Ban hành Thông tư quy định về định mức kinh tế - kỹ thuật chỉnh lý tài liệu nền giấy?
Ban hành Thông tư quy định về định mức kinh tế - kỹ thuật chỉnh lý tài liệu nền giấy?
Ngày 15/11/2023, Bộ trưởng Bộ Nội vụ ban hành Thông tư 16/2023/TT-BNV quy định về định mức kinh tế - kỹ thuật chỉnh lý tài liệu nền giấy.
Cụ thể, Thông tư 16/2023/TT-BNV sẽ quy định về định mức kinh tế - kỹ thuật chỉnh lý tài liệu nền giấy bao gồm:
- Quy trình chỉnh lý tài liệu nền giấy;
- Định mức lao động;
- Định mức máy móc thiết bị;
- Định mức công cụ dụng cụ;
- Định mức vật tư, văn phòng phẩm;
- Định mức tiêu hao năng lượng phục vụ chỉnh lý tài liệu.
Ban hành Thông tư quy định về định mức kinh tế - kỹ thuật chỉnh lý tài liệu nền giấy? (Hình từ Internet)
Định mức lao động chỉnh lý tài liệu nền giấy được tính như thế nào?
Tại khoản 1 Điều 3 Thông tư 16/2023/TT-BNV có quy định về định mức lao động chỉnh lý tài liệu nền giấy như sau:
Giải thích từ ngữ
1. Định mức lao động chỉnh lý tài liệu nền giấy là thời gian lao động hao phí để chỉnh lý hoàn thành một mét tài liệu, được tính bằng tổng của định mức lao động trực tiếp, định mức lao động quản lý và định mức lao động phục vụ
a) Định mức lao động trực tiếp là tổng thời gian lao động trực tiếp thực hiện các bước công việc của quy trình chỉnh lý tài liệu nền giấy;
b) Định mức lao động quản lý là tổng thời gian lao động quản lý quá trình chỉnh lý tài liệu;
c) Định mức lao động phục vụ là tổng thời gian lao động thực hiện các công việc phục vụ chỉnh lý tài liệu gồm phục vụ địa điểm chỉnh lý; kiểm tra thiết bị, dụng cụ, phòng chỉnh lý; vệ sinh nơi làm việc; bảo vệ.
2. Định mức máy móc thiết bị, công cụ dụng cụ là thời gian sử dụng máy móc thiết bị, công cụ dụng cụ để thực hiện chỉnh lý 01 (một) mét tài liệu nền giấy. Định mức máy móc thiết bị và công cụ, dụng cụ được tính bằng ca, 01 (một) ca tương đương 8 giờ.
Thời gian sử dụng các máy móc thiết bị được áp dụng theo quy định hiện hành của Bộ Tài chính về hướng dẫn chế độ quản lý, tỉnh hao mòn, khấu hao tài sản cố định tại cơ quan, tổ chức, đơn vị và tài sản cố định do Nhà nước giao cho doanh nghiệp quản lý không tính thành phẩn vốn nhà nước tại doanh nghiệp.
...
Như vậy, định mức lao động chỉnh lý tài liệu nền giấy được tính như sau:
Định mức lao động chỉnh lý tài liệu nền giấy | = | Định mức lao động trực tiếp | + | Định mức lao động quản lý | + | Định mức lao động phục vụ |
Trong đó:
- Định mức lao động trực tiếp là tổng thời gian lao động trực tiếp thực hiện các bước công việc của quy trình chỉnh lý tài liệu nền giấy;
- Định mức lao động quản lý là tổng thời gian lao động quản lý quá trình chỉnh lý tài liệu;
- Định mức lao động phục vụ là tổng thời gian lao động thực hiện các công việc phục vụ chỉnh lý tài liệu gồm phục vụ địa điểm chỉnh lý; kiểm tra thiết bị, dụng cụ, phòng chỉnh lý; vệ sinh nơi làm việc; bảo vệ.
Quy trình chỉnh lý tài liệu nền giấy được thực hiện như thế nào?
Tại Phụ lục 1 Quy trình và định mức kinh tế- kỹ thuật chỉnh lý tài liệu nền giấy (hệ số 01) ban hành kèm theo Thông tư 16/2023/TT-BNV có quy định quy trình chỉnh lý tài liệu nền giấy được thực hiện như sau:
Bước 1. Giao nhận tài liệu và lập biên bản giao nhận tài liệu.
Bước 2. Vận chuyển tài liệu từ kho bảo quản đến địa điểm chỉnh lý (khoảng cách ~100m).
Bước 3. Vệ sinh sơ bộ tài liệu.
Bước 4. Khảo sát và biên soạn các văn bản hướng dẫn chỉnh lý (Báo cáo kết quả khảo sát tài liệu; Kế hoạch chỉnh lý; Lịch sử đơn vị hình thành phông, lịch sử phông; Hướng dẫn phân loại, lập hồ sơ và xác định giá trị tài liệu).
Bước 5. Phân loại tài liệu theo Hướng dẫn phân loại.
Bước 6. Lập hồ sơ hoặc chỉnh sửa, hoàn thiện hồ sơ theo Hướng dẫn lập hồ sơ
- Lập hồ sơ đối với tài liệu rời lẻ
+ Tập hợp tài liệu thành hồ sơ;
+ Biên soạn tiêu đề hồ sơ;
+ Hệ thống hóa tài liệu trong hồ sơ;
+ Xác định thời hạn bảo quản cho hồ sơ;
+ Viết tiêu đề, lý do loại đối với tài liệu hết giá trị.
- Chỉnh sửa, hoàn thiện hồ sơ đối với tài liệu đã được lập hồ sơ sơ bộ - Kiểm tra hồ sơ đã được lập (nội dung tài liệu, tiêu đề hồ sơ, thời hạn bảo quản, ...);
+ Bổ sung tài liệu, chỉnh sửa tiêu đề, xác định thời hạn bảo quản (nếu cần);
+ Hệ thống hóa tài liệu trong hồ sơ.
Bước 7. Viết các trường thông tin vào phiếu tin: số hồ sơ (số tạm); tiêu đề hồ sơ; thời gian của tài liệu; thời hạn bảo quản.
Bước 8. Kiểm tra, chỉnh sửa hồ sơ và phiếu tin.
Bước 9. Hệ thống hóa phiếu tin theo phương án phân loại.
Bước 10. Hệ thống hoá hồ sơ theo phiếu tin.
Bước 11. Biên mục hồ sơ
- Đánh số tờ tài liệu đối với hồ sơ có thời hạn bảo quản từ 20 năm trở lên và điền số lượng từ vào phiếu tin;
- Biên soạn và in mục lục văn bản đối với hồ sơ bảo quản vĩnh viễn;
- Viết/in bìa hồ sơ và chứng từ kết thúc.
Bước 12. Kiểm tra và chỉnh sửa việc biên mục hồ sơ.
Bước 13. Ghi số hồ sơ chính thức vào phiếu tin và lên bìa hồ sơ.
Bước 14. Vệ sinh tải liệu, tháo bỏ ghim, kẹp, làm phẳng và đưa tài liệu vào bìa hồ sơ.
Bước 15. Đưa hồ sơ vào hộp (cặp).
Bước 16. Viết/in và dán nhãn hộp (cặp).
Bước 17. Vận chuyển tài liệu vào kho và xếp lên giá.
Bước 18. Giao, nhận tài liệu sau chỉnh lý và lập biên bản giao, nhận tài liệu.
Bước 19. Lập mục lục hồ sơ
- Viết lời nói đầu;
- Biên soạn, in và đóng quyển mục lục hồ sơ (03 bộ).
Bước 20. Thống kê, bó gói, lập danh mục và viết thuyết minh tài liệu loại
- Sắp xếp, bó gói, thống kê tài liệu loại;
- Viết thuyết minh tài liệu loại.
Bước 21. Kết thúc chỉnh lý
- Hoàn thành và bản giao hồ sơ phông;
- Viết báo cáo tổng kết chỉnh lý.
Lưu ý: Thông tư 16/2023/TT-BNV có hiệu lực từ ngày 01/01/2024.
Trân trọng!
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Danh sách các nước miễn thị thực song phương với Việt Nam cập nhật năm 2024?
- Ngày Truyền thống Mặt trận Tổ quốc Việt Nam hằng năm là ngày nào?
- Mẫu Bản kiểm điểm cá nhân năm 2024 của giáo viên mới nhất?
- Không lập hồ sơ tham gia bảo hiểm xã hội bắt buộc cho người lao động bị xử phạt bao nhiêu?
- Thời điểm phải thực hiện đánh giá công chức là khi nào? Công chức được đánh giá theo các nội dung nào?