Nguồn gốc của hoạt động chuyển kiều hối được hình thành như thế nào? Có các hình thức chuyển kiều hối nào?

Cho tôi hỏi: Nguồn gốc của hoạt động chuyển kiều hối được hình thành như thế nào? Có các hình thức chuyển kiều hối nào? Câu hỏi của chị Dạ Thảo (Bình Thuận)

Nguồn gốc của hoạt động chuyển kiều hối được hình thành như thế nào? Có các hình thức chuyển kiều hối nào?

Có thể nói những người sống ở nước ngoài sẽ thường quan tâm đến cuộc sống của người thân tại quê nhà.

Do đó, họ thường hỗ trợ thân nhân từ xa bằng một khoản tiền gửi về. Khoản tiền đó có thể được sử dụng để trả nợ, nâng cao đời sống của các thành viên trong gia đình thân nhân có người ở nước ngoài.

Ngoài ra, kiều hối cũng là một khoản tiền đầu tư nếu người ở nước ngoài thành công, có của ăn của để.

Kiều hối hiện tại là một hình thức giúp những người ở nước ngoài tham gia vào những cách sinh lời như các sản phẩm tài chính, công nghệ, hay bất động sản ở quê nhà.

Mở rộng hơn thì hoạt động kiều hối cũng là phương thức để nhằm bảo toàn vốn, giảm thiểu các rủi ro tại thị trường tài chính nước ngoài như khủng hoảng về chính trị hay kinh tế có thể xảy ra bất cứ lúc nào.

Lưu ý: Nội dung trên chỉ mang tính chất tham khảo!

Các hình thức chuyển kiều hối từ nước ngoài vào Việt Nam theo Điều 4 Quyết định 170/1999/QĐ-TTg, bao gồm:

- Chuyển ngoại tệ thông qua các tổ chức tín dụng được phép;

- Chuyển ngoại tệ thông qua các doanh nghịêp cung cấp dịch vụ tài chính bưu chính quốc tế;

- Cá nhân mang theo người vào Việt Nam.

Cá nhân ở nước ngoài khi nhập cảnh vào Việt Nam có mang theo ngoại tệ hộ cho Người Việt Nam ở nước ngoài phải kê khai với Hải quan cửa khẩu số ngoại tệ mang hộ từ nước ngoài gửi về cho Người thụ hưởng ở trong nước.

Nguồn gốc của hoạt động chuyển kiều hối được hình thành như thế nào? Có các hình thức chuyển kiều hối nào?

Nguồn gốc của hoạt động chuyển kiều hối được hình thành như thế nào? Có các hình thức chuyển kiều hối nào? (Hình từ Internet)

Những đối tượng nào được phép nhận kiều hối?

Căn cứ theo Điều 5 Quyết định 170/1999/QĐ-TTg được sửa đổi bởi Điều 1 Quyết định 78/2002/QĐ-TTg quy định về các đối tượng được phép nhận ngoại tệ do người Việt Nam ở nước ngoài chuyển vào và chi trả cho Người thụ hưởng ở trong nước cụ thể như sau:

Các đối tượng được phép nhận ngoại tệ do người Việt Nam ở nước ngoài chuyển vào và chi trả cho Người thụ hưởng ở trong nước
1. Tổ chức tín dụng được phép.
2. Doanh nghiệp cung cấp dịch vụ tài chính bưu chính quốc tế.
3. Các tổ chức kinh tế được Ngân hàng Nhà nước Việt Nam cho phép làm dịch vụ nhận và chi trả ngoaị tệ hoặc tổ chức kinh tế làm đại lý cho tổ chức tín dụng thực hiện việc chi trả ngoại tệ ở trong nước.
4. Các tổ chức tín dụng (bao gồm tổ chức tín dụng được phép hoạt động ngoại hối và tổ chức tín dụng không được phép hoạt động ngoại hối) làm đại lý cho các tổ chức kinh tế được phép làm dịch vụ nhận và chi trả ngoại tệ ở trong nước.
5. Các tổ chức tín dụng (bao gồm tổ chức tín dụng được phép hoạt động ngoại hối và tổ chức tín dụng không được phép hoạt động ngoại hối) làm đại lý cho các tổ chức tín dụng được phép.

Theo đó, những đối tượng được phép nhận kiều hối, bao gồm:

- Tổ chức tín dụng được Nhà nước cấp phép.

- Doanh nghiệp cung cấp dịch vụ tài chính bưu chính quốc tế.

- Các tổ chức kinh tế được Ngân hàng Nhà nước cho phép làm dịch vụ nhận và chi trả ngoại tệ hoặc tổ chức kinh tế làm đại lý cho tổ chức tín dụng thực hiện việc chi trả ngoại tệ ở trong nước.

- Các tổ chức tín dụng (bao gồm tổ chức tín dụng được phép hoạt động ngoại hối và tổ chức tín dụng không được phép hoạt động ngoại hối) làm đại lý cho các tổ chức kinh tế được phép làm dịch vụ nhận và chi trả ngoại tệ ở trong nước.

- Các tổ chức tín dụng (bao gồm tổ chức tín dụng được phép hoạt động ngoại hối và tổ chức tín dụng không được phép hoạt động ngoại hối) làm đại lý cho các tổ chức tín dụng được phép.

Khi nhận được kiều hối, người thụ hưởng có những quyền gì?

Theo Điều 6 Quyết định 170/1999/QĐ-TTg quy định về quyền của người thụ hưởng cụ thể như sau:

Quyền của Người thụ hưởng
1. Nhận bằng ngoại tệ hoặc đồng Việt Nam theo yêu cầu.
2. Trong trường hợp nhận bằng ngoại tệ, người thụ hưởng có thể bán cho các tổ chức tín dụng được phép, chuyển khoản vào tài khoản tiền gửi ngoại tệ cá nhân và được sử dụng theo các quy định hiện hành về quản lý ngoại hối, gửi tiết kiệm ngoại tệ tại các tổ chức tín dụng được phép hoặc sử dụng vào các mục đích khác theo các quy định của pháp luật Việt Nam.
3. Không phải đóng thuế thu nhập đối với các khoản ngoại tệ từ nước ngoài chuyển về.

Theo đó, khi nhận được kiều hối, người thủ hưởng có những quyền sau đây:

- Nhận bằng ngoại tệ hoặc đồng Việt Nam theo yêu cầu.

- Trong trường hợp nhận bằng ngoại tệ, người thụ hưởng có thể bán cho các tổ chức tín dụng được phép, chuyển khoản vào tài khoản tiền gửi ngoại tệ cá nhân và được sử dụng theo các quy định hiện hành về quản lý ngoại hối, gửi tiết kiệm ngoại tệ tại các tổ chức tín dụng được phép hoặc sử dụng vào các mục đích khác.

- Không phải đóng thuế thu nhập đối với các khoản ngoại tệ từ nước ngoài chuyển về.

Trân trọng!

Tổ chức tín dụng
Căn cứ pháp lý
Hỏi đáp mới nhất về Tổ chức tín dụng
Hỏi đáp Pháp luật
Bao lâu thì được xóa nợ xấu nhóm 2? Tỷ lệ trích lập dự phòng đối với các khoản nợ nhóm xấu 2 là bao nhiêu?
Hỏi đáp Pháp luật
Giãn nợ đến hết ngày 31/12/2024 đối với khách hàng vay tiêu dùng gặp khó khăn?
Hỏi đáp Pháp luật
Tổ chức tín dụng nào được làm đại lý phân phối trái phiếu Chính Phủ?
Hỏi đáp Pháp luật
Ban hành Thông tư 07/2024/TT-NHNN quy định về hoạt động đại lý thanh toán?
Hỏi đáp Pháp luật
Chính thức gia hạn Thông tư 02 cơ cấu nợ đến hết ngày 31/12/2024?
Hỏi đáp Pháp luật
Giám đốc ngân hàng phải có tiêu chuẩn, điều kiện như thế nào theo quy định của Luật Các tổ chức tín dụng 2024?
Hỏi đáp Pháp luật
Nợ quá hạn bao nhiêu ngày thì thành nợ xấu nhóm 2?
Hỏi đáp Pháp luật
Tiền đình chỉ lưu hành là gì? Có được đổi tiền đình chỉ lưu hành không?
Hỏi đáp Pháp luật
Ngân hàng Hợp tác Kinh tế Quốc tế là gì? Cơ quan nào Đại diện cho nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam tại Ngân hàng Hợp tác Kinh tế Quốc tế ?
Hỏi đáp Pháp luật
Hồ sơ vay tiền ngân hàng gồm những gì? Ngân hàng cho vay tiền với mức lãi suất bao nhiêu?
Đặt câu hỏi

Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.

Đi đến trang Tra cứu hỏi đáp về Tổ chức tín dụng
Nguyễn Trần Cao Kỵ
498 lượt xem
Tra cứu hỏi đáp liên quan
Tổ chức tín dụng
Chủ quản: Công ty THƯ VIỆN PHÁP LUẬT. Giấy phép số: 27/GP-TTĐT, do Sở TTTT TP. HCM cấp ngày 09/05/2019.
Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ - Số điện thoại liên hệ: 028 3930 3279
Địa chỉ: P.702A , Centre Point, 106 Nguyễn Văn Trỗi, P.8, Q. Phú Nhuận, TP. HCM;
Địa điểm Kinh Doanh: Số 17 Nguyễn Gia Thiều, P. Võ Thị Sáu, Q3, TP. HCM;
Chứng nhận bản quyền tác giả số 416/2021/QTG ngày 18/01/2021, cấp bởi Bộ Văn hoá - Thể thao - Du lịch
Thông báo
Bạn không có thông báo nào