Các biến chứng thường gặp của bệnh đậu mùa khỉ là gì?

Cho tôi hỏi: Triệu chứng bệnh đậu mùa khỉ lây nhiễm nguy hiểm thế nào? Các biến chứng thường gặp của bệnh đậu mùa khỉ như thế nào? Câu hỏi của chị Thu Hương (Quảng Ninh)

Triệu chứng bệnh đậu mùa khỉ lây nhiễm nguy hiểm thế nào?

Trước đấy, với Covid - 19, nguy cơ lây nhiễm đến từ giọt bắn.

Nhưng bệnh đậu mùa khỉ lại lây nhiễm là tiếp xúc gần hay dùng chung đồ với người nhiễm bệnh. Chính vì thế, cần tránh sử dụng chung đồ cá nhân hay giường ngủ với người đang nhiễm bệnh để tránh bị truyền nhiễm.

Bệnh đậu mùa khỉ hiện đang gia tăng ở nhiều quốc gia, Việt Nam cũng đã ghi nhận ca mắc khiến nhiều người lo lắng. Triệu chứng bệnh đậu mùa khỉ lây nhiễm nguy hiểm thế nào? Cùng tham khảo bài viết dưới đây:

Dựa theo những phân tích y khoa, bệnh đậu mùa khỉ có các triệu chứng như sau:

Triệu chứng điển hình của bệnh đậu mùa khỉ bao gồm sốt kéo dài, ho, tức ngực, khó thở, đau đầu dữ dội, ý thức suy giảm, suy nhược cơ thể, sưng hạch bạch huyết, nhiễm khuẩn da, đặc biệt còn có thể bị co giật.

Sau đó xuất hiện phát ban hoặc đi kèm phát ban, và có thể kéo dài 2-3 tuần.

Các nốt ban sẽ tập trung nhiều ở một số bộ phật như mặt, lòng bàn tay và chân,...

Giai đoạn đầu, là những chấm đỏ phẳng sau đó hình thành mụn nước, mụn mủ trước khi đóng vảy, khô lại và bong tróc, và hình thành một lớp da mới.

Các biến chứng thường gặp của bệnh đậu mùa khỉ là gì?

Các biến chứng thường gặp của bệnh đậu mùa khỉ là gì? (Hình từ Internet)

Các biến chứng thường gặp của bệnh đậu mùa khỉ là gì?

Theo Mục 4 Chương 1 hướng dẫn phòng ngừa lây nhiễm bệnh đậu mùa khỉ trong cơ sở khám chữa bệnh ban hành kèm theo Quyết định 2306/QĐ-BYT năm 2022 quy định về đại cương bệnh đậu mùa khỉ như sau:

ĐẠI CƯƠNG BỆNH ĐẬU MÙA KHỈ
...
4. Biến chứng
Các biến chứng thường gặp của bệnh ĐMK như nhiễm trùng máu (có nguy cơ gây tử vong), viêm não, viêm phế quản phổi, nhiễm trùng giác mạc, mất thị lực. Đối với các vết thương trên da trở nên nghiêm trọng hơn khiến da bong ra thành từng mảng lớn.
Tỷ lệ tử vong do bệnh đậu mùa khỉ dao động trong khoảng 3%-6% trên số người mắc bệnh, đặc biệt trẻ em mắc bệnh ĐMK có tỷ lệ tử vong cao hơn.

Theo đó, các biến chứng thường gặp của bệnh đậu mùa khỉ như sau:

- Nhiễm trùng máu (có nguy cơ gây tử vong),

- Viêm não,

- Viêm phế quản phổi,

- Nhiễm trùng giác mạc,

- Mất thị lực.

- Đối với các vết thương trên da trở nên nghiêm trọng hơn khiến da bong ra thành từng mảng lớn.

Lưu ý: Tỷ lệ tử vong do bệnh đậu mùa khỉ dao động trong khoảng 3%-6% trên số người mắc bệnh, đặc biệt trẻ em mắc bệnh đậu mùa khỉ có tỷ lệ tử vong cao hơn.

Một số biện pháp phòng ngừa khác đối với bệnh đậu mùa khỉ?

Căn cứ theo Mục 3 Chương 4 hướng dẫn phòng ngừa lây nhiễm bệnh đậu mùa khỉ trong cơ sở khám chữa bệnh ban hành kèm theo Quyết định 2306/QĐ-BYT năm 2022 quy định về một số biện pháp phòng ngừa khác đối với bệnh đậu mùa khỉ, bao gồm:

[1] Sử dụng phương tiện phòng hộ cá nhân

- Nhân viên y tế tiếp xúc trực tiếp với người xác định nhiễm, nghi ngờ nhiễm đậu mùa khỉ, làm việc trong khu cách ly, lấy mẫu bệnh phẩm, tiếp xúc với các dụng cụ, đồ vài, chất thải phát sinh từ khu vực điều trị người xác định nhiễm, nghi ngờ nhiễm phải mang các phương tiện phòng hộ cá nhân sau:

+ Găng tay

+ Áo choàng chống dịch

+ Khẩu trang y tế (hoặc khẩu trang hiệu suất lọc cao như N95 nếu thực hiện các thủ thuật có tạo khí dung)

+ Tấm che mặt

- Khi kết thúc công việc phải loại bỏ các phương tiện phòng hộ cá nhân và vệ sinh tay.

[2] Vệ sinh tay

- Cung cấp đầy đủ phương tiện vệ sinh tay.

- Tuân thủ 5 thời điểm vệ sinh tay khi chăm sóc người bệnh.

- Hướng dẫn người bệnh, người nhà người bệnh và khách thăm tuân thủ vệ sinh tay.

[3] Vệ sinh môi trường bề mặt

- Phân loại bề mặt theo nguy cơ lây nhiễm, đặc biệt các bề mặt thường xuyên có tiếp xúc của bàn tay, bề mặt có nguy cơ ngưng tụ giọt bắn của người xác định nhiễm, nghi ngờ nhiễm đậu mùa khỉ để có tần suất vệ sinh khử khuẩn đúng quy định theo Hướng dẫn vệ sinh môi trường bề mặt cơ sở khám chữa bệnh của Bộ Y tế ban hành theo Quyết định 3916/QĐ-BYT năm 2017.

- Tuân thủ các hướng dẫn, quy trình về vệ sinh môi trường bề mặt, xử lý dụng cụ y tế tái sử dụng hiện hành.

- Chuẩn bị đầy đủ dụng cụ, phương tiện, hóa chất.

- Nhân viên vệ sinh bề mặt phải được tập huấn về kỹ thuật.

- Nhân viên làm vệ sinh, khử khuẩn môi trường bề mặt mang đầy phương tiện phòng hộ cá nhân gồm: găng tay cao su, áo choàng, khẩu trang y tế và tấm che mặt.

- Luôn luôn làm sạch bề mặt bằng xà phòng và nước trước sau đó khử khuẩn bề mặt bằng hoá chất khử khuẩn theo quy trình và hướng dẫn đã ban hành. Sử dụng hóa chất khử khuẩn, tiệt khuẩn được Bộ Y tế cấp phép. Hoá chất khử khuẩn bề mặt được chuẩn bị, pha chế theo quy định của nhà sản xuất.

- Thực hành vệ sinh, khử khuẩn bề mặt theo nguyên tắc từ khu vực sạch, đến khu vực nhiễm bẩn và từ trên xuống dưới.

- Đặc biệt chú ý đến nhà vệ sinh và các bề mặt thường xuyên bị đụng chạm.

[3] Xử lý dụng cụ, đồ vải

- Sử dụng các dụng cụ dùng một lần hoặc các dụng cụ dùng lại nhưng phải được làm sạch, khử khuẩn, tiệt khuẩn theo đúng quy định.

- Đồ vải phát sinh trong khu vực cách ly phải được thu gom trong thùng hoặc túi kín và chống thấm, không giũ đồ vải, vận chuyển an toàn và giặt khử khuẩn đồ vải trước khi dùng lại.

- Nhân viên y tế thu gom, xử lý, vận chuyển dụng cụ và đồ vải bẩn phải mang phương tiện phòng hộ cá nhân gồm: găng tay cao su, áo choàng chống dịch, tạp dề, khẩu trang y tế và tấm che mặt.

[5] Xử lý chất thải

- Tất cả dịch cơ thể và chất thải rắn từ người bệnh nhiễm và nghi nhiễm đậu mùa khỉ được quản lý và xử lý như chất thải lây nhiễm.

- Phân loại chất thải ngay tại nơi phát sinh theo các quy định hiện hành.

- Các vật tư, dụng cụ dùng 1 lần (bao gồm cả phương tiện phòng hộ cá nhân) quản lý, xử lý như chất thải lây nhiễm.

- Nhân viên thu gom, vận chuyển chất thải sử dụng phương tiện phòng hộ cá nhân gồm: găng tay cao su, áo choàng hoặc tạp dề, khẩu trang y tế, tấm che mặt.

[6] Xử lý thi hài

- Bọc kín thi hài bằng vải để phòng dịch rò rỉ ra ngoài.

- Thi hài được chuyển đến nơi lưu giữ càng sớm càng tốt.

- Người vận chuyển, khâm niệm, xử lý thi hài phải mang đầy đủ phương tiện phòng hộ cá nhân và tuân thủ vệ sinh tay. Người thân không được tiếp xúc trực tiếp thi hài.

- Dụng cụ, phương tiện liên quan đến việc khâm niệm, vận chuyển thi hài và các bề mặt môi trường phải được xử lý khử khuẩn.

- Người thăm viếng phải mang khẩu trang và khử khuẩn tay.

- Chi tiết tham khảo Thông tư 21/2021/TT-BYT của Bộ trưởng Bộ Y tế quy định về vệ sinh trong mai táng, hỏa táng.

Trân trọng!

Bệnh đậu mùa khỉ
Căn cứ pháp lý
Hỏi đáp mới nhất về Bệnh đậu mùa khỉ
Hỏi đáp Pháp luật
Các biến chứng thường gặp của bệnh đậu mùa khỉ là gì?
Hỏi đáp Pháp luật
Nội dung phòng chống bệnh Đậu mùa khỉ trong tình hình mới?
Hỏi đáp Pháp luật
Tăng cường các biện pháp dự phòng bệnh đậu mùa khỉ cho nhóm đối tượng có hành vi nguy cơ lây nhiễm HIV?
Hỏi đáp Pháp luật
Triệu chứng của bệnh đậu mua khỉ và cách phòng ngừa theo hướng dẫn của Bộ Y tế?
Đặt câu hỏi

Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.

Đi đến trang Tra cứu hỏi đáp về Bệnh đậu mùa khỉ
Nguyễn Trần Cao Kỵ
251 lượt xem
Tra cứu hỏi đáp liên quan
Bệnh đậu mùa khỉ
Chủ quản: Công ty THƯ VIỆN PHÁP LUẬT. Giấy phép số: 27/GP-TTĐT, do Sở TTTT TP. HCM cấp ngày 09/05/2019.
Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ - Số điện thoại liên hệ: 028 3930 3279
Địa chỉ: P.702A , Centre Point, 106 Nguyễn Văn Trỗi, P.8, Q. Phú Nhuận, TP. HCM;
Địa điểm Kinh Doanh: Số 17 Nguyễn Gia Thiều, P. Võ Thị Sáu, Q3, TP. HCM;
Chứng nhận bản quyền tác giả số 416/2021/QTG ngày 18/01/2021, cấp bởi Bộ Văn hoá - Thể thao - Du lịch
Thông báo
Bạn không có thông báo nào