Hồ sơ đăng ký dự thi đánh giá năng lực ngoại ngữ theo khung năng lực ngoại ngữ 6 bậc dùng cho Việt Nam gồm những gì?
- Đối tượng nào dự thi đánh giá năng lực ngoại ngữ theo khung năng lực ngoại ngữ 6 bậc dùng cho Việt Nam?
- Hồ sơ đăng ký dự thi đánh giá năng lực ngoại ngữ theo khung năng lực ngoại ngữ 6 bậc dùng cho Việt Nam gồm những gì?
- Thí sinh đăng ký dự thi đánh giá năng lực ngoại ngữ theo khung năng lực ngoại ngữ 6 bậc dùng cho Việt Nam có trách nhiệm gì?
Đối tượng nào dự thi đánh giá năng lực ngoại ngữ theo khung năng lực ngoại ngữ 6 bậc dùng cho Việt Nam?
Căn cứ khoản 1 Điều 7 Quy chế thi đánh giá năng lực ngoại ngữ theo Khung năng lực ngoại ngữ 6 bậc dùng cho Việt Nam ban hành kèm theo Thông tư 23/2017/TT-BGDĐT quy định đối tượng dự thi và đăng ký dự thi:
Đối tượng dự thi và đăng ký dự thi
1. Đối tượng dự thi:
Các cá nhân có nhu cầu được đánh giá năng lực ngoại ngữ hoặc có nhu cầu được cấp chứng chỉ ngoại ngữ theo Khung năng lực ngoại ngữ 6 bậc dùng cho Việt Nam:
a) Có hồ sơ đăng ký dự thi hợp lệ; đóng đầy đủ lệ phí thi, lệ phí cấp chứng chỉ theo quy định;
b) Không trong thời gian bị cấm thi theo quy định tại điểm e khoản 2 Điều 29 của Quy chế này.
...
Như vậy, đối tượng dự thi là cá nhân có nhu cầu được đánh giá năng lực ngoại ngữ hoặc có nhu cầu được cấp chứng chỉ ngoại ngữ theo khung năng lực ngoại ngữ 6 bậc dùng cho Việt Nam đáp ứng các điều kiện sau:
- Có hồ sơ đăng ký dự thi hợp lệ;
- Đóng đầy đủ lệ phí thi, lệ phí cấp chứng chỉ theo quy định;
- Không trong thời gian bị cấm thi (02 năm) đối với những người vi phạm một trong các lỗi sau:
+ Để người khác thi thay hoặc làm bài thay cho người khác dưới mọi hình thức;
+ Có hành động gây rối, phá hoại kỳ thi; hành hung người tổ chức thi hoặc thí sinh khác.
Hồ sơ đăng ký dự thi đánh giá năng lực ngoại ngữ theo khung năng lực ngoại ngữ 6 bậc dùng cho Việt Nam gồm những gì? (Hình từ Internet)
Hồ sơ đăng ký dự thi đánh giá năng lực ngoại ngữ theo khung năng lực ngoại ngữ 6 bậc dùng cho Việt Nam gồm những gì?
Căn cứ khoản 2 Điều 7 Quy chế thi đánh giá năng lực ngoại ngữ theo Khung năng lực ngoại ngữ 6 bậc dùng cho Việt Nam ban hành kèm theo Thông tư 23/2017/TT-BGDĐT quy định hồ sơ đăng ký dự thi đánh giá năng lực ngoại ngữ theo khung năng lực ngoại ngữ 6 bậc dùng cho Việt Nam gồm những giấy tờ sau:
- 02 ảnh cỡ 4cm × 6cm được chụp không quá 06 tháng trước ngày đăng ký dự thi, mặt sau của ảnh ghi rõ họ và tên, ngày sinh;
- Bản sao một trong những loại giấy tờ tùy thân còn hiệu lực sau: chứng minh nhân dân, hộ chiếu, thẻ căn cước công dân, thẻ học sinh (đối với đối tượng dự thi là học sinh tiểu học hoặc trung học cơ sở);
- Phiếu đăng ký dự thi đánh giá năng lực ngoại ngữ theo Khung năng lực ngoại ngữ 6 bậc dùng cho Việt Nam gồm thông tin sau:
+ Họ và tên;
+ Ngày sinh;
+ Số và ngày cấp giấy tờ tùy thân còn hiệu lực;
+ Thời gian;
+ Địa điểm;
+ Bậc năng lực đăng ký dự thi và các thông tin cần thiết khác.
Thí sinh đăng ký dự thi đánh giá năng lực ngoại ngữ theo khung năng lực ngoại ngữ 6 bậc dùng cho Việt Nam có trách nhiệm gì?
Tại Điều 8 Quy chế thi đánh giá năng lực ngoại ngữ theo Khung năng lực ngoại ngữ 6 bậc dùng cho Việt Nam ban hành kèm theo Thông tư 23/2017/TT-BGDĐT quy định thí sinh đăng ký dự thi đánh giá năng lực ngoại ngữ theo khung năng lực ngoại ngữ 6 bậc dùng cho Việt Nam có trách nhiệm như sau:
- Có mặt tại địa điểm thi đúng ngày, giờ quy định để được hướng dẫn và tham dự kỳ thi.
- Thí sinh đến muộn sau thời điểm tính giờ làm bài sẽ không được dự thi.
- Xuất trình giấy tờ tùy thân còn hiệu lực trước khi vào phòng thi.
- Ngồi đúng chỗ theo số báo danh quy định trong phòng thi; ký tên vào danh sách thí sinh dự thi từng buổi thi theo từng kỹ năng.
- Chỉ được mang vào phòng thi giấy tờ tùy thân, không được mang các tài liệu, thiết bị, dụng cụ khác vào phòng thi, kể cả đồng hồ đeo tay.
- Trong thời gian làm bài thi có trách nhiệm sau:
+ Không được trao đổi, bàn bạc, có hành vi gian lận;
+ Phải giữ trật tự;
+ Khi muốn có ý kiến hoặc muốn ra ngoài phòng thi phải giơ tay và chỉ được phát biểu ý kiến hoặc ra ngoài phòng thi khi cán bộ coi thi cho phép;
+ Khi có sự việc bất thường xảy ra, phải tuân theo hướng dẫn của cán bộ coi thi.
- Sau 2/3 thời gian làm bài của mỗi kỹ năng, thí sinh có thể nộp bài sớm so với quy định (trừ kỹ năng nghe) cùng với đề thi, giấy nháp và chỉ được rời phòng thi khi được cán bộ coi thi cho phép.
- Đối với hình thức thi trên giấy:
+ Khi nhận đề thi, phải kiểm tra số trang của đề thi, ghi số báo danh vào đề thi.
+ Nếu phát hiện thấy đề thi thiếu trang hoặc rách, hỏng, nhoè, mờ, thiếu chữ phải báo ngay cho cán bộ coi thi;
+ Bài thi chỉ được viết, tô bằng bút do Hội đồng thi cung cấp;
+ Không được đánh dấu hoặc làm ký hiệu riêng trong bài thi;
+ Phần viết hỏng phải gạch bỏ, không được tẩy, xóa bằng bất kỳ cách nào;
+ Phần tô hỏng (bằng bút chì) trên phiếu trả lời trắc nghiệm phải được tẩy sạch;
+ Khi có hiệu lệnh hết giờ làm bài, tất cả thí sinh phải ngừng làm bài ngay để nộp bài thi; ghi rõ số tờ giấy thi đã nộp và ký xác nhận vào Phiếu thu bài thi (kể cả trường hợp không làm được bài).
+ Thí sinh chỉ được rời phòng thi khi cán bộ coi thi cho phép.
- Đối với hình thức thi trên máy vi tính:
+ Tìm hiểu kỹ về hướng dẫn làm bài thi trên máy vi tính từ trang thông tin điện tử của đơn vị tổ chức thi trước khi đăng ký dự thi.
+ Nhận máy vi tính, làm quen với máy vi tính; nhận phiếu tài khoản và đăng nhập tài khoản để thực hiện làm bài thi trên máy vi tính;
+ Làm bài thi theo đúng hướng dẫn đối với từng phần thi hoặc từng kỹ năng thi;
+ Trong khi thi, nếu thí sinh gặp sự cố về máy vi tính hay những bất thường khác cần phải báo ngay cho cán bộ coi thi;
+ Không được thoát ra khỏi tài khoản đăng nhập trong suốt quá trình làm bài thi hoặc tái khởi động lại màn hình, máy vi tính, đường truyền bằng bất cứ hình thức nào;
+ Khi có hiệu lệnh hết giờ làm bài, tất cả thí sinh thực hiện các thao tác tiếp theo dưới sự hướng dẫn của cán bộ coi thi;
+ Trước khi ra khỏi phòng thi thí sinh phải nộp lại phiếu tài khoản, giấy nháp, ký xác nhận vào phiếu tham dự thi, danh sách kết quả thi (nếu có).
- Không tiếp xúc với các vị trí được niêm phong ở máy vi tính cho đến hết giờ thi.
- Không sao chép câu hỏi thi, đề thi dưới bất kỳ hình thức nào.
- Không sử dụng bất cứ một chương trình nào khác ngoài chương trình thi đánh giá năng lực ngoại ngữ cài đặt trên máy vi tính trong thời gian thi kể cả để làm nháp bài thi.
Trân trọng!
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Tải toàn bộ Phụ lục Thông tư 91/2024 chế độ báo cáo thống kê ngành Tài chính từ 1/3/2025?
- 14/2 là valentine trắng hay đen? 14 tháng 2 là ngày của con trai hay con gái?
- Xe máy điện không gương 2025 có bị phạt không? Phạt bao nhiêu tiền?
- Từ ngày 01/7/2025, chi phí thù lao cho bào chữa viên nhân dân là bao nhiêu?
- 26 tháng 1 âm lịch là ngày mấy dương 2025? Thắp hương không đúng nơi quy định vào dịp lễ hội 26 tháng 1 âm bị xử phạt bao nhiêu tiền?