Thế nào là án điểm? Nguyên tắc giải quyết án điểm là gì?

Cho tôi hỏi thế nào là án điểm? Nguyên tắc giải quyết án điểm là gì? Phối hợp ba ngành đối với các vụ án trọng điểm được quy định như thế nào? (Câu hỏi của chị Yến - Lào Cai)

Thế nào là án điểm?

Theo quy định tại Mục 1 Thông tư liên ngành 01/TTLN năm 1994, án điểm hay còn gọi là các án trọng điểm mà việc giải quyết các vụ án hình sự đó được xác định là quan trọng ảnh hưởng lớn đến đời sống xã hội, được dư luận quan tâm.

Trong đó, đối với các án điểm, lãnh đạo ba ngành Công an, Viện kiểm sát và Toà án có trách nhiệm thống nhất chỉ đạo, ưu tiên sử dụng lực lượng để điều tra, truy tố, xét xử trong thời gian ngắn nhất, bảo đảm xử lý nghiệm minh, kịp thời chính xác nhằm phục vụ nhiệm vụ chính trị địa phương và cả nước.

Vì vậy, khi xác định các vụ án trọng điểm phải dựa vào các căn cứ sau đây:

[1] Các vụ án trọng điểm là các vụ án về các tội xâm phạm an ninh quốc gia, kinh tế và trật tự an toàn xã hội đã cản trở việc thực hiện chính sách của Đảng và Nhà nước hoặc gây ảnh hưởng chính trị xấu trong quần chúng nhân dân, dư luận xã hội đòi hỏi phải đưa ra xét xử kịp thời, nghiêm minh nhằm đáp ứng yêu cầu chính trị, ngăn chặn tội phạm phát triển, góp phần giải quyết một tình trạng tiêu cực nhất định trong xã hội.

Vụ án trọng điểm không nhất thiết phải là vụ án về tội phạm nghiêm trọng, nhưng nhất thiết phải là vụ án mà việc giải quyết nó có tầm quan trọng nhất định.

[2] Căn cứ vào khả năng thực tế trong việc giải quyết các vụ án hình sự của ba ngành để xác định số lượng các vụ án trọng điểm cho phù hợp, tránh khuynh hướng chọn quá nhiều vụ án trọng điểm, không đảm bảo được việc giải quyết các vụ án một cách khẩn trương, thận trọng và chính xác. Đồng thời cũng tránh khuynh hướng cầu toàn để không chọn được, hoặc chọn quá ít các vụ án trọng điểm để giải quyết.

Việc chọn các vụ án trọng điểm do ba ngành Trung ương chỉ đạo cũng phải đảm bảo theo đúng các tiêu chuẩn trên. Vụ án trọng điểm do ba ngành trung ương chọn ở các địa phương phải được coi là vụ án trọng điểm của địa phươn

Ba ngành ở các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương cũng như ở các huyện, quận, thị xã, thành phố trực thuộc tỉnh, cần dựa vào các tiêu chuẩn nêu trên để xác định các vụ án trọng điểm của cấp mình.

Thế nào là án điểm? Nguyên tắc giải quyết án điểm là gì?

Thế nào là án điểm? Nguyên tắc giải quyết án điểm là gì? (Hình từ Internet)

Nguyên tắc giải quyết án điểm là gì?

Căn cứ tại Mục 2 Thông tư liên ngành 01/TTLN năm 1994 có quy định về nguyên tắc giải quyết án điểm, theo đó có 4 nguyên tắc giải quyết án điểm bao gồm:

- Việc giải quyết các vụ án trọng điểm đòi hỏi phải nhanh chóng, kịp thời, chính xác, nên khi vụ án được xác định là trọng điểm thì phải tiến hành điều tra, truy tố, xét xử khẩn trương, giải quyết nhanh gọn, bảo dảm chính xác, đánh trúng bọn tội phạm nguy hiểm, có tác dụng giáo dục, thúc đẩy phong trào quần chúng bảo vệ an ninh chính trị, bảo vệ tài sản xã hội chủ nghĩa, giữ gìn trật tự an toàn xã hội, phục vụ kịp thời nhiệm vụ chính trị chung và công tác trọng tâm của địa phương.

- Việc giải quyết các vụ án trọng điểm phải đạt được yêu cầu phòng ngừa cao.

- Cần phải làm rõ những sơ hở, thiếu sót trong khâu quản lý kinh tế, văn hoá, xã hội đã dẫn tới phát sinh tội phạm như trách nhiệm của các ngành chủ quản:

+ Trong quản lý kinh tế, tài chính, giá cả, quản lý thị trường...

+ Trong các khâu quản lý có liên quan đến trật tự xã hội, quản lý vũ khí, quản lý giáo dục đối tượng hình sự... nhất là trách nhiệm của chính quyền cơ sở.

- Thông qua việc giải quyết các vụ án trên cần vạch trần những âm mưu, thủ đoạn của kẻ địch, giáo dục tham gia đấu tranh chống và phòng ngừa tội phạm, đẩy mạnh phong trào bảo vệ an ninh tổ quốc, giữ gìn trật tự an toàn xã hội.

Đề xuất phương hướng, biện pháp khắc phục và kiến nghị với các ngành, các cơ quan, các tổ chức xã hội có trách nhiệm để kịp thời sửa chữa những thiếu sót, sai lầm, vi phạm chính sách, pháp luật

Phối hợp ba ngành đối với các vụ án trọng điểm được quy định như thế nào?

Theo quy định Mục 3 Thông tư liên ngành 01/TTLN năm 1994, phối hợp ba ngành phải được thực hiện chặt chẽ ngay từ đầu cho đến khi vụ án được xét xử xong, cũng như trong việc thực hiện các biện pháp phòng ngừa. Việc phối hợp phải trên cơ sở phát huy chức năng, nhiệm vụ của mỗi ngành đã được Bộ luật tố tụng hình sự quy định.

Trên cơ sở quản lý các vụ án đã khởi tố, cơ quan Công an hoặc Viện kiểm sát khi phát hiện được vụ án mà thấy cần được xác định là vụ án trọng điểm thì cần phải thông tin kịp thời, trao đổi với nhau để thống nhất quyết định chọn làm vụ án trọng điểm.

+ Đối với các vụ án về các tội phạm trị an và các tội xâm phạm an ninh quốc gia, cơ quan Công an chọn và đề xuất lãnh đạo ba ngành trực tiếp trao đổi thống nhất xác định.

+ Đối với các tội xâm phạm an ninh quốc gia ở mục A, lãnh đạo ba ngành địa phương phải xin ý kiến của cấp Uỷ và báo cáo lãnh đạo ba ngành Trung ương.

+ Đối với các vụ án kinh tế, phục vụ đấu tranh chống tham nhũng, buôn lậu do Viện kiểm sát đề xuất để lãnh đạo ba ngành quyết định.

Hàng tháng lãnh đạo ba ngành họp kiểm điểm tiến độ giải quyết và bổ sung danh sách những vụ án trọng điểm mới.

Trân trọng!

Đi đến trang Tra cứu hỏi đáp về Vụ án hình sự
Dương Thanh Trúc
6,851 lượt xem
Vụ án hình sự
Căn cứ pháp lý
Hỏi đáp mới nhất về Vụ án hình sự
Hỏi đáp Pháp luật
Nghị quyết 164 về thí điểm xử lý vật chứng, tài sản trong quá trình điều tra, truy tố, xét xử một số vụ việc, vụ án hình sự?
Hỏi đáp Pháp luật
Mẫu quyết định khởi tố vụ án hình sự của Viện kiểm sát nhân dân tối cao mới nhất?
Hỏi đáp Pháp luật
Trong vụ án hình sự, người bị buộc tội được coi là không có tội cho đến khi nào?
Hỏi đáp Pháp luật
Mẫu biên bản giao nhận hồ sơ vụ án hình sự của Viện kiểm sát nhân dân tối cao mới nhất 2024?
Hỏi đáp Pháp luật
Quá trình tiến hành đối chất trong vụ án hình sự có được ghi âm, ghi hình không?
Hỏi đáp Pháp luật
Mẫu yêu cầu khởi tố vụ án hình sự của Viện kiểm sát nhân dân tối cao mới nhất 2024?
Hỏi đáp Pháp luật
Thời hạn tạm ngừng phiên tòa xét xử vụ án hình sự tối đa là bao lâu?
Hỏi đáp Pháp luật
Hướng dẫn soạn thảo Mẫu biên bản đối chất trong vụ án hình sự mới nhất 2024?
Hỏi đáp Pháp luật
Căn cứ vào đâu để xác định dữ liệu điện tử có thể sử dụng làm chứng cứ trong vụ án hình sự?
Hỏi đáp Pháp luật
Ai có quyền đề nghị thay đổi người bào chữa trong vụ án hình sự?
Đặt câu hỏi

Quý khách cần hỏi thêm thông tin về Vụ án hình sự có thể đặt câu hỏi tại đây.

Chủ quản: Công ty THƯ VIỆN PHÁP LUẬT. Giấy phép số: 27/GP-TTĐT, do Sở TTTT TP. HCM cấp ngày 09/05/2019.
Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ - Số điện thoại liên hệ: 028 3930 3279
Địa chỉ: P.702A , Centre Point, 106 Nguyễn Văn Trỗi, P.8, Q. Phú Nhuận, TP. HCM;
Địa điểm Kinh Doanh: Số 17 Nguyễn Gia Thiều, P. Võ Thị Sáu, Q3, TP. HCM;
Chứng nhận bản quyền tác giả số 416/2021/QTG ngày 18/01/2021, cấp bởi Bộ Văn hoá - Thể thao - Du lịch
Thông báo
Bạn không có thông báo nào