Thủ tục xin cấp lại Giấy chứng sinh được thực hiện như thế nào?

Cho tôi hỏi: Xin cấp lại giấy chứng sinh ở đâu? Thủ tục xin cấp lại Giấy chứng sinh được thực hiện như thế nào? Câu hỏi của anh Hoàng Minh - Hải Phòng

Mẫu đơn xin cấp lại giấy chứng sinh mới nhất 2024?

Tại Phụ lục 03 ban hành kèm theo Thông tư 17/2012/TT-BYT có quy định mẫu đơn xin cấp lại giấy chứng sinh như sau:

Xem chi tiết mẫu đơn đề nghị cấp lại giấy chứng sinh ban hành kèm theo Thông tư 17/2012/TT-BYT tại đây.

Xin cấp lại giấy chứng sinh ở đâu?

Tại khoản 1 Điều 2 Thông tư 17/2012/TT-BYT có quy định nơi có thẩm quyền cấp lại giấy chứng sinh bao gồm:

- Bệnh viện đa khoa có khoa sản; Bệnh viện chuyên khoa phụ sản, Bệnh viện sản - nhi;

- Nhà hộ sinh;

- Trạm y tế cấp xã;

- Các cơ sở khám bệnh, chữa bệnh hợp pháp khác được phép cung cấp dịch vụ đỡ đẻ.

Xin cấp lại giấy chứng sinh ở đâu? Thủ tục xin cấp lại Giấy chứng sinh được thực hiện như thế nào?

Xin cấp lại giấy chứng sinh ở đâu? Thủ tục xin cấp lại Giấy chứng sinh được thực hiện như thế nào? (Hình từ Internet)

Thủ tục xin cấp lại Giấy chứng sinh được thực hiện như thế nào?

Tại khoản 3 Điều 2 Thông tư 17/2012/TT-BYT có quy định thủ tục cấp lại Giấy chứng sinh như sau:

Trường hợp 1: Giấy chứng sinh sai thông tin

Bước 1: Bố, mẹ hoặc người thân thích của trẻ phải:

- Làm Đơn đề nghị cấp lại Giấy chứng sinh theo mẫu quy định tại Phụ lục 03 ban hành kèm theo Thông tư 17/2012/TT-BYT

tại đây

- Giấy tờ chứng minh nội dung nhầm lẫn gửi cơ sở khám bệnh, chữa bệnh nơi đã cấp Giấy chứng sinh cho trẻ lần đầu.

Lưu ý: Giấy tờ chứng minh nội dung nhầm lẫn:

- Đối với trường hợp nhầm lẫn về họ tên mẹ hoặc người nuôi dưỡng, năm sinh, nơi đăng ký hộ khẩu thường trú, số chứng minh nhân dân, dân tộc thì gửi kèm bản phô tô Giấy chứng minh nhân dân (mang theo bản chính để đối chiếu);

- Đối với trường hợp nhầm lẫn về nơi đăng ký tạm trú thì kèm theo xác nhận của Công an khu vực về nơi đăng ký tạm trú.

Bước 2: Trong thời hạn 02 ngày làm việc, kể từ ngày nhận được các giấy tờ hợp lệ, cơ sở khám bệnh, chữa bệnh có trách nhiệm thu hồi Giấy chứng sinh có nhầm lẫn để hủy, đơn và giấy tờ chứng minh được lưu cùng với bản lưu cũ tại cơ sở khám bệnh, chữa bệnh.

Giấy chứng sinh được cấp lại phải ghi rõ số, quyển số của Giấy chứng sinh cũ và đóng dấu “Cấp lại”.

Trong trường hợp cần phải xác minh, thì thời hạn xác minh không quá 03 ngày làm việc.

Trường hợp 2: Mất, rách, nát Giấy chứng sinh

Bước 1: Bố, mẹ hoặc người thân thích của trẻ phải làm Đơn đề nghị cấp lại Giấy chứng sinh theo mẫu tại Phụ lục 03 ban hành kèm theo Thông tư 17/2012/TT-BYT tại đây có xác nhận của Tổ trưởng Tổ dân phố hoặc trưởng thôn về việc sinh và đang sinh sống tại địa bàn khu dân cư gửi cơ sở khám bệnh, chữa bệnh nơi đã cấp Giấy chứng sinh cho trẻ lần đầu.

Bước 2: Trong thời hạn 02 ngày làm việc, kể từ ngày nhận được đơn, cơ sở khám bệnh, chữa bệnh có trách nhiệm cấp lại Giấy chứng sinh mới như trường hợp cấp Giấy chứng sinh có nhầm lẫn.

Trong trường hợp cần phải xác minh, thì thời hạn xác minh không được quá 03 ngày làm việc.

Không có giấy chứng sinh có được đăng ký khai sinh không?

Tại Điều 16 Luật Hộ tịch 2014 có quy định thủ tục đăng ký khai sinh như sau:

Thủ tục đăng ký khai sinh
1. Người đi đăng ký khai sinh nộp tờ khai theo mẫu quy định và giấy chứng sinh cho cơ quan đăng ký hộ tịch. Trường hợp không có giấy chứng sinh thì nộp văn bản của người làm chứng xác nhận về việc sinh; nếu không có người làm chứng thì phải có giấy cam đoan về việc sinh; trường hợp khai sinh cho trẻ em bị bỏ rơi phải có biên bản xác nhận việc trẻ bị bỏ rơi do cơ quan có thẩm quyền lập; trường hợp khai sinh cho trẻ em sinh ra do mang thai hộ phải có văn bản chứng minh việc mang thai hộ theo quy định pháp luật.
2. Ngay sau khi nhận đủ giấy tờ theo quy định tại khoản 1 Điều này, nếu thấy thông tin khai sinh đầy đủ và phù hợp, công chức tư pháp - hộ tịch ghi nội dung khai sinh theo quy định tại khoản 1 Điều 14 của Luật này vào Sổ hộ tịch; cập nhật vào Cơ sở dữ liệu hộ tịch điện tử, Cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư để lấy Số định danh cá nhân.
Công chức tư pháp - hộ tịch và người đi đăng ký khai sinh cùng ký tên vào Sổ hộ tịch. Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp xã cấp Giấy khai sinh cho người được đăng ký khai sinh.
3. Chính phủ quy định chi tiết việc đăng ký khai sinh cho trẻ em bị bỏ rơi, trẻ em chưa xác định được cha, mẹ, trẻ em sinh ra do mang thai hộ; việc xác định quê quán của trẻ em bị bỏ rơi, trẻ em chưa xác định được cha, mẹ.

Như vậy, không có giấy chứng sinh vẫn có thể đăng ký khai sinh. Theo đó, khi đăng ký khai sinh, có thể thay thế giấy chứng sinh bằng văn bản của người làm chứng xác nhận về việc sinh; nếu không có người làm chứng thì phải có giấy cam đoan về việc sinh.

Trân trọng!

Giấy chứng sinh
Căn cứ pháp lý
Hỏi đáp mới nhất về Giấy chứng sinh
Hỏi đáp Pháp luật
Thai chết trong khi chuyển dạ nhưng chưa được cấp giấy chứng sinh thì hồ sơ đề nghị hưởng trợ cấp thai sản gồm những giấy tờ gì?
Hỏi đáp Pháp luật
Thai chết trong tử cung nhưng chưa được cấp giấy chứng sinh thì hồ sơ đề nghị hưởng trợ cấp thai sản gồm những giấy tờ gì?
Hỏi đáp Pháp luật
Cơ quan nào có thẩm quyền cấp giấy chứng sinh? Không có giấy chứng sinh có đăng ký khai sinh cho con được không?
Hỏi đáp Pháp luật
Thủ tục xin cấp lại Giấy chứng sinh được thực hiện như thế nào?
Hỏi đáp Pháp luật
Mẫu tờ khai đề nghị cấp giấy chứng sinh mới nhất 2023 và cách ghi?
Hỏi đáp Pháp luật
Thủ tục làm giấy chứng sinh ở bệnh viện cho con năm 2024 như thế nào?
Hỏi đáp Pháp luật
Mẫu đơn đề nghị cấp lại giấy chứng sinh khi bị mất mới nhất hiện nay như thế nào? Bị mất giấy chứng sinh thì xin cấp lại ở đâu?
Hỏi đáp Pháp luật
Làm giấy chứng sinh ở bệnh viện cần những gì? Có cần sổ hộ khẩu không?
Hỏi đáp Pháp luật
Mẫu giấy chứng sinh theo Thông tư 56? Cách điền mẫu giấy chứng sinh?
Hỏi đáp Pháp luật
Thủ tục cấp Giấy chứng sinh cho trẻ sinh ra do thực hiện kỹ thuật mang thai hộ được thực hiện như thế nào?
Đặt câu hỏi

Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.

Đi đến trang Tra cứu hỏi đáp về Giấy chứng sinh
Lương Thị Tâm Như
10,367 lượt xem
Chủ quản: Công ty THƯ VIỆN PHÁP LUẬT. Giấy phép số: 27/GP-TTĐT, do Sở TTTT TP. HCM cấp ngày 09/05/2019.
Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ - Số điện thoại liên hệ: 028 3930 3279
Địa chỉ: P.702A , Centre Point, 106 Nguyễn Văn Trỗi, P.8, Q. Phú Nhuận, TP. HCM;
Địa điểm Kinh Doanh: Số 17 Nguyễn Gia Thiều, P. Võ Thị Sáu, Q3, TP. HCM;
Chứng nhận bản quyền tác giả số 416/2021/QTG ngày 18/01/2021, cấp bởi Bộ Văn hoá - Thể thao - Du lịch
Thông báo
Bạn không có thông báo nào