Thấu chi là gì? Điều kiện để các giấy tờ có giá được giao dịch thấu chi là gì?
Thấu chi là gì? Vay thấu chi là gì?
Theo khoản 1 Điều 3 Thông tư 29/2016/TT-NHNN giải thích về thấu chi như sau:
Giải thích từ ngữ
Trong Thông tư này, các từ ngữ dưới đây được hiểu như sau:
1. Thấu chi trong thanh toán điện tử liên ngân hàng là việc tổ chức tín dụng được chi vượt số dư có trên tài khoản thanh toán bằng đồng Việt Nam mở tại Sở giao dịch Ngân hàng Nhà nước (sau đây gọi tắt là tài khoản thanh toán bằng đồng Việt Nam).
2. Cho vay qua đêm trong thanh toán điện tử liên ngân hàng là việc Ngân hàng Nhà nước cho tổ chức tín dụng vay có bảo đảm bằng cầm cố giấy tờ có giá trong khoảng thời gian tính từ cuối ngày làm việc hôm trước đến ngày làm việc liền kề tiếp theo.
3. Thời hạn còn lại của giấy tờ có giá là khoảng thời gian tính từ ngày Ngân hàng Nhà nước xác định giá trị giấy tờ có giá đến ngày đến hạn thanh toán toàn bộ gốc của giấy tờ có giá đó.
Theo đó, có thể hiểu một cách đơn giản thấu chi là thuật ngữ tiếng Anh "Overdraft" được dùng trong lĩnh vực tài chính ngân hàng.
Đây là tình trạng số dư tài khoản ngân hàng của khách hàng âm. Nói cách khác, khách hàng chi tiêu vượt quá số tiền thực có trong tài khoản của mình.
Như vậy, vay thấu chi là một hoạt động của ngân hàng cho phép khách hàng chi tiêu vượt quá số tiền thực có trong tài khoản của họ.
Thấu chi là gì? Điều kiện để các giấy tờ có giá được giao dịch thấu chi là gì? (Hình từ Internet)
Điều kiện để các giấy tờ có giá được giao dịch thấu chi là gì?
Theo Điều 5 Thông tư 29/2016/TT-NHNN quy định về giấy tờ có giá được sử dụng trong giao dịch thấu chi và cho vay qua đêm trong thanh toán điện tử liên ngân hàng như sau:
Giấy tờ có giá được sử dụng trong giao dịch thấu chi và cho vay qua đêm trong thanh toán điện tử liên ngân hàng
1. Đủ điều kiện lưu ký theo quy định về việc lưu ký và sử dụng giấy tờ có giá lưu ký tại Ngân hàng Nhà nước.
2. Có thể chuyển nhượng.
3. Được phát hành bằng đồng Việt Nam.
4. Có thời hạn còn lại tối thiểu là 30 ngày.
5. Thuộc danh mục các loại giấy tờ có giá được sử dụng trong giao dịch thấu chi và cho vay qua đêm trong thanh toán điện tử liên ngân hàng do Thống đốc Ngân hàng Nhà nước quyết định.
Theo đó, để giấy tờ có giá được giao dịch thấu chi cần đáp ứng các điều kiện sau:
- Đủ điều kiện lưu ký
- Có thể chuyển nhượng
- Được phát hành bằng đồng Việt Nam
- Thuộc danh mục các loại giấy tờ có giá được sử dụng trong giao dịch thấu chi
Cơ quan nào có thẩm quyền thực hiện thấu chi là gì?
Theo khoản 1 Điều 11 Thông tư 29/2016/TT-NHNN quy định về trách nhiệm của các đơn vị như sau:
Trách nhiệm của các đơn vị
1. Trách nhiệm của các đơn vị thuộc Ngân hàng Nhà nước
1.1. Vụ Chính sách tiền tệ
a) Chủ trì, tham mưu trình Thống đốc Ngân hàng Nhà nước quyết định và công bố lãi suất cho vay qua đêm theo quy định tại khoản 1 Điều 7 Thông tư này;
b) Chủ trì, tham mưu trình Thống đốc Ngân hàng Nhà nước danh mục các loại giấy tờ có giá được sử dụng trong giao dịch thấu chi và cho vay qua đêm trong thanh toán điện tử liên ngân hàng theo quy định tại khoản 5 Điều 5 Thông tư này và tỷ lệ phần trăm được thấu chi và cho vay qua đêm đối với các loại giấy tờ có giá theo quy định tại Điều 6 Thông tư này.
1.2. Sở giao dịch
a) Chủ trì xây dựng và trình Thống đốc Ngân hàng Nhà nước ban hành Quyết định về Quy trình thấu chi và cho vay qua đêm trong thanh toán điện tử liên ngân hàng phù hợp với quy định tại Thông tư này và các quy định khác có liên quan;
b) Xác định hạn mức thấu chi, điều chỉnh hạn mức thấu chi và thông báo cho tổ chức tín dụng theo quy định tại Thông tư này;
c) Thực hiện thấu chi và cho vay qua đêm;
d) Thông báo cho tổ chức tín dụng biết về dư nợ vay qua đêm, dư nợ vay qua đêm quá hạn;
đ) Thực hiện thu hồi dư nợ vay qua đêm theo quy định tại Thông tư này;
e) Thực hiện thu hồi dư nợ vay qua đêm quá hạn theo quy định tại Thông tư này;
g) Thông báo cho tổ chức tín dụng về biện pháp thu hồi dư nợ vay qua đêm quá hạn, thông báo về việc dừng thấu chi và cho vay qua đêm theo quy định tại Thông tư này;
h) Thực hiện tính lãi vay qua đêm, lãi quá hạn của dư nợ gốc vay qua đêm, lãi đối với lãi vay qua đêm chậm trả phù hợp với quy định của Ngân hàng Nhà nước;
i) Đầu mối xử lý các khó khăn, vướng mắc phát sinh trong quá trình thực hiện thấu chi và cho vay qua đêm.
...
Theo đó, cơ quan có thẩm quyền thực hiện thấu chi là Sở Giao dịch thuộc Ngân hàng Nhà nước
Trân trọng!
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Hướng dẫn cách viết CV, hồ sơ xin việc mới nhất năm 2025? Trọn bộ hồ sơ xin việc mới nhất năm 2025?
- Lời chúc phụ huynh dành cho cô giáo mầm non ngày 20 11 ý nghĩa?
- Cung cầu là gì? Mối quan hệ cung cầu như thế nào? Vai trò của cung cầu là gì?
- Các đơn vị sự nghiệp công lập thuộc Bộ Văn hóa Thể thao và Du lịch hiện nay?
- Thực hiện kiểm tra yếu tố hình thành giá được quy định như thế nào?