Có phải di chúc miệng sẽ mặc nhiên hết hiệu lực sau 3 tháng nếu người lập di chúc vẫn còn sống?
Có phải di chúc miệng sẽ mặc nhiên hết hiệu lực sau 3 tháng nếu người lập di chúc vẫn còn sống?
Căn cứ theo Điều 629 Bộ luật Dân sự 2015 quy định về di chúc miệng cụ thể như sau:
Di chúc miệng
1. Trường hợp tính mạng một người bị cái chết đe dọa và không thể lập di chúc bằng văn bản thì có thể lập di chúc miệng.
2. Sau 03 tháng, kể từ thời điểm di chúc miệng mà người lập di chúc còn sống, minh mẫn, sáng suốt thì di chúc miệng mặc nhiên bị hủy bỏ.
Theo đó, di chúc miệng được coi là hợp pháp nếu người di chúc miệng thể hiện ý chí cuối cùng của mình trước mặt ít nhất hai người làm chứng và ngay sau khi người di chúc miệng thể hiện ý chí cuối cùng, những người làm chứng phải ghi chép lại, cùng ký tên hoặc điểm chỉ.
Trong thời hạn 5 ngày làm việc, kể từ ngày người di chúc miệng thể hiện ý chí cuối cùng thì di chúc phải được công chứng viên hoặc cơ quan có thẩm quyền chứng thực xác nhận chữ ký hoặc điểm chỉ của người làm chứng (khoản 5 Điều 630 Bộ luật Dân sự 2015).
Như vậy, nếu sau 3 tháng, kể từ thời điểm có di chúc miệng mà người lập di chúc vẫn còn sống, minh mẫn, sáng suốt thì di chúc miệng thừa kế tài sản sẽ mặc nhiên hết hiệu lực và sẽ bị hủy bỏ.
Có phải di chúc miệng sẽ mặc nhiên hết hiệu lực sau 3 tháng nếu người lập di chúc vẫn còn sống? (Hình từ Internet)
Thời hiệu thừa kế tài sản là bao lâu?
Căn cứ theo Điều 623 Bộ luật Dân sự 2015 quy định về thời hiệu thừa kế cụ thể như sau:
Thời hiệu thừa kế
1. Thời hiệu để người thừa kế yêu cầu chia di sản là 30 năm đối với bất động sản, 10 năm đối với động sản, kể từ thời điểm mở thừa kế. Hết thời hạn này thì di sản thuộc về người thừa kế đang quản lý di sản đó. Trường hợp không có người thừa kế đang quản lý di sản thì di sản được giải quyết như sau:
a) Di sản thuộc quyền sở hữu của người đang chiếm hữu theo quy định tại Điều 236 của Bộ luật này;
b) Di sản thuộc về Nhà nước, nếu không có người chiếm hữu quy định tại điểm a khoản này.
2. Thời hiệu để người thừa kế yêu cầu xác nhận quyền thừa kế của mình hoặc bác bỏ quyền thừa kế của người khác là 10 năm, kể từ thời điểm mở thừa kế.
3. Thời hiệu yêu cầu người thừa kế thực hiện nghĩa vụ về tài sản của người chết để lại là 03 năm, kể từ thời điểm mở thừa kế.
Theo đó, thời hiệu thừa kế tài sản được quy định cụ thể:
- Thời hiệu để người thừa kế yêu cầu chia di sản là 30 năm đối với bất động sản, 10 năm đối với động sản, kể từ thời điểm mở thừa kế.
Trường hợp không có người thừa kế đang quản lý di sản thì di sản được giải quyết như sau:
+ Di sản thuộc quyền sở hữu của người đang chiếm hữu theo Điều 236 Bộ luật Dân sự 2015;
+ Di sản thuộc về Nhà nước, nếu không có người chiếm hữu.
- Thời hiệu để người thừa kế yêu cầu xác nhận quyền thừa kế của mình hoặc bác bỏ quyền thừa kế của người khác là 10 năm, kể từ thời điểm mở thừa kế.
- Thời hiệu yêu cầu người thừa kế thực hiện nghĩa vụ về tài sản của người chết để lại là 03 năm, kể từ thời điểm mở thừa kế.
Người lập di chúc có được truất quyền hưởng di sản của người thừa kế không?
Căn cứ theo Điều 626 Bộ luật Dân sự 2015 quy định về quyền của người lập di chúc cụ thể như sau:
Quyền của người lập di chúc
Người lập di chúc có quyền sau đây:
1. Chỉ định người thừa kế; truất quyền hưởng di sản của người thừa kế.
2. Phân định phần di sản cho từng người thừa kế.
3. Dành một phần tài sản trong khối di sản để di tặng, thờ cúng.
4. Giao nghĩa vụ cho người thừa kế.
5. Chỉ định người giữ di chúc, người quản lý di sản, người phân chia di sản.
Như vậy, người lập di chúc được truất quyền hưởng di sản người thừa kế theo quy định của pháp luật.
Tuy nhiên, người lập di chúc cũng phải đảm bảo điều kiện theo Điều 630 Bộ luật Dân sự 2015, cụ thể:
- Người lập di chúc minh mẫn, sáng suốt trong khi lập di chúc; không bị lừa dối, đe doạ, cưỡng ép;
- Nội dung của di chúc không vi phạm điều cấm của luật, không trái đạo đức xã hội; hình thức di chúc không trái quy định của luật.
Trân trọng!
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Còn bao nhiêu ngày đến 30 4 2025?
- 9 tháng 2 năm 2025 là ngày bao nhiêu âm lịch? NLĐ được nghỉ làm ngày này không?
- Có thể trả tiền thuê đất hằng năm đối với đất nuôi trồng thủy sản không?
- Hiệu trưởng công lập có được điều hành dạy thêm ngoài trường học không?
- Thẩm quyền xử phạt của Chủ tịch UBND tỉnh theo Nghị định 168?