Đánh giá năng lực là gì? Đơn vị nào tổ chức thi đánh giá năng lực ngoại ngữ theo khung năng lực ngoại ngữ 6 bậc dùng cho Việt Nam?
Đánh giá năng lực là gì?
Đánh giá năng lực (hay còn gọi là thi đánh giá năng lực) thường được hiểu là một kỳ thi hoặc bài kiểm tra được các trường đại học tổ chức để đánh giá khả năng, kỹ năng và kiến thức của người thí sinh trong một lĩnh vực cụ thể.
Thi đánh giá năng lực thường được sử dụng trong quá trình tuyển sinh của các trường đại học nhằm xác định thí sinh có đủ kỹ năng và kiến thức cần thiết để nhập học trong môi trường đó.
Có nhiều loại thi đánh giá năng lực, từ các kỳ thi trình độ tiếng Anh, kỳ thi toán, đến các kỳ thi chuyên ngành hoặc năng lực chung. Mục tiêu của thi đánh giá năng lực thường là xác định khả năng của người thí sinh.
Nội dung trên chỉ mang tính chất tham khảo
Đánh giá năng lực là gì? Đơn vị nào tổ chức thi đánh giá năng lực ngoại ngữ theo khung năng lực ngoại ngữ 6 bậc dùng cho Việt Nam? (Hình từ Internet)
Đơn vị nào tổ chức thi đánh giá năng lực ngoại ngữ theo khung năng lực ngoại ngữ 6 bậc dùng cho Việt Nam?
Căn cứ Điều 4 Quy chế thi đánh giá năng lực ngoại ngữ theo Khung năng lực ngoại ngữ 6 bậc dùng cho Việt Nam ban hành kèm theo Thông tư 23/2017/TT-BGDĐT sửa đổi bởi khoản 2 Điều 1 Thông tư 24/2021/TT-BGDĐT quy định đơn vị tổ chức thi đánh giá năng lực ngoại ngữ:
Đơn vị tổ chức thi đánh giá năng lực ngoại ngữ
Đơn vị tổ chức thi đánh giá năng lực ngoại ngữ (sau đây gọi tắt là đơn vị tổ chức thi) bao gồm:
1. Cơ sở giáo dục đại học có đào tạo ngành ngôn ngữ tiếng nước ngoài (thuộc nhóm ngành Ngôn ngữ và Văn hóa nước ngoài) hoặc sư phạm tiếng nước ngoài (thuộc nhóm ngành Đào tạo giáo viên), đơn vị sự nghiệp được giao nhiệm vụ tổ chức thi đánh giá năng lực ngoại ngữ: Được tổ chức thi đánh giá năng lực ngoại ngữ theo các định dạng đề thi từ bậc 1 đến bậc 6 theo Khung năng lực ngoại ngữ 6 bậc dùng cho Việt Nam.
2. Trung tâm Giáo dục thường xuyên, trung tâm Giáo dục nghề nghiệp - Giáo dục thường xuyên, trung tâm ngoại ngữ, trung tâm tin học - ngoại ngữ do Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh hoặc Giám đốc sở GDĐT (nếu được Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh ủy quyền) quyết định thành lập: Được tổ chức thi đánh giá năng lực ngoại ngữ theo các định dạng đề thi từ bậc 1 đến bậc 3 theo Khung năng lực ngoại ngữ 6 bậc dùng cho Việt Nam (dành cho học sinh phổ thông).
Như vậy, đơn vị tổ chức thi đánh giá năng lực ngoại ngữ theo khung năng lực ngoại ngữ 6 bậc dùng cho Việt Nam, bao gồm:
Đối với việc tổ chức thi đánh giá năng lực ngoại ngữ theo các định dạng đề thi từ bậc 1 đến bậc 6 theo Khung năng lực ngoại ngữ 6 bậc dùng cho Việt Nam.
- Cơ sở giáo dục đại học có đào tạo ngành ngôn ngữ tiếng nước ngoài hoặc sư phạm tiếng nước ngoài.
- Đơn vị sự nghiệp được giao nhiệm vụ tổ chức thi đánh giá năng lực ngoại ngữ;
Đối với việc tổ chức thi đánh giá năng lực ngoại ngữ theo các định dạng đề thi từ bậc 1 đến bậc 3 theo Khung năng lực ngoại ngữ 6 bậc dùng cho Việt Nam (dành cho học sinh phổ thông).
- Trung tâm Giáo dục thường xuyên;
- Trung tâm Giáo dục nghề nghiệp - Giáo dục thường xuyên;
- Trung tâm ngoại ngữ;
- Trung tâm tin học - ngoại ngữ
Lưu ý: Đối với các trung tâm tổ chức thi đánh giá năng lực ngoại ngữ theo các định dạng đề thi từ bậc 1 đến bậc 3 theo Khung năng lực ngoại ngữ 6 bậc dùng cho Việt Nam (dành cho học sinh phổ thông) phải do Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh hoặc Giám đốc sở GDĐT quyết định thành lập
Đơn vị tổ chức thi đánh giá năng lực ngoại ngữ theo khung năng lực ngoại ngữ 6 bậc dùng cho Việt Nam có cơ sở vật chất, thiết bị như thế nào?
Căn cứ khoản 4 Điều 5 Quy chế thi đánh giá năng lực ngoại ngữ theo Khung năng lực ngoại ngữ 6 bậc dùng cho Việt Nam ban hành kèm theo Thông tư 23/2017/TT-BGDĐT sửa đổi bởi khoản 3 Điều 1 Thông tư 24/2021/TT-BGDĐT quy định cơ sở vật chất, thiết bị của đơn vị tổ chức thi đánh giá năng lực ngoại ngữ theo khung năng lực ngoại ngữ 6 bậc dùng cho Việt Nam đáp ứng yêu cầu sau:
- Có đủ phòng thi, các phòng chức năng để tổ chức thi cả 04 kỹ năng nghe, nói, đọc, viết cho ít nhất 100 thí sinh trong một lượt thi với các yêu cầu cụ thể như sau:
+ Phòng thi bảo đảm được cách ly âm thanh, có đủ ánh sáng, bàn, ghế, phấn hoặc bút dạ, bảng hoặc màn chiếu;
+ Có hệ thống camera giám sát ghi được toàn bộ diễn biến của cả phòng thi liên tục trong suốt thời gian thi;
+ Có đồng hồ dùng chung cho tất cả thí sinh theo dõi được thời gian làm bài;
+ Có đủ các thiết bị ghi âm, phát âm, ghi hình, phần mềm chuyên dụng đáp ứng yêu cầu tổ chức thi;
- Có hệ thống máy tính gồm máy chủ, các máy trạm, thiết bị bảo mật hợp nhất, thiết bị lưu trữ dữ liệu, thiết bị lưu điện, nguồn điện dự phòng, các thiết bị phụ trợ bảo đảm đáp ứng yêu cầu về kỹ thuật để tổ chức thi trên máy vi tính cho ít nhất 100 thí sinh trong một lượt thi;
- Có trang thông tin điện tử để cung cấp thông tin về định dạng đề thi, đề thi minh họa, hình thức thi, danh sách thí sinh đăng ký dự thi; thông báo lịch thi, địa điểm thi, kết quả thi; tra cứu kết quả thi và chứng chỉ;
- Có khu vực làm đề thi riêng biệt;
- Khu vực thi bảo đảm các yêu cầu an toàn, bảo mật và phòng chống cháy nổ;
- Có thiết bị kiểm tra an ninh (cổng từ hoặc thiết bị cầm tay) để kiểm soát, ngăn chặn được việc mang tài liệu, đồ dùng trái phép vào phòng thi;
- Có phòng làm việc của Hội đồng thi, trực thi, giao nhận đề thi và bài thi;
- Phải bảo đảm có hòm/tủ/két sắt, có khoá chắc chắn để bảo quản đề thi và bài thi;
- Có nơi riêng biệt bảo quản đồ đạc của thí sinh.
Trân trọng!
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Tiêu chuẩn sức khỏe của người điều khiển xe máy chuyên dùng từ 01/01/2025?
- Bài phát biểu 20 11 của học sinh - Ngày Nhà giáo Việt Nam 2024?
- Ngày 22 tháng 11 là ngày gì? Ngày 22 tháng 11 là thứ mấy? Ngày 22 tháng 11 là ngày bao nhiêu âm 2024?
- Khái niệm cạnh tranh không lành mạnh là gì? Ví dụ về cạnh tranh không lành mạnh?
- TP. HCM: Doanh nghiệp có sử dụng lao động phải hoàn thành gửi báo cáo tình hình sử dụng lao động năm 2024 trước 05/12/2024?