-
Bảo hiểm xã hội bắt buộc
-
Tai nạn lao động
-
Chế độ thai sản
-
Bảo hiểm xã hội một lần
-
Bệnh nghề nghiệp
-
Chế độ ốm đau
-
Đóng bảo hiểm xã hội bắt buộc
-
Chế độ hưu trí bảo hiểm xã hội bắt buộc
-
Chế độ tử tuất bảo hiểm xã hội bắt buộc

Hồ sơ vụ tai nạn lao động gồm các tài liệu nào?
Hồ sơ vụ tai nạn lao động gồm các tài liệu nào?
Căn cứ theo Điều 16 Nghị định 39/2016/NĐ-CP quy định người sử dụng lao động có trách nhiệm lập hồ sơ vụ tai nạn lao động. Hồ sơ bao gồm bản chính hoặc bản sao các tài liệu sau đây:
- Biên bản khám nghiệm hiện trường (nếu có);
- Sơ đồ hiện trường;
- Ảnh hiện trường, ảnh nạn nhân;
- Biên bản khám nghiệm tử thi hoặc khám nghiệm thương tích, trừ trường hợp mất tích theo tuyên bố của Tòa án;
- Biên bản giám định kỹ thuật, giám định pháp y, kết luận giám định tư pháp (nếu có);
- Biên bản lấy lời khai của nạn nhân, người biết sự việc hoặc người có liên quan đến vụ tai nạn lao động;
- Biên bản Điều tra tai nạn lao động; (Tải về!)
- Biên bản cuộc họp công bố biên bản Điều tra tai nạn lao động;
- Giấy chứng thương của cơ sở y tế được Điều trị (nếu có);
- Giấy ra viện của cơ sở y tế được Điều trị (nếu có).
Hồ sơ vụ tai nạn lao động gồm các tài liệu nào? (Hình từ Internet)
Thời hạn khiếu nại điều tra lại tai nạn lao động là bao lâu?
Theo Điều 17 Nghị định 39/2016/NĐ-CP quy định về việc điều tra lại tai nạn lao động khi có khiếu nại, tố cáo cụ thể như sau:
Điều tra lại tai nạn lao động khi có khiếu nại, tố cáo
1. Trong thời hạn 90 ngày, kể từ ngày công bố biên bản Điều tra tai nạn lao động, nếu có khiếu nại, tố cáo theo đúng quy định của pháp luật thì việc Điều tra lại tai nạn lao động thực hiện như sau:
a) Trong thời hạn 10 ngày làm việc kể từ ngày nhận được đơn khiếu nại, tố cáo, cơ quan thành lập Đoàn Điều tra tai nạn lao động có trách nhiệm xem xét, giải quyết khiếu nại, tố cáo theo đúng trình tự, thủ tục, thẩm quyền được quy định tại Luật Khiếu nại, Luật Tố cáo;
b) Trường hợp người khiếu nại, tố cáo không nhất trí với ý kiến trả lời của cơ quan, tổ chức có trách nhiệm giải quyết nêu tại Điểm a, Khoản này mà vẫn tiếp tục khiếu nại, tố cáo thì cơ quan có thẩm quyền Điều tra theo quy định tại Khoản 2, Khoản 3 Điều 35 Luật An toàn, vệ sinh lao động thành lập Đoàn Điều tra tai nạn lao động để tiến hành Điều tra lại tai nạn lao động, đồng thời thông báo bằng văn bản kết quả Điều tra lại cho người khiếu nại hoặc tố cáo biết; trường hợp không tiến hành Điều tra lại thì phải nêu rõ lý do;
c) Cơ sở để xảy ra tai nạn và Đoàn Điều tra tai nạn lao động cấp cơ sở có trách nhiệm cung cấp đầy đủ tài liệu, đồ vật, phương tiện có liên quan đến vụ tai nạn lao động cho Đoàn Điều tra lại tai nạn lao động cấp tỉnh;
d) Đoàn Điều tra tai nạn lao động cấp tỉnh có trách nhiệm cung cấp đầy đủ tài liệu, đồ vật, phương tiện có liên quan đến vụ tai nạn lao động cho Đoàn Điều tra lại tai nạn lao động cấp trung ương;
đ) Kết luận của Đoàn Điều tra lại tai nạn lao động cấp trung ương là kết luận cuối cùng.
2. Biên bản Điều tra tai nạn lao động trước sẽ hết hiệu lực pháp lý khi biên bản Điều tra lại được công bố.
Như vậy, đối với thời hạn khiếu nại điều tra lại tai nạn lao động sẽ là 90 ngày kể từ ngày công bố biên bản Điều tra tai nạn lao động theo quy định của pháp luật.
Người lao động có được hỗ trợ học phí khi chuyển đổi nghề do tại nạn lao động không?
Căn cứ theo Điều 55 Luật An toàn, vệ sinh lao động 2015 quy định về việc hỗ trợ chuyển đổi nghề nghiệp cho người bị tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp khi trở lại làm việc cụ thể như sau:
Hỗ trợ chuyển đổi nghề nghiệp cho người bị tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp khi trở lại làm việc
1. Trường hợp người bị tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp được người sử dụng lao động sắp xếp công việc mới thuộc quyền quản lý theo quy định tại khoản 8 Điều 38 của Luật này, nếu phải đào tạo người lao động để chuyển đổi nghề nghiệp thì được hỗ trợ học phí.
2. Mức hỗ trợ không quá 50% mức học phí và không quá mười lăm lần mức lương cơ sở; số lần hỗ trợ tối đa đối với mỗi người lao động là hai lần và trong 01 năm chỉ được nhận hỗ trợ một lần.
Theo đó, trường hợp người bị tai nạn lao động được người sử dụng lao động sắp xếp công việc mới thuộc quyền quản lý theo quy định tại khoản 8 Điều 38 Luật An toàn, vệ sinh lao động 2015 thì người lao động sẽ được hỗ trợ học phí khi chuyển đổi nghề do tại nạn lao động.
Đồng thời, mức hỗ trợ học phí sẽ không quá 50% và không quá mười lăm lần mức lương cơ sở; số lần hỗ trợ tối đa đối với mỗi người lao động là hai lần và trong 01 năm chỉ được nhận hỗ trợ một lần.
Trân trọng!

Nguyễn Trần Cao Kỵ
- Thời gian đào tạo nâng hạng giấy phép lái xe được quy định như thế nào?
- Cửa hàng bán lẻ xăng dầu thuộc doanh nghiệp có cần phải đăng ký hệ thống phân phối với sở công thương không?
- Làm việc cho công ty môi trường thì có phải đóng nộp quỹ phòng chống thiên tai không?
- Trường hợp nào không được đổi giấy phép lái xe?
- Doanh nghiệp nào không cần lập báo cáo tài chính? Doanh nghiệp có phải nộp báo cáo tài chính khi không phát sinh doanh thu?