Tài liệu lập thiết kế tổ chức xây dựng công trình đất theo TCVN 4447:2012 có gì?
Tài liệu lập thiết kế tổ chức xây dựng công trình đất theo TCVN 4447:2012 có gì?
Căn cứ theo Tiểu mục 2.1 Mục 2 TCVN 4447:2012, tài liệu lập thiết kế tổ chức xây dựng công trình đất bao gồm:
- Thiết kế kỹ thuật công trình.
- Bình đồ khu vực xây dựng trong đó chỉ rõ hiện trạng mặt đất, đường đồng mức, chỗ đất đắp, nơi đổ đất, đường vận chuyển, tuyến đặt đường ống và vị trí bể lắng (nếu thi công cơ giới thủy lực), xác định bán kính an toàn (nếu khoan nổ mìn).
- Các mặt cắt dọc công trình làm theo mặt cắt địa chất.
- Bảng thống kê khối lượng công tác đất, biểu đồ cân đối, giữa khối lượng đào và đắp.
- Tình hình địa chất, địa chất thủy văn và khí tượng thủy văn của toàn bộ khu vực công trình.
*Lưu ý: Những tài liệu cần thiết để lập thiết kế thi công công trình đất là những tài liệu của thiết kế tổ chức xây dựng, bản vẽ thi công và những tài liệu ghi trong điều này, và phải được hiệu chỉnh, bổ sung cho phù hợp với những điều kiện cụ thể tại thực địa.
Tài liệu lập thiết kế tổ chức xây dựng công trình đất theo TCVN 4447:2012 có gì? (Hình từ Internet)
Tài liệu khảo sát địa chất công trình phải cung cấp đủ những số liệu cần thiết nào?
Theo quy định tại Tiểu mục 2.2 Mục 2 TCVN 4447:2012, tài liệu khảo sát địa chất công trình phải cung cấp đủ những số liệu cần thiết về đất xây dựng, có thể gồm toàn bộ hoặc một phần những số liệu sau đây:
- Thành phần hạt của đất.
- Khối lượng riêng và khối lượng thể tích khô của đất.
- Khối lượng thể tích và độ ẩm của đất.
- Giới hạn chảy và dẻo của đất.
- Thành phần khoáng của đất.
- Hệ số thấm (trong trường hợp cần thiết).
- Góc ma sát trong và lực dính của đất.
- Độ chua mặn và những đặc tính riêng của đất (tính trương nở, tan rã, lún sạt...).
- Cường độ chịu nén tạm thời và độ nứt nẻ (đối với đá).
- Độ chặt tối đa và độ ẩm tối ưu khi đầm nén (nếu cần thiết phải đầm chặt đất).
- Độ bẩn (cây, rác ...), vật gây nổ (bom, mìn, đạn ...) và những vật chướng ngại khác (trong trường hợp thi công cơ giới thủy lực và nạo vét luồng lạch).
- Phân cấp đất theo mức độ khó thi công phụ thuộc vào phương pháp thi công đất được chọn.
- Khả năng chịu tải của đất ở những độ cần thiết khác nhau.
- Trong trường hợp bồi đắp công trình phải phân tích thành phần hạt của đất.
*Lưu ý: Khi khảo sát địa chất phải xác định mức độ lẫn rác bẩn của đất. Khi thấy cần thiết phải điều tra thực địa, nguồn làm bẩn để có tài liệu bổ sung. Trong giai đoạn thiết kế kỹ thuật, phải tính toán đến mức độ lẫn rác bẩn của đất. Trong trường hợp thi công bằng cơ giới thủy lực và nạo vét luồng lạch, mức độ đất lẫn rác phải hiệu chỉnh theo thực tế số lần ngừng máy để gỡ rác ở bánh xe công tác và miệng hút. Trong trường hợp này phải tính đến thời gian ngừng việc để thau rửa ống dẫn bùn, thời gian ngừng việc do kẹt máy ở khoảng đào và thời gian khởi động máy.
Tùy thuộc sự phức tạp của địa chất công trình và phương pháp thi công được chọn trong thiết kế tổ chức xây dựng và thiết kế thi công cũng như điều kiện tại nơi xây dựng, các số liệu ghi tại các nội dung như sau: (có thể có hoặc không)
- Góc ma sát trong và lực dính của đất.
- Độ chua mặn và những đặc tính riêng của đất (tính trương nở, tan rã, lún sạt...).
- Cường độ chịu nén tạm thời và độ nứt nẻ (đối với đá).
Giải phóng mặt bằng để xây dựng công trình đất được thực hiện như thế nào?
Căn cứ theo Tiểu mục 3.2 Mục 3 TCVN 4447:2012, giải phóng mặt bằng để xây dựng công trình đất được thực hiện như sau:
[1] Khi cấp đất xây dựng công trình phải tính cả diện tích bãi lấy đất, bãi trữ đất, bãi thải, đường vận chuyển tạm thời, nơi đặt đường ống, đường dây điện và mặt bằng bể lắng nếu thi công bằng cơ giới thủy lực.
[2] Trong phạm vi công trình, trong giới hạn đất xây dựng nếu có những cây có ảnh hưởng đến an toàn của công trình và gây khó khăn cho thi công thì phải chặt hoặc dời đi nơi khác. Phải di chuyển các loại công trình, mồ mả, nhà cửa... ra khỏi khu vực xây dựng công trình.
[3] Phải đào hết gốc, rễ cây hoặc cho phép để lại trong trường hợp quy định.
[4] Đối với những hố móng công trình, đường hào, kênh mương có chiều sâu lớn hơn 0,5 m, việc đào gốc cây do thiết kế tổ chức xây dựng quy định tùy theo dạng và chủng loại máy được sử dụng để đào móng công trình.
[5] Nên dùng các phương tiện cơ giới để đào gốc cây. Sau khi nhổ lên phải vận chuyển ngay gốc cây ra ngoài công trình để không làm trở ngại thi công.
- Có thể dùng máy kéo, máy ủi, máy ủi có thiết bị đào gốc cây, máy xúc, hệ thống tời đặc biệt dùng nhổ gốc cây có đường kính 50 cm trở xuống.
- Đối với gốc cây đường kính lớn hơn 50 cm và loại gốc cây có bộ rễ phát triển rộng thì có thể nổ mìn để đào gốc.
[6] Đá mồ côi quá cỡ so với loại máy được sử dụng (kể cả phương tiện vận chuyển) nằm trong giới hạn hố móng công trình phải loại bỏ trước khi tiến hành đào đất.
Trước khi đào đắp đất, lớp đất màu nằm trong phạm vi giới hạn quy định của thiết kế hố móng công trình và bãi lấy đất đều phải được bóc hót và trữ lại để sau này sử dụng tái tạo, phục hồi đất do bị phá hoại trong quá trình thi công, làm tăng độ màu mỡ của đất trồng, phủ đất mầu cho vườn hoa, cây xanh... Khi bóc hót, dự trữ, bảo quản đất màu phải tránh nhiễm bẩn nước thải đất đá, rác rưởi và có biện pháp gia cố mái dốc, trồng cỏ bề mặt để chống xói lở, bào mòn.
[7] Phần đất mượn tạm để thi công phải được tái tạo phục hồi theo tiến độ hoàn thành và thu gọn thi công công trình. Sau khi bàn giao công trình, không quá ba tháng, toàn bộ phần đất mượn tạm để thi công phải được phục hồi đầy đủ và giao trả lại cho người sử dụng.
Trân trọng!
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Ngày 3 2 1930 là ngày gì? Ý nghĩa lịch sử của việc thành lập Đảng Cộng sản Việt Nam (3/2/1930)?
- Năm 2025, thi đánh giá năng lực gồm những môn nào?
- Phương thức tuyển sinh 2025 trường Đại học Ngoại Thương?
- Hồ sơ đăng ký thi đánh giá năng lực 2025 Đại học Quốc gia TPHCM gồm gì?
- Còn bao nhiêu ngày đến 30 4 2025?