-
Giao thông đường bộ
-
Tham gia giao thông
-
Dừng xe
-
Đỗ xe
-
Người tham gia giao thông
-
Vượt xe
-
Vi phạm giao thông
-
Tai nạn giao thông
-
Xe ưu tiên
-
An toàn giao thông
-
Khoảng cách an toàn giữa hai xe
-
Giao thông trong hầm đường bộ
-
Chuyển hướng xe
-
Tránh xe đi ngược chiều
-
Tốc độ xe
-
Lùi xe
-
Xe cầu phao
-
Nhường đường tại nơi giao nhau
-
Giao thông trên đường cao tốc
-
Xe qua phà
-
Biển báo giao thông
-
Hạ tầng giao thông đường bộ
-
Báo hiệu đường bộ
-
Cục Đường bộ Việt Nam
-
Dịch vụ sử dụng đường bộ
-
Phương tiện tham giao thông đường bộ
-
Tổ chức giao thông đường bộ

Quên bằng lái xe bản giấy, có thể dùng gì thay thế khi tham gia giao thông không?
Quên bằng lái xe bản giấy, có thể dùng gì thay thế khi tham gia giao thông không?
Theo quy định tại điểm a khoản 2 Điều 12 Thông tư 32/2023/TT-BCA về các giấy tờ có liên quan đến người và phương tiện giao thông như sau:
Nội dung tuần tra, kiểm soát
....
2. Nội dung kiểm soát
a) Kiểm soát các giấy tờ có liên quan đến người và phương tiện giao thông, gồm:
Giấy phép lái xe; Chứng chỉ bồi dưỡng kiến thức pháp luật về giao thông đường bộ, Bằng, Chứng chỉ điều khiển xe máy chuyên dùng; Giấy đăng ký xe hoặc bản sao chứng thực Giấy đăng ký xe kèm bản gốc Giấy biên nhận của tổ chức tín dụng còn hiệu lực (trong thời gian tổ chức tín dụng giữ bản chính Giấy đăng ký xe); Giấy chứng nhận kiểm định, tem kiểm định an toàn kỹ thuật và bảo vệ môi trường, Giấy xác nhận thời hạn hiệu lực của Giấy chứng nhận kiểm định và Tem kiểm định (đối với loại phương tiện giao thông có quy định phải kiểm định); Giấy chứng nhận bảo hiểm bắt buộc trách nhiệm dân sự của chủ xe cơ giới và giấy tờ cần thiết khác có liên quan theo quy định (sau đây gọi chung là giấy tờ). Khi các cơ sở dữ liệu đã kết nối với hệ thống định danh và xác thực điện tử, xác định được các thông tin về tình trạng của giấy tờ thì việc kiểm soát thông qua kiểm tra, đối chiếu thông tin của các giấy tờ đó trong tài khoản định danh điện tử có giá trị như kiểm tra trực tiếp giấy tờ;
...
Hiện nay, giấy phép lái xe đã được tích hợp vào tài khoản định danh điện tử mức độ 2 của ứng dụng VNeID trên điện thoại.
Như vậy, căn cứ quy định trên, người dân có thể sử dụng giấy tờ xe tích hợp trên VNeID để xuất trình khi được yêu cầu kiểm tra giấy tờ.
Quên bằng lái xe bản giấy, có thể dùng gì thay thế khi tham gia giao thông không? (Hình từ Internet)
Mức phạt lỗi không mang bằng lái xe máy khi tham gia giao thông là bao nhiêu?
Căn cứ điểm c khoản 2 Điều 21 Nghị định 100/2019/NĐ-CP được sửa đổi bởi Nghị định 123/2021/NĐ-CP như sau:
Xử phạt các hành vi vi phạm quy định về điều kiện của người điều khiển xe cơ giới
...
2. Phạt tiền từ 100.000 đồng đến 200.000 đồng đối với một trong các hành vi vi phạm sau đây:
a) Người điều khiển xe mô tô, xe gắn máy, các loại xe tương tự xe mô tô và các loại xe tương tự xe gắn máy không có hoặc không mang theo Giấy chứng nhận bảo hiểm trách nhiệm dân sự của chủ xe cơ giới còn hiệu lực;
b) Người điều khiển xe mô tô, xe gắn máy, các loại xe tương tự xe mô tô và các loại xe tương tự xe gắn máy không mang theo Giấy đăng ký xe;
c) Người điều khiển xe mô tô và các loại xe tương tự xe mô tô không mang theo Giấy phép lái xe, trừ hành vi vi phạm quy định tại điểm b khoản 5, điểm c khoản 7 Điều này.
...
Như vậy, người điều khiển xe mô tô và các loại xe tương tự xe mô tô không mang theo giấy phép lái xe bị phạt tiền từ 100.000 đồng đến 200.000 đồng.
Mức phạt lỗi không mang bằng lái xe với xe ô tô khi tham gia giao thông là bao nhiêu?
Tại điểm a khoản 3 Điều 21 Nghị định 100/2019/NĐ-CP, được sửa đổi bởi Nghị định 123/2021/NĐ-CP quy định như sau:
Xử phạt các hành vi vi phạm quy định về điều kiện của người điều khiển xe cơ giới
...
3. Phạt tiền từ 200.000 đồng đến 400.000 đồng đối với một trong các hành vi vi phạm sau đây:
a) Người điều khiển xe ô tô, máy kéo và các loại xe tương tự xe ô tô không mang theo Giấy phép lái xe, trừ hành vi vi phạm quy định tại điểm c khoản 8 Điều này;
b) Người điều khiển xe ô tô, máy kéo và các loại xe tương tự xe ô tô không mang theo Giấy đăng ký xe (kể cả rơ moóc và sơ mi rơ moóc);
c) Người điều khiển xe ô tô, máy kéo và các loại xe tương tự xe ô tô không mang theo Giấy chứng nhận kiểm định an toàn kỹ thuật và bảo vệ môi trường (đối với loại xe có quy định phải kiểm định, kể cả rơ moóc và sơ mi rơ moóc).
Như vậy, người điều khiển xe ô tô, máy kéo và các loại xe tương tự xe ô tô không mang theo Giấy phép lái xe thì bị phạt tiền từ 200.000 đồng đến 400.000 đồng.
Thời hạn của giấy phép lái xe là bao lâu?
Thời hạn của giấy phép lái xe được quy định tại Điều 17 Thông tư 12/2017/TT-BGTVT được bổ sung bởi khoản 3 Điều 2 Thông tư 01/2021/TT-BGTVT cụ thể như sau:
- Giấy phép lái xe hạng A1, A2, A3 không có thời hạn.
- Giấy phép lái xe hạng B1 có thời hạn đến khi người lái xe đủ 55 tuổi đối với nữ và đủ 60 tuổi đối với nam; trường hợp người lái xe trên 45 tuổi đối với nữ và trên 50 tuổi đối với nam thì giấy phép lái xe được cấp có thời hạn 10 năm, kể từ ngày cấp.
- Giấy phép lái xe hạng A4, B2 có thời hạn 10 năm, kể từ ngày cấp.
- Giấy phép lái xe hạng C, D, E, FB2, FC, FD, FE có thời hạn 05 năm, kể từ ngày cấp.
- Thời hạn của giấy phép lái xe được ghi trên giấy phép lái xe.
Trân trọng!

Nguyễn Thị Hiền
- Mẫu xây dựng thang lương bảng lương mới nhất năm 2024?
- Danh sách 08 cơ quan thuộc Chính phủ hiện nay?
- Nộp án phí ly hôn 2024 ở đâu? Bao nhiêu tiền?
- Dự án có một nhà đầu tư đáp ứng yêu cầu năng lực kinh nghiệm được chấp thuận là nhà đầu tư thực hiện dự án có sử dụng đất có được miễn ký quỹ không?
- Khi xét chuyển chức danh nghề nghiệp viên chức có được kết hợp nâng bậc lương?