Ngân hàng có quyền phong tỏa tài khoản của khách vay trong trường hợp nào?
Ngân hàng có quyền phong tỏa tài khoản của khách vay trong trường hợp nào?
Căn cứ theo Điều 17 Thông tư 23/2014/TT-NHNN được sửa đổi bởi khoản 12 Điều 1 Thông tư 02/2019/TT-NHNN và một số điểm bị bãi bỏ bởi Điều 2 Thông tư 02/2019/TT-NHNN quy định về việc phong tỏa tài khoản thanh toán như sau:
Phong tỏa tài khoản thanh toán
1. Tổ chức cung ứng dịch vụ thanh toán thực hiện phong tỏa một phần hoặc toàn bộ số tiền trên tài khoản thanh toán của khách hàng trong các trường hợp sau:
a) Có yêu cầu bằng văn bản của cơ quan có thẩm quyền theo quy định của pháp luật;
b) Tổ chức cung ứng dịch vụ thanh toán phát hiện thấy có nhầm lẫn, sai sót khi ghi Có nhầm vào tài khoản thanh toán của khách hàng hoặc theo yêu cầu hoàn trả lại tiền của tổ chức cung ứng dịch vụ thanh toán chuyển tiền do có nhầm lẫn, sai sót so với lệnh thanh toán của người chuyển tiền, số tiền bị phong tỏa trên tài khoản thanh toán không vượt quá số tiền bị nhầm lẫn, sai sót;
d) Có thông báo bằng văn bản của một trong các chủ tài khoản về việc phát sinh tranh chấp về tài khoản thanh toán chung giữa các chủ tài khoản thanh toán chung.
2. Ngay sau khi phong tỏa tài khoản thanh toán, tổ chức cung ứng dịch vụ thanh toán phải thông báo (bằng văn bản hoặc theo hình thức thông báo đã thỏa thuận tại hợp đồng mở, sử dụng tài khoản thanh toán giữa tổ chức cung ứng dịch vụ thanh toán và khách hàng mở tài khoản thanh toán) cho chủ tài khoản hoặc người giám hộ hoặc người đại diện theo pháp luật của chủ tài khoản biết về lý do và phạm vi phong tỏa tài khoản thanh toán; số tiền bị phong tỏa trên tài khoản thanh toán phải được bảo toàn và kiểm soát chặt chẽ theo nội dung phong tỏa. Trường hợp tài khoản bị phong tỏa một phần thì phần không bị phong tỏa vẫn được sử dụng bình thường.
4. Tổ chức cung ứng dịch vụ thanh toán chấm dứt phong tỏa tài khoản thanh toán khi có một trong các điều kiện sau:
a) Kết thúc thời hạn phong tỏa;
b) Có văn bản yêu cầu của cơ quan có thẩm quyền về việc chấm dứt phong tỏa tài khoản thanh toán;
c) Tổ chức cung ứng dịch vụ thanh toán đã xử lý xong sai sót, nhầm lẫn về chuyển tiền;
đ) Có thông báo bằng văn bản của tất cả các chủ tài khoản thanh toán chung về việc tranh chấp về tài khoản thanh toán chung giữa các chủ tài khoản thanh toán chung đã được giải quyết.
Như vậy, theo quy định trên thì ngân hàng có quyền phong tỏa tài khoản của khách vay trong trường hợp sau đây:
- Có yêu cầu bằng văn bản của cơ quan có thẩm quyền;
- Tổ chức cung ứng dịch vụ thanh toán phát hiện thấy có nhầm lẫn, sai sót khi ghi Có nhầm vào tài khoản thanh toán của khách hàng hoặc
Theo yêu cầu hoàn trả lại tiền của tổ chức cung ứng dịch vụ thanh toán chuyển tiền do có nhầm lẫn, sai sót so với lệnh thanh toán của người chuyển tiền, số tiền bị phong tỏa trên tài khoản thanh toán không vượt quá số tiền bị nhầm lẫn, sai sót;
- Có thông báo bằng văn bản của một trong các chủ tài khoản về việc phát sinh tranh chấp về tài khoản thanh toán chung giữa các chủ tài khoản thanh toán chung.
Đồng thời, ngay sau khi phong tỏa tài khoản thanh toán, tổ chức cung ứng dịch vụ thanh toán phải thông báo cho chủ tài khoản hoặc người giám hộ hoặc người đại diện theo pháp luật của chủ tài khoản biết về lý do và phạm vi phong tỏa tài khoản thanh toán;
Số tiền bị phong tỏa trên tài khoản thanh toán phải được bảo toàn và kiểm soát chặt chẽ theo nội dung phong tỏa.
Ngân hàng có quyền phong tỏa tài khoản của khách vay trong trường hợp nào? (Hình từ Internet)
Ngân hàng phong tỏa tài khoản gây thiệt hại cho khách vay thì có phải bồi thường không?
Theo Điều 12 Nghị định 101/2012/NĐ-CP được sửa đổi bởi khoản 5 Điều 1 Nghị định 80/2016/NĐ-CP và một số điểm bị bãi bỏ bởi khoản 6 Điều 1 Nghị định 80/2016/NĐ-CP quy định về việc tạm khóa và phong tỏa tài khoản thanh toán như sau:
Tạm khóa và phong tỏa tài khoản thanh toán
...
3. Việc chấm dứt phong tỏa tài khoản thanh toán được thực hiện khi có quyết định của cơ quan có thẩm quyền theo quy định của pháp luật hoặc các tranh chấp theo quy định tại khoản 2 Điều này đã được giải quyết.
4. Việc phong tỏa tài khoản thanh toán nếu trái pháp luật gây thiệt hại cho chủ tài khoản thì bên ra lệnh phong tỏa tài khoản phải chịu tránh nhiệm bồi thường theo quy định của pháp luật.
Theo đó, khi ngân hàng phong tỏa tài khoản gây thiệt hại cho khách vay sẽ phải bồi thường thiệt hại nhưng chỉ trong trường hợp việc phong tỏa tài khoản thanh toán trái pháp luật.
Đối với trường hợp đúng quy đinh pháp luật thì ngân hàng không có trách nhiệm bồi thường mặc dù có thiệt hại.
Ngân hàng phong tỏa tài khoản trái pháp luật thì Tòa án nào có thẩm quyền tiếp nhận đơn khởi kiện?
Đầu tiên, theo điểm a khoản 1 Điều 35 Bộ luật Tố tụng dân sự 2015 quy định về thẩm quyền của Tòa án nhân dân cấp huyện như sau:
Thẩm quyền của Tòa án nhân dân cấp huyện
1. Tòa án nhân dân cấp huyện có thẩm quyền giải quyết theo thủ tục sơ thẩm những tranh chấp sau đây:
a) Tranh chấp về dân sự, hôn nhân và gia đình quy định tại Điều 26 và Điều 28 của Bộ luật này, trừ tranh chấp quy định tại khoản 7 Điều 26 của Bộ luật này;
...
Đồng thời, tại Điều tại điểm a khoản 1 Điều 39 Bộ luật Tố tụng dân sự 2015 cũng quy định về thẩm quyền của Tòa án theo lãnh như sau:
Thẩm quyền của Tòa án theo lãnh thổ
1. Thẩm quyền giải quyết vụ án dân sự của Tòa án theo lãnh thổ được xác định như sau:
a) Tòa án nơi bị đơn cư trú, làm việc, nếu bị đơn là cá nhân hoặc nơi bị đơn có trụ sở, nếu bị đơn là cơ quan, tổ chức có thẩm quyền giải quyết theo thủ tục sơ thẩm những tranh chấp về dân sự, hôn nhân và gia đình, kinh doanh, thương mại, lao động quy định tại các Điều 26, 28, 30 và 32 của Bộ luật này;
...
Dẫn chiếu đến Điều 26 Bộ luật Tố tụng dân sự 2015 quy định về những tranh chấp về dân sự thuộc thẩm quyền giải quyết của Tòa án như sau:
Những tranh chấp về dân sự thuộc thẩm quyền giải quyết của Tòa án
1. Tranh chấp về quốc tịch Việt Nam giữa cá nhân với cá nhân.
2. Tranh chấp về quyền sở hữu và các quyền khác đối với tài sản.
3. Tranh chấp về giao dịch dân sự, hợp đồng dân sự.
...
Theo đó, nếu Ngân hàng phong tỏa tài khoản trái pháp luật thì khách vay có thể khởi kiện để bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của mình.
Đông thời, Tòa án cấp huyện nơi Ngân hàng có trụ sở để đề nghị giải quyết tranh chấp về hợp đồng dân sự sẽ có thẩm quyền tiếp nhận đơn khởi kiện.
Trân trọng!
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Nghị quyết 18 về tinh gọn bộ máy: Nghiên cứu hợp nhất văn phòng HĐND, văn phòng đoàn đại biểu Quốc hội và văn phòng UBND cấp tỉnh thành một?
- Từ 2025, ngân hàng không được gửi tin nhắn, email chứa đường link tới khách hàng?
- Lịch Dương Tháng 12 2024 chi tiết, chính xác nhất? Tháng 12 năm 2024 có bao nhiêu ngày theo lịch Dương?
- Ngày Nhân quyền thế giới là ngày mấy? Ngày Nhân quyền thế giới 2024 là thứ mấy?
- Khi đi đến nơi có vạch kẻ đường dành cho người đi bộ, người điều khiển phương tiện giao thông cần đi như thế nào để bảo đảm đúng quy tắc giao thông?