Khi phát sinh nợ xấu tại một tổ chức tín dụng thì các khoản nợ của khách hàng tại tổ chức tín dụng khác có bị chuyển thành nhóm nợ xấu không?
Khi phát sinh nợ xấu tại một tổ chức tín dụng thì các khoản nợ của khách hàng tại tổ chức tín dụng khác có bị chuyển thành nhóm nợ xấu không?
Căn cứ theo khoản 3 Điều 8 Thông tư 11/2021/TT-NHNN quy định về thời điểm, trình tự phân loại, trích lập dự phòng rủi ro như sau:
Thời điểm, trình tự phân loại, trích lập dự phòng rủi ro
1. Ít nhất mỗi tháng một lần, trong 07 (bảy) ngày đầu tiên của tháng, tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài căn cứ quy định tại khoản 5 Điều 1, Điều 9, Điều 10, Điều 11, Điều 12, Điều 13 Thông tư này tự thực hiện phân loại nợ, cam kết ngoại bảng đến thời điểm cuối ngày cuối cùng của tháng trước liền kề, trích lập dự phòng rủi ro theo kết quả tự phân loại nợ, cam kết ngoại bảng và gửi kết quả tự phân loại nợ, cam kết ngoại bảng cho CIC.
Ngoài thời điểm phân loại nêu trên, tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài được tự thực hiện phân loại nợ, cam kết ngoại bảng theo quy định nội bộ.
...
3. Trong thời hạn 03 (ba) ngày kể từ ngày nhận được danh sách khách hàng do CIC cung cấp theo quy định tại khoản 2 Điều này, tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài:
a) Điều chỉnh nhóm nợ theo nhóm nợ của danh sách khách hàng do CIC cung cấp.
Trường hợp kết quả tự phân loại nợ, cam kết ngoại bảng của khách hàng theo quy định tại khoản 1 Điều này thấp hơn nhóm nợ theo danh sách khách hàng do CIC cung cấp, tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài phải điều chỉnh kết quả phân loại nợ, cam kết ngoại bảng theo nhóm nợ của khách hàng do CIC cung cấp;
b) Căn cứ kết quả điều chỉnh nhóm nợ tại điểm a Khoản này để điều chỉnh số tiền trích lập dự phòng rủi ro của tháng cuối cùng của quý.
...
Như vậy, căn cứ theo quy định trên, trường hợp khách hàng có phát sinh nợ xấu tại một tổ chức tín dụng thì các khoản nợ của khách hàng tại tổ chức tín dụng khác cũng bị chuyển thành nhóm nợ xấu.
Khi phát sinh nợ xấu tại một tổ chức tín dụng thì các khoản nợ của khách hàng tại tổ chức tín dụng khác có bị chuyển thành nhóm nợ xấu không? (Hình từ Internet)
Tổ chức tín dụng có được xử lý nợ khi khách hàng không trả được nợ đến hạn không?
Theo Điều 95 Luật Các tổ chức tín dụng 2010 quy định về việc chấm dứt cấp tín dụng, xử lý nợ, miễn, giảm lãi suất cụ thể như sau:
Chấm dứt cấp tín dụng, xử lý nợ, miễn, giảm lãi suất
1. Tổ chức tín dụng có quyền chấm dứt việc cấp tín dụng, thu hồi nợ trước hạn khi phát hiện khách hàng cung cấp thông tin sai sự thật, vi phạm các quy định trong hợp đồng cấp tín dụng.
2. Trong trường hợp khách hàng không trả được nợ đến hạn, nếu các bên không có thỏa thuận khác thì tổ chức tín dụng có quyền xử lý nợ, tài sản bảo đảm tiền vay theo hợp đồng cấp tín dụng, hợp đồng bảo đảm và quy định của pháp luật. Việc cơ cấu lại thời hạn trả nợ, mua bán nợ của tổ chức tín dụng thực hiện theo quy định của Ngân hàng Nhà nước.
3. Trong trường hợp khách hàng vay hoặc người bảo đảm không trả được nợ do bị phá sản, việc thu hồi nợ của tổ chức tín dụng được thực hiện theo quy định của pháp luật về phá sản.
4. Tổ chức tín dụng có quyền quyết định miễn, giảm lãi suất, phí cho khách hàng theo quy định nội bộ của tổ chức tín dụng.
Theo đó, tổ chức tín dụng sẽ được xử lý nợ khi khách hàng không trả được nợ đến hạn nếu các bên không có thỏa thuận khác. Việc cơ cấu lại thời hạn trả nợ, mua bán nợ của tổ chức tín dụng thực hiện theo quy định của Ngân hàng Nhà nước.
Tổ chức tin dụng được thu hồi nợ trước hạn khi nào?
Căn cứ theo Điều 21 Thông tư 39/2016/TT-NHNN quy định về việc chấm dứt cho vay, xử lý nợ, miễn, giảm lãi tiền vay, phí như sau:
Chấm dứt cho vay, xử lý nợ, miễn, giảm lãi tiền vay, phí
1. Tổ chức tín dụng có quyền chấm dứt cho vay, thu hồi nợ trước hạn theo nội dung đã thỏa thuận khi phát hiện khách hàng cung cấp thông tin sai sự thật, vi phạm quy định trong thỏa thuận cho vay và/hoặc hợp đồng bảo đảm tiền vay. Khi thực hiện chấm dứt cho vay, thu hồi nợ trước hạn theo thỏa thuận trong thỏa thuận cho vay, tổ chức tín dụng phải thông báo cho khách hàng về việc chấm dứt cho vay, thu hồi nợ trước hạn. Nội dung thông báo tối thiểu bao gồm thời điểm chấm dứt cho vay, thu hồi nợ trước hạn, số dư nợ gốc bị thu hồi trước hạn; thời hạn hoàn trả số dư nợ gốc bị thu hồi trước hạn, thời điểm chuyển nợ quá hạn và lãi suất áp dụng đối với số dư nợ gốc bị thu hồi trước hạn.
2. Trường hợp khách hàng không trả được nợ đến hạn, thì tổ chức tín dụng có quyền áp dụng các biện pháp thu hồi nợ theo thỏa thuận cho vay, hợp đồng bảo đảm và quy định của pháp luật có liên quan. Trường hợp sau khi áp dụng các biện pháp thu hồi nợ nhưng vẫn không đủ để hoàn thành nghĩa vụ trả nợ đối với tổ chức tín dụng, thì khách hàng có trách nhiệm tiếp tục trả đầy đủ nợ gốc và lãi tiền vay cho tổ chức tín dụng.
...
Như vậy, theo quy định trên thì tổ chức tin dụng được thu hồi nợ trước hạn trong trường hợp sau đây:
- Tổ chức tín dụng có quyền chấm dứt cho vay, thu hồi nợ trước hạn theo nội dung đã thỏa thuận khi phát hiện khách hàng cung cấp thông tin sai sự thật, vi phạm quy định trong thỏa thuận cho vay và/hoặc hợp đồng bảo đảm tiền vay.
- Trường hợp khách hàng không trả được nợ đến hạn, tổ chức tín dụng có quyền xử lý tài sản bảo đảm theo hợp đồng và quy định pháp luật để thu hồi nợ.
Trân trọng!
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Xem lịch âm tháng 12 năm 2024 - Lịch vạn niên tháng 12 năm 2024 đầy đủ, chi tiết, mới nhất? Tháng 12 Năm 2024 có gì đặc biệt?
- Mẫu báo cáo định kỳ tình hình cung cấp dịch vụ đấu thầu, bảo lãnh, đại lý phát hành trái phiếu doanh nghiệp riêng lẻ tại thị trường trong nước từ 25/12/2024?
- 04 quy định về kinh doanh vận tải hành khách bằng xe taxi từ 01/01/2025?
- Doanh nghiệp khai thác khoáng sản có được chuyển nhượng quyền khai thác khoáng sản không?
- Ngân hàng thông báo các trường hợp sẽ bị tạm dừng giao dịch từ ngày 01/01/2025?