Những việc phải làm của ban an toàn, vệ sinh lao động gồm những việc gì?

Tôi có một thắc mắc muốn được giải đáp: Những việc phải làm của ban an toàn, vệ sinh lao động gồm những việc gì? Câu hỏi của anh Chí Khanh (thành phố Cam Ranh)

Những việc phải làm của ban an toàn, vệ sinh lao động gồm những việc gì?

Căn cứ theo khoản 2 Điều 72 Luật An toàn, vệ sinh lao động 2015 quy định về những việc phải làm của Ban an toàn, vệ sinh lao động gồm những việc sau đây:

Người làm công tác an toàn, vệ sinh lao động hoặc bộ phận an toàn, vệ sinh lao động có nhiệm vụ tham mưu, giúp người sử dụng lao động tổ chức thực hiện công tác an toàn, vệ sinh lao động tại cơ sở sản xuất, kinh doanh, bao gồm các nội dung chủ yếu sau đây:

- Xây dựng nội quy, quy trình, biện pháp bảo đảm an toàn, vệ sinh lao động; phòng, chống cháy, nổ;

- Xây dựng, đôn đốc việc thực hiện kế hoạch an toàn, vệ sinh lao động hằng năm; đánh giá rủi ro và xây dựng kế hoạch ứng cứu khẩn cấp;

- Quản lý và theo dõi việc khai báo, kiểm định máy, thiết bị, vật tư, chất có yêu cầu nghiêm ngặt về an toàn, vệ sinh lao động;

- Tổ chức thực hiện hoạt động thông tin, tuyên truyền, huấn luyện về an toàn, vệ sinh lao động; sơ cứu, cấp cứu, phòng, chống bệnh nghề nghiệp cho người lao động;

- Tổ chức tự kiểm tra về an toàn, vệ sinh lao động; điều tra tai nạn lao động, sự cố kỹ thuật gây mất an toàn, vệ sinh lao động theo quy định của pháp luật;

- Chủ trì, phối hợp bộ phận y tế tổ chức giám sát, kiểm soát yếu tố nguy hiểm, yếu tố có hại;

- Tổng hợp và đề xuất với người sử dụng lao động giải quyết kiến nghị của đoàn thanh tra, đoàn kiểm tra và người lao động về an toàn, vệ sinh lao động;

- Phối hợp với Ban chấp hành công đoàn cơ sở hướng dẫn thực hiện nhiệm vụ của an toàn, vệ sinh viên;

- Tổ chức thi đua, khen thưởng, xử lý kỷ luật, thống kê, báo cáo công tác an toàn, vệ sinh lao động.

Những việc phải làm của ban an toàn, vệ sinh lao động gồm những việc gì?

Những việc phải làm của ban an toàn, vệ sinh lao động gồm những việc gì? (Hình từ Internet)

Chính sách của Nhà nước về an toàn, vệ sinh lao động như thế nào?

Theo Điều 4 Luật An toàn, vệ sinh lao động 2015 quy định về chính sách của Nhà nước về an toàn, vệ sinh lao động như sau:

[1] Tạo điều kiện thuận lợi để người sử dụng lao động, người lao động, cơ quan, tổ chức, cá nhân khác có liên quan thực hiện các biện pháp bảo đảm an toàn, vệ sinh lao động trong quá trình lao động;

Khuyến khích người sử dụng lao động, người lao động áp dụng các tiêu chuẩn kỹ thuật, hệ thống quản lý tiên tiến, hiện đại và áp dụng công nghệ tiên tiến, công nghệ cao, công nghệ thân thiện với môi trường trong quá trình lao động.

[2] Đầu tư nghiên cứu, ứng dụng khoa học và công nghệ về an toàn, vệ sinh lao động; hỗ trợ xây dựng phòng thí nghiệm, thử nghiệm đạt chuẩn quốc gia phục vụ an toàn, vệ sinh lao động.

[3] Hỗ trợ phòng ngừa tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp trong các ngành, lĩnh vực có nguy cơ cao về tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp;

Khuyến khích các tổ chức xây dựng, công bố hoặc sử dụng tiêu chuẩn kỹ thuật tiên tiến, hiện đại về an toàn, vệ sinh lao động trong quá trình lao động.

[4] Hỗ trợ huấn luyện an toàn, vệ sinh lao động cho người lao động làm việc không theo hợp đồng lao động làm các công việc có yêu cầu nghiêm ngặt về an toàn, vệ sinh lao động.

[5] Phát triển đối tượng tham gia bảo hiểm tai nạn lao động tự nguyện;

Xây dựng cơ chế đóng, hưởng linh hoạt nhằm phòng ngừa, giảm thiểu, khắc phục rủi ro cho người lao động.

Có bao nhiêu nguyên tắc bảo đảm an toàn, vệ sinh lao động?

Căn cứ theo Điều 5 Luật An toàn, vệ sinh lao động 2015 quy định về nguyên tắc bảo đảm an toàn, vệ sinh lao động cụ thể như sau:

Nguyên tắc bảo đảm an toàn, vệ sinh lao động
1. Bảo đảm quyền của người lao động được làm việc trong điều kiện an toàn, vệ sinh lao động.
2. Tuân thủ đầy đủ các biện pháp an toàn, vệ sinh lao động trong quá trình lao động; ưu tiên các biện pháp phòng ngừa, loại trừ, kiểm soát các yếu tố nguy hiểm, yếu tố có hại trong quá trình lao động.
3. Tham vấn ý kiến tổ chức công đoàn, tổ chức đại diện người sử dụng lao động, Hội đồng về an toàn, vệ sinh lao động các cấp trong xây dựng, thực hiện chính sách, pháp luật, chương trình, kế hoạch về an toàn, vệ sinh lao động.

Như vậy, theo quy định trên thì có 03 nguyên tắc bảo đảm an toàn, vệ sinh lao động, bao gồm:

- Bảo đảm quyền của người lao động được làm việc trong điều kiện an toàn, vệ sinh lao động.

- Tuân thủ đầy đủ các biện pháp an toàn, vệ sinh lao động trong quá trình lao động; ưu tiên các biện pháp phòng ngừa, loại trừ, kiểm soát các yếu tố nguy hiểm, yếu tố có hại trong quá trình lao động.

- Tham vấn ý kiến tổ chức công đoàn, tổ chức đại diện người sử dụng lao động, Hội đồng về an toàn, vệ sinh lao động các cấp trong xây dựng, thực hiện chính sách, pháp luật, chương trình, kế hoạch về an toàn, vệ sinh lao động.

Trân trọng!

Người lao động
Căn cứ pháp lý
Hỏi đáp mới nhất về Người lao động
Hỏi đáp Pháp luật
Người lao động được 14 ngày nghỉ hằng năm hưởng nguyên lương trong trường hợp nào?
Hỏi đáp Pháp luật
Người sử dụng lao động quy định lịch nghỉ hằng năm có cần phải tham khảo ý kiến của người lao động không?
Hỏi đáp Pháp luật
Quyền và nghĩa vụ của tổ chức đại diện người lao động tại cơ sở trong quan hệ lao động như thế nào?
Hỏi đáp Pháp luật
05 địa điểm làm việc cấm sử dụng người lao động từ đủ 15 tuổi đến chưa đủ 18 tuổi?
Hỏi đáp Pháp luật
Cấm sử dụng người lao động từ đủ 15 tuổi đến chưa đủ 18 tuổi làm những công việc nào?
Hỏi đáp Pháp luật
Mẫu quy trình xử lý kỷ luật lao động mới nhất 2024?
Hỏi đáp Pháp luật
Người lao động xin nghỉ do con nuôi chết thì được nghỉ bao nhiêu ngày hưởng nguyên lương?
Hỏi đáp Pháp luật
Khi nghỉ hằng năm mà chưa đến kỳ trả lương, người lao động được tạm ứng tiền lương như thế nào?
Hỏi đáp Pháp luật
Chuyển người lao động làm công việc khác so với hợp đồng lao động mà không có văn bản đồng ý của người lao động bị xử phạt bao nhiêu?
Hỏi đáp Pháp luật
Công ty có phải báo trước khi chuyển người lao động làm công việc khác không?
Đặt câu hỏi

Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.

Đi đến trang Tra cứu hỏi đáp về Người lao động
Nguyễn Trần Cao Kỵ
3,362 lượt xem
Chủ quản: Công ty THƯ VIỆN PHÁP LUẬT. Giấy phép số: 27/GP-TTĐT, do Sở TTTT TP. HCM cấp ngày 09/05/2019.
Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ - Số điện thoại liên hệ: 028 3930 3279
Địa chỉ: P.702A , Centre Point, 106 Nguyễn Văn Trỗi, P.8, Q. Phú Nhuận, TP. HCM;
Địa điểm Kinh Doanh: Số 17 Nguyễn Gia Thiều, P. Võ Thị Sáu, Q3, TP. HCM;
Chứng nhận bản quyền tác giả số 416/2021/QTG ngày 18/01/2021, cấp bởi Bộ Văn hoá - Thể thao - Du lịch
Thông báo
Bạn không có thông báo nào