Đấu thầu là gì? Hiện nay có các hình thức đấu thầu là gì?

Tôi có thắc mắc cần được giải đáp: Thế nào là đấu thầu? Các hình thức đấu thầu theo quy định của pháp luật trước và sau ngày 01/01/2024 là gì? Mong được giải đáp thắc mắc!

Đấu thầu là gì?

Để hiểu đấu thầu là gì có thể tham khảo nội dung sau:

Theo khoản 12 Điều 4 Luật Đấu thầu 2013 được sửa đổi bởi điểm d khoản 1 Điều 99 Luật Đầu tư theo phương thức đối tác công tư 2020 giải thích về đấu thầu đang có hiệu lực hiện hành như sau:

Đấu thầu là quá trình lựa chọn nhà thầu để ký kết và thực hiện hợp đồng cung cấp dịch vụ tư vấn, dịch vụ phi tư vấn, mua sắm hàng hóa, xây lắp; lựa chọn nhà đầu tư để ký kết và thực hiện hợp đồng dự án đầu tư có sử dụng đất trên cơ sở bảo đảm cạnh tranh, công bằng, minh bạch và hiệu quả kinh tế.

Theo khoản 8 Điều 4 Luật Đấu thầu 2023 (có hiệu lực từ 01/01/2024) giải thích về đấu thầu như sau:

Giải thích từ ngữ
Trong Luật này, các từ ngữ dưới đây được hiểu như sau:
...
8. Đấu thầu là quá trình lựa chọn nhà thầu để ký kết, thực hiện hợp đồng cung cấp dịch vụ tư vấn, dịch vụ phi tư vấn, mua sắm hàng hóa, xây lắp, lựa chọn nhà đầu tư để ký kết, thực hiện hợp đồng dự án đầu tư kinh doanh trên cơ sở bảo đảm cạnh tranh, công bằng, minh bạch, hiệu quả kinh tế và trách nhiệm giải trình.
...

Như vậy, hiểu đơn giản đấu thầu là quá trình:

- Lựa chọn nhà thầu để ký kết và thực hiện hợp đồng cung cấp dịch vụ tư vấn, dịch vụ phi tư vấn, mua sắm hàng hóa, xây lắp;

- Lựa chọn nhà đầu tư để ký kết và thực hiện hợp đồng dự án đầu tư có sử dụng đất trên cơ sở bảo đảm cạnh tranh, công bằng, minh bạch, hiệu quả kinh tế.

Đấu thầu là gì? Hiện nay có các hình thức đấu thầu là gì?

Đấu thầu là gì? Hiện nay có các hình thức đấu thầu là gì? (Hình từ Internet)

Các hình thức đấu thầu theo quy định của pháp luật trước ngày 01/01/2024 là gì?

Theo Mục 1 Chương 2 Luật Đấu thầu 2013 quy định về các hình thức đấu thầu như sau:

[1] Đấu thầu rộng rãi (theo Điều 20 Luật Đấu thầu 2013):

Đấu thầu rộng rãi là hình thức lựa chọn nhà thầu, nhà đầu tư trong đó không hạn chế số lượng nhà thầu, nhà đầu tư tham dự.

[2] Đấu thầu hạn chế (theo Điều 21 Luật Đấu thầu 2013)

Đấu thầu hạn chế được áp dụng trong trường hợp gói thầu có yêu cầu cao về kỹ thuật hoặc kỹ thuật có tính đặc thù mà chỉ có một số nhà thầu đáp ứng yêu cầu của gói thầu.

[3] Chỉ định thầu (theo Điều 22 Luật Đấu thầu 2013)

[4] Chào hàng cạnh tranh (theo Điều 23 Luật Đấu thầu 2013)

Chào hàng cạnh tranh được áp dụng đối với gói thầu có giá trị trong hạn mức theo quy định của Chính phủ và thuộc một trong các trường hợp sau đây:

- Gói thầu dịch vụ phi tư vấn thông dụng, đơn giản;

- Gói thầu mua sắm hàng hóa thông dụng, sẵn có trên thị trường với đặc tính kỹ thuật được tiêu chuẩn hóa và tương đương nhau về chất lượng;

- Gói thầu xây lắp công trình đơn giản đã có thiết kế bản vẽ thi công được phê duyệt.

[5] Mua sắm trực tiếp (theo Điều 24 Luật Đấu thầu 2013)

Mua sắm trực tiếp được áp dụng đối với gói thầu mua sắm hàng hóa tương tự thuộc cùng một dự án, dự toán mua sắm hoặc thuộc dự án, dự toán mua sắm khác.

[6] Tự thực hiện (theo Điều 25 Luật Đấu thầu 2013)

Tự thực hiện được áp dụng đối với gói thầu thuộc dự án, dự toán mua sắm trong trường hợp tổ chức trực tiếp quản lý, sử dụng gói thầu có năng lực kỹ thuật, tài chính và kinh nghiệm đáp ứng yêu cầu của gói thầu.

[7] Lựa chọn nhà thầu, nhà đầu tư trong trường hợp đặc biệt (theo Điều 26 Luật Đấu thầu 2013)

[8] Tham gia thực hiện của cộng đồng (theo Điều 27 Luật Đấu thầu 2013)

Cộng đồng dân cư, tổ chức, tổ, nhóm thợ tại địa phương nơi có gói thầu được giao thực hiện toàn bộ hoặc một phần gói thầu đó trong các trường hợp sau đây:

- Gói thầu thuộc chương trình mục tiêu quốc gia, chương trình hỗ trợ xóa đói giảm nghèo cho các huyện, xã miền núi, vùng sâu, vùng xa, hải đảo, vùng kinh tế - xã hội đặc biệt khó khăn;

- Gói thầu quy mô nhỏ mà cộng đồng dân cư, tổ chức, tổ, nhóm thợ tại địa phương có thể đảm nhiệm.

Các hình thức đấu thầu theo quy định của pháp luật từ ngày 01/01/2024 là gì?

Các hình thức đấu thầu theo pháp luật có hiệu lực thi hành từ ngày 01/01/2024 được quy định tại Điều 20 và Điều 34 Luật Đấu thầu 2023 (có hiệu lực từ 01/01/2024) như sau:

[1] Hình thức lựa chọn nhà thầu:

- Đấu thầu rộng rãi;

- Đấu thầu hạn chế;

- Chỉ định thầu;

- Chào hàng cạnh tranh;

- Mua sắm trực tiếp;

- Tự thực hiện;

- Tham gia thực hiện của cộng đồng;

- Đàm phán giá;

- Lựa chọn nhà thầu trong trường hợp đặc biệt.

[2] Hình thức lựa chọn nhà đầu tư:

- Đấu thầu rộng rãi:

Đấu thầu rộng rãi được áp dụng đối với dự án đầu tư kinh doanh mà không hạn chế số lượng nhà đầu tư tham dự.

- Đấu thầu hạn chế:

Đấu thầu hạn chế được áp dụng đối với dự án đầu tư kinh doanh có yêu cầu cao về kỹ thuật, công nghệ hoặc có tính đặc thù theo quy định của pháp luật quản lý ngành, lĩnh vực mà chỉ có một số nhà đầu tư đáp ứng yêu cầu của dự án được mời tham dự thầu.

Trân trọng!

Căn cứ pháp lý
Hỏi đáp mới nhất
Đặt câu hỏi

Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.

Chu Tường Vy
8,774 lượt xem
Tra cứu hỏi đáp liên quan

TÌM KIẾM VĂN BẢN

Chủ quản: Công ty THƯ VIỆN PHÁP LUẬT. Giấy phép số: 27/GP-TTĐT, do Sở TTTT TP. HCM cấp ngày 09/05/2019.
Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ - Số điện thoại liên hệ: 028 3930 3279
Địa chỉ: P.702A , Centre Point, 106 Nguyễn Văn Trỗi, P.8, Q. Phú Nhuận, TP. HCM;
Địa điểm Kinh Doanh: Số 17 Nguyễn Gia Thiều, P. Võ Thị Sáu, Q3, TP. HCM;
Chứng nhận bản quyền tác giả số 416/2021/QTG ngày 18/01/2021, cấp bởi Bộ Văn hoá - Thể thao - Du lịch
Thông báo
Bạn không có thông báo nào