Thời hạn định kỳ chuyển đổi vị trí công tác đối với cơ quan thanh tra Chính phủ là bao nhiêu năm?
Thời hạn định kỳ chuyển đổi vị trí công tác đối với cơ quan thanh tra Chính phủ là bao nhiêu năm?
Căn cứ theo Điều 4 Quy định chuyển đổi vị trí công tác theo định kỳ đối với cán bộ, công chức, viên chức thuộc cơ quan Thanh tra Chính phủ ban hành kèm theo Quyết định 1681/2009/QĐ-TTCP năm 2009 quy định về thời hạn định kỳ chuyển đổi vị trí công tác cụ thể như sau:
Thời hạn định kỳ chuyển đổi vị trí công tác
Thời hạn định kỳ chuyển đổi vị trí công tác là 03 năm (đủ 36 tháng) đối với cán bộ, công chức, viên chức làm việc tại các vị trí công tác phải chuyển đổi.
Theo đó, thời hạn định kỳ chuyển đổi vị trí công tác đối với cơ quan thanh tra Chính phủ là 03 năm (đủ 36 tháng) đối với cán bộ, công chức, viên chức làm việc tại các vị trí công tác phải chuyển đổi theo quy định của pháp luật.
Thời hạn định kỳ chuyển đổi vị trí công tác đối với cơ quan thanh tra Chính phủ là bao nhiêu năm? (Hình từ Internet)
Trường hợp nào không chuyển đổi vị trí công tác đối với cơ quan thanh tra Chính phủ?
Theo Điều 5 Quy định chuyển đổi vị trí công tác theo định kỳ đối với cán bộ, công chức, viên chức thuộc cơ quan Thanh tra Chính phủ ban hành kèm theo Quyết định 1681/2009/QĐ-TTCP năm 2009 quy định về những trường hợp chưa hoặc không chuyển đổi cụ thể như sau:
Những trường hợp chưa hoặc không chuyển đổi
1. Những trường hợp sau đây đã đến thời hạn chuyển đổi nhưng chưa thực hiện chuyển đổi; việc chuyển đổi được thực hiện khi không còn lý do để chưa chuyển đổi:
a) Cán bộ, công chức, viên chức đang trong thời gian bị xem xét xử lý kỷ luật;
b) Cán bộ, công chức, viên chức đang trong thời gian bị khởi tố, điều tra hoặc có liên quan đến công việc đang điều tra, thanh tra, kiểm tra;
c) Cán bộ, công chức, viên chức đang điều trị bệnh hiểm nghèo theo quy định của Bộ Y tế, đi học dài hạn hoặc cử đi biệt phái;
d) Cán bộ, công chức, viên chức nữ đang trong thời gian mang thai hoặc nuôi con dưới 36 tháng tuổi. Trường hợp phải nuôi con nhỏ dưới 36 tháng tuổi (do vợ mất hoặc trường hợp khách quan khác) thì cán bộ, công chức, viên chức nam cũng được áp dụng như cán bộ, công chức, viên chức nữ;
đ) Cán bộ, công chức đang làm trưởng đoàn thanh tra, giải quyết khiếu nại, tố cáo.
2. Không thực hiện chuyển đổi vị trí công tác đối với cán bộ, công chức, viên chức có thời gian công tác còn lại dưới 18 tháng trước khi đủ tuổi nghỉ hưu.
Như vậy, theo quy định trên thì trường hợp không chuyển đổi vị trí công tác đối với cán bộ, công chức, viên chức trong cơ quan thanh tra Chính phủ có thời gian công tác còn lại dưới 18 tháng trước khi đủ tuổi nghỉ hưu.
Danh mục các vị trí công tác trông cơ quan thanh tra Chính phủ phải định kỳ chuyển đổi được quy định như thế nào?
Căn cứ theo Điều 3 Quy định chuyển đổi vị trí công tác theo định kỳ đối với cán bộ, công chức, viên chức thuộc cơ quan Thanh tra Chính phủ ban hành kèm theo Quyết định 1681/2009/QĐ-TTCP năm 2009 quy định về danh mục các vị trí công tác trong cơ quan thanh tra Chính phủ phải định kỳ chuyển đổi như sau:
Cán bộ, công chức, viên chức các vụ, cục, đơn vị thuộc Thanh tra Chính phủ có vị trí công tác sau đây phải định kỳ chuyển đổi:
[1] Tại Vụ Tổ chức cán bộ:
- Công tác tiếp nhận, tuyển dụng cán bộ, công chức, viên chức;
- Công tác bổ nhiệm, luân chuyển, điều động, biệt phái cán bộ, công chức, viên chức;
- Công tác thi nâng ngạch công chức;
- Công tác đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, công chức, viên chức.
[2] Tại các Vụ Thanh tra, Cục Chống tham nhũng và các Cục Giải quyết khiếu nại, tố cáo và Thanh tra khu vực:
- Công tác thanh tra, giải quyết khiếu nại, tố cáo, phòng, chống tham nhũng, tiếp công dân tại các Phòng chuyên môn, nghiệp vụ;
- Công tác kế toán, tài vụ; mua sắm tài sản công tại Cục (đối với các Cục được giao dự toán riêng).
[3] Tại Văn phòng Thanh tra Chính phủ:
- Công tác quản lý tài chính, kế toán, tài vụ;
- Công tác quản lý mua sắm tài sản công;
- Công tác quản lý xây dựng cơ bản, quản lý dự án đầu tư xây dựng;
- Công tác xử lý đơn thư khiếu nại, tố cáo.
[4] Tại các đơn vị sự nghiệp:
- Công tác kế toán - tài vụ, mua sắm tài sản công; quản lý xây dựng cơ bản;
- Công tác tiếp nhận, tuyển dụng, bổ nhiệm, luân chuyển, điều động cán bộ, viên chức;
- Công tác quản lý, cấp phát văn bằng chứng chỉ của Trường Cán bộ Thanh tra.
[5] Cán bộ làm công tác quản lý nguồn vốn, công tác nghiệp vụ kế toán làm việc chuyên trách tại các Ban quản lý dự án có vốn hỗ trợ phát triển chính thức (ODA).
Trân trọng!
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Hồ sơ đăng ký hành nghề công tác xã hội tại Việt Nam đối với người nước ngoài gồm những gì?
- Từ 01/01/2025, tiêu chuẩn của Cảnh sát chỉ huy, điều khiển giao thông là gì?
- Địa chỉ các Tòa án nhân dân cấp cao tại Việt Nam?
- 08 tính năng bắt buộc của ứng dụng Online Banking từ 1/1/2025?
- Hồ sơ thành lập cơ sở giáo dục mầm non độc lập công lập bao gồm gì?