Mẫu sổ thống kê tai nạn lao động của người lao động làm việc không theo HĐLĐ trên địa bàn xã/phường/thị trấn mới nhất năm 2024?
- Mẫu sổ thống kê tai nạn lao động của người lao động làm việc không theo HĐLĐ trên địa bàn xã/phường/thị trấn mới nhất năm 2024?
- Nhà nước có bảo đảm quyền lợi của người lao động làm việc không theo HĐLĐ không?
- Quyền của người lao động làm việc không theo hợp đồng lao động về an toàn, vệ sinh lao động như thế nào?
Mẫu sổ thống kê tai nạn lao động của người lao động làm việc không theo HĐLĐ trên địa bàn xã/phường/thị trấn mới nhất năm 2024?
Có thể hiểu, người lao động làm việc không theo hợp đồng là động là người làm việc không có quan hệ lao động theo khoản 6 Điều 3 Bộ luật Lao động 2019.
Đồng thời, tai nạn lao động là tai nạn gây tổn thương cho bất kỳ bộ phận, chức năng nào của cơ thể hoặc gây tử vong cho người lao động, xảy ra trong quá trình lao động, gắn liền với việc thực hiện công việc, nhiệm vụ lao động theo khoản 8 Điều 3 Luật An toàn, vệ sinh lao động 2015.
Tải về mẫu sổ thống kê tai nạn lao động của người lao động làm việc không theo HĐLĐ trên địa bàn xã/phường/thị trấn mới nhất năm 2024:
Nhà nước có bảo đảm quyền lợi của người lao động làm việc không theo HĐLĐ không?
Căn cứ theo Điều 4 Bộ luật Lao động 2019 có quy định về chính sách của Nhà nước như sau:
Chính sách của Nhà nước về lao động
1. Bảo đảm quyền và lợi ích hợp pháp, chính đáng của người lao động, người làm việc không có quan hệ lao động; khuyến khích những thỏa thuận bảo đảm cho người lao động có điều kiện thuận lợi hơn so với quy định của pháp luật về lao động.
2. Bảo đảm quyền và lợi ích hợp pháp của người sử dụng lao động, quản lý lao động đúng pháp luật, dân chủ, công bằng, văn minh và nâng cao trách nhiệm xã hội.
3. Tạo điều kiện thuận lợi đối với hoạt động tạo việc làm, tự tạo việc làm, dạy nghề và học nghề để có việc làm; hoạt động sản xuất, kinh doanh thu hút nhiều lao động; áp dụng một số quy định của Bộ luật này đối với người làm việc không có quan hệ lao động.
4. Có chính sách phát triển, phân bố nguồn nhân lực; nâng cao năng suất lao động; đào tạo, bồi dưỡng và nâng cao trình độ, kỹ năng nghề cho người lao động; hỗ trợ duy trì, chuyển đổi nghề nghiệp, việc làm cho người lao động; ưu đãi đối với người lao động có trình độ chuyên môn, kỹ thuật cao đáp ứng yêu cầu của cách mạng công nghiệp, sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước.
5. Có chính sách phát triển thị trường lao động, đa dạng các hình thức kết nối cung, cầu lao động.
6. Thúc đẩy người lao động và người sử dụng lao động đối thoại, thương lượng tập thể, xây dựng quan hệ lao động tiến bộ, hài hòa và ổn định.
7. Bảo đảm bình đẳng giới; quy định chế độ lao động và chính sách xã hội nhằm bảo vệ lao động nữ, lao động là người khuyết tật, người lao động cao tuổi, lao động chưa thành niên.
Như vậy, theo quy định trên có thể thấy Nhà nước luôn có những chính sách bảo đảm quyền lợi của người lao động dù là người lao động làm việc không theo hợp đồng lao động.
Đồng thời, cũng tạo điều kiện thuận lợi đối với hoạt động tạo việc làm, tự tạo việc làm, dạy nghề và học nghề để có việc làm; hoạt động sản xuất, kinh doanh thu hút nhiều lao động danh cho người lao động làm việc không theo hợp đồng lao động.
Mẫu sổ thống kê tai nạn lao động của người lao động làm việc không theo HĐLĐ trên địa bàn xã/phường/thị trấn mới nhất năm 2024? (Hình từ Internet)
Quyền của người lao động làm việc không theo hợp đồng lao động về an toàn, vệ sinh lao động như thế nào?
Đầu tiên, theo Điều 2 Luật An toàn, vệ sinh lao động 2015 quy định về đối tượng áp dụng cụ thể như sau:
Đối tượng áp dụng
1. Người lao động làm việc theo hợp đồng lao động; người thử việc; người học nghề, tập nghề để làm việc cho người sử dụng lao động.
2. Cán bộ, công chức, viên chức, người thuộc lực lượng vũ trang nhân dân.
3. Người lao động làm việc không theo hợp đồng lao động.
4. Người lao động Việt Nam đi làm việc tại nước ngoài theo hợp đồng; người lao động nước ngoài làm việc tại Việt Nam.
5. Người sử dụng lao động.
6. Cơ quan, tổ chức và cá nhân khác có liên quan đến công tác an toàn, vệ sinh lao động.
Những người quy định tại các khoản 1, 2, 3 và 4 Điều này sau đây gọi chung là người lao động.
Theo đó, có thể thấy theo Luật An toàn, vệ sinh lao động 2015 thì người lao động làm việc không theo hợp đồng lao động vẫn được xác định là người lao động và thuộc đối tượng điều chỉnh của Luật An toàn, vệ sinh lao động 2015.
Do đó, dẫn chiếu đến khoản 3 Điều 6 Luật An toàn, vệ sinh lao động 2015 mà người lao động làm việc không theo hợp đồng lao động về an toàn, vệ sinh lao động đảm bảo được một số quyền sau đây:
- Được làm việc trong điều kiện an toàn, vệ sinh lao động; được Nhà nước, xã hội và gia đình tạo điều kiện để làm việc trong môi trường an toàn, vệ sinh lao động;
- Tiếp nhận thông tin, tuyên truyền, giáo dục về công tác an toàn, vệ sinh lao động;
- Được huấn luyện an toàn, vệ sinh lao động khi làm các công việc có yêu cầu nghiêm ngặt về an toàn, vệ sinh lao động;
- Tham gia và hưởng bảo hiểm tai nạn lao động theo hình thức tự nguyện do Chính phủ quy định.
Căn cứ vào điều kiện phát triển kinh tế - xã hội, khả năng ngân sách nhà nước trong từng thời kỳ, Chính phủ quy định chi tiết về việc hỗ trợ tiền đóng bảo hiểm tai nạn lao động theo hình thức tự nguyện;
- Khiếu nại, tố cáo hoặc khởi kiện theo quy định của pháp luật.
Trân trọng!
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Ở đại hội đảng viên, đảng viên đề cử đảng viên chính thức bằng hình thức nào?
- Lịch nghỉ Tết nguyên đán 2025 dài hơn 02 ngày so với năm 2024?
- Nhà đầu tư nước ngoài được mở bao nhiêu tài khoản vốn đầu tư trực tiếp?
- PCI là tên viết tắt tiếng Anh của chỉ số nào? Chỉ số PCI phản ánh về nội dung gì?
- 'Người tham gia giao thông phải có ý thức .., nghiêm chỉnh chấp hành ... giao thông,...' nội dung đầy đủ là gì?