoán lớn tại Việt Nam? Sàn giao dịch chứng khoán TP Hồ Chí Minh HOSE có nhiệm vụ gì? (Hình từ Internet)
Sàn giao dịch chứng khoán TP Hồ Chí Minh HOSE có nhiệm vụ gì?
Tại khoản 4 Điều 2 Quyết định 37/2020/QĐ-TTg có quy định về nhiệm vụ của sàn giao dịch chứng khoán TP Hồ Chí Minh HOSE như sau:
- Tổ chức, vận hành thị trường giao dịch cổ phiếu và thị trường giao dịch các loại chứng khoán khác theo quy định của pháp luật;
- Giám sát hoạt động giao dịch chứng khoán; giám sát hoạt động công bố thông tin của tổ chức niêm yết, tổ chức đăng ký giao dịch và nhà đầu tư thuộc đối tượng công bố thông tin; giám sát việc tuân thủ nghĩa vụ của thành viên của Sở giao dịch Chứng khoán Việt Nam theo quy định của pháp luật chứng khoán;
- Đầu tư, triển khai phát triển hệ thống công nghệ thông tin, công nghệ mới và phát triển sản phẩm mới theo nhiệm vụ được giao;
- Cảnh báo, kiểm soát, hạn chế giao dịch chứng khoán theo quy định của pháp luật và quy chế của Sở giao dịch Chứng khoán Việt Nam;
- Tạm ngừng, đình chỉ giao dịch đối với một hoặc một số chứng khoán, trong trường hợp giá, khối lượng giao dịch chứng khoán có biến động bất thường, tổ chức niêm yết, tổ chức đăng ký giao dịch không có biện pháp khắc phục nguyên nhân dân đến việc chứng khoán bị đưa vào diện cảnh báo, kiểm soát, hạn chế giao dịch hoặc trong trường hợp cần thiết để bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp của nhà đầu tư và bảo đảm ổn định, an toàn của thị trường chứng khoán;
- Chấp thuận, thay đổi, hủy bỏ niêm yết, đăng ký giao dịch chứng khoán và giám sát việc duy trì điều kiện niêm yết chứng khoán của các tổ chức niêm yết;
- Kiểm tra, xử lý vi phạm đối với tổ chức niêm yết, đăng ký giao dịch theo quy chế của Sở giao dịch Chứng khoán Việt Nam;
- Cung cấp dịch vụ đấu giá, đấu thầu; dịch vụ về thông tin thị trường và thông tin liên quan đến chứng khoán giao dịch; dịch vụ phát triển hạ tầng công nghệ cho thị trường chứng khoán và các dịch vụ liên quan khác theo quy định tại Điều lệ tổ chức và hoạt động của Sở giao dịch chứng khoán thành phố Hồ Chí Minh;
- Tuyên truyền, phổ biến kiến thức về chứng khoán và thị trường chứng khoán cho nhà đầu tư;
- Báo cáo Sở giao dịch Chứng khoán Việt Nam, báo cáo và kiến nghị Ủy ban Chứng khoán Nhà nước xử lý các hành vi vi phạm của nhà đầu tư, tổ chức niêm yết, tổ chức đăng ký giao dịch theo quy định của pháp luật;
- Ban hành các quy trình để triển khai các quy chế hoạt động nghiệp vụ trong phạm vi nhiệm vụ được giao;
- Các nhiệm vụ khác theo quy định của pháp luật và Điều lệ tổ chức và hoạt động của Sở giao dịch Chứng khoán thành phố Hồ Chí Minh.
Cơ cấu tổ chức quản lý của sàn giao dịch chứng khoán TP Hồ Chí Minh gồm có ai?
Tại Điều 4 Quyết định 37/2020/QĐ-TTg có quy định về cơ cấu tổ chức quản lý của Sở giao dịch Chứng khoán như sau:
Cơ cấu tổ chức quản lý
1. Cơ cấu tổ chức quản lý của Sở giao dịch Chứng khoán Việt Nam bao gồm: Hội đồng thành viên, Tổng giám đốc, Ban kiểm soát và các phòng, ban nghiệp vụ chuyên môn. Chủ tịch Hội đồng thành viên, Tổng giám đốc Sở giao dịch Chứng khoán Việt Nam do Bộ trưởng Bộ Tài chính bổ nhiệm, miễn nhiệm theo đề nghị của Hội đồng thành viên.
2. Cơ cấu tổ chức quản lý của Sở giao dịch Chứng khoán Hà Nội, Sở giao dịch Chứng khoán thành phố Hồ Chí Minh bao gồm: Chủ tịch công ty, Tổng giám đốc, Ban Kiểm soát và các phòng, ban nghiệp vụ chuyên môn.
Như vậy, cơ cấu tổ chức quản lý của sàn giao dịch chứng khoán TP Hồ Chí Minh gồm có:
- Chủ tịch công ty;
- Tổng giám đốc;
- Ban Kiểm soát và các phòng, ban nghiệp vụ chuyên môn.
Trân trọng!
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Ngày 15 tháng 2 năm 2025 là ngày bao nhiêu âm? Ngày 15 tháng 2 năm 2025 là thứ mấy?
- Lịch thi HSA 2025 Hà Nội đợt thi 501, 502, 503, 504 chi tiết?
- Tiêu chí xét tuyển lớp 6 năm 2025 TPHCM?
- Lịch đăng ký thi HSA 2025 - Đại học quốc gia Hà Nội chi tiết, đầy đủ?
- Trường đại học đầu tiên của Việt Nam được thành lập năm nào?