Yêu cầu chung khi thiết kế đường giao thông nông thôn theo Tiêu chuẩn quốc gia TCVN 10380:2014 như thế nào?

Tôi có một thắc mắc: Yêu cầu chung khi thiết kế đường giao thông nông thôn theo Tiêu chuẩn quốc gia TCVN 10380:2014 như thế nào? Câu hỏi của chị Phụng Trâm (Phú Yên)

Yêu cầu chung khi thiết kế đường giao thông nông thôn theo Tiêu chuẩn quốc gia TCVN 10380:2014 như thế nào?

Căn cứ theo Tiểu mục 4.1 Mục 1 Tiêu chuẩn quốc gia TCVN 10380:2014 quy định về yêu cầu chung khi thiết kế đường giao thông nông thôn cụ thể như sau:

Yêu cầu chung khi thiết kế đường giao thông nông thôn không chỉ tuân theo đầy đủ các quy định trong Tiêu chuẩn quốc gia TCVN 10380:2014 mà phải thỏa mãn các yêu cầu sau đây:

- Đáp ứng yêu cầu trước mắt và có xét tới định hướng phát triển bền vững, lâu dài nhiều mặt về kinh tế, xã hội, văn hóa, môi trường của địa phương;

- Phải xét đến phương án phân kỳ đầu tư để khi nâng cấp cải tạo tận dụng được tối đa các công trình cầu cống đã phân kỳ. Khi thực hiện phương án phân kỳ phải xét đến việc dự trữ đất dùng cho công trình hoàn chỉnh sau này;

- Kết hợp chặt chẽ mạng lưới giao thông với quy hoạch tưới tiêu của thủy lợi, hệ thống đường dây tải điện, thông tin hữu tuyến.

Yêu cầu chung khi thiết kế đường giao thông nông thôn theo Tiêu chuẩn quốc gia TCVN 10380:2014 như thế nào?

Yêu cầu chung khi thiết kế đường giao thông nông thôn theo Tiêu chuẩn quốc gia TCVN 10380:2014 như thế nào? (Hình từ Internet)

Kết cấu mặt đường giao thông nông thôn phải đảm bảo như thế nào theo Tiêu chuẩn quốc gia TCVN 10380:2014?

Theo tiết 5.6.7 Tiểu mục 5.6 Mục 5 tiêu chuẩn quốc gia TCVN 10380:2014 quy định về các thông số kỹ thuật của đường cụ thể như sau:

Các thông số kỹ thuật của đường
...
5.6. Mặt đường
...
5.6.7. Kết cấu mặt đường
a) Đường GTNT thuộc loại đường ít xe (lưu lượng xe quy đổi trong một ngày đêm £ 200) nên kết cấu mặt đường cho phép lấy theo định hình. Kết cấu mặt đường GTNT điển hình xây dựng mới và cải tạo tùy theo cấp hạng kỹ thuật của đường tham khảo ở Phụ lục B.
b) Đối với đường GTNT loại A được lấy tương đương đường cấp VI TCVN 4054:05, kết cấu mặt đường được lựa chọn và tính toán thiết kế theo “Yêu cầu và chỉ dẫn thiết kế mặt đường mềm”
c) Đối với đường GTNT loại A, loại B khi có trên 15% tổng lưu lượng xe là xe tải nặng (tải trọng trục lớn hơn 6000 Kg) thì kết cấu mặt đường có thể được lựa chọn và tính toán thiết kế theo “Yêu cầu và chỉ dẫn thiết kế mặt đường mềm”.
5.6.8. Độ bằng phẳng mặt đường được đánh giá bằng thước dài 3,0 m theo TCVN 8864:2011. Đối với mặt đường là BTXM hoặc BTN yêu cầu tất cả các khe hở phải dưới 5 mm, đối với các loại khác yêu cầu tất cả các khe hở phải dưới 10 mm.

Theo đó, kết cấu mặt đường giao thông nông thôn phải đảm bảo theo Tiêu chuẩn quốc gia TCVN 10380:2014 như sau:

- Đường giao thông nông thôn thuộc loại đường ít xe (lưu lượng xe quy đổi trong một ngày đêm £ 200) nên kết cấu mặt đường cho phép lấy theo định hình.

Kết cấu mặt đường GTNT điển hình xây dựng mới và cải tạo tùy theo cấp hạng kỹ thuật của đường tham khảo ở Phụ lục B.

- Đối với đường giao thông nông thôn loại A được lấy tương đương đường cấp 6 TCVN 4054:05, kết cấu mặt đường được lựa chọn và tính toán thiết kế theo “Yêu cầu và chỉ dẫn thiết kế mặt đường mềm”

- Đối với đường v loại A, loại B khi có trên 15% tổng lưu lượng xe là xe tải nặng (tải trọng trục lớn hơn 6000 Kg) thì kết cấu mặt đường có thể được lựa chọn và tính toán thiết kế theo “Yêu cầu và chỉ dẫn thiết kế mặt đường mềm”.

Độ dốc ngang mặt đường giao thông nông thôn được quy định như thế nào theo Tiêu chuẩn quốc gia TCVN 10380:2014?

Căn cứ theo tiết 5.6.2 Tiểu mục 5.6 Mục 5 Tiêu chuẩn quốc gia TCVN 10380:2014 quy định về các thông số kỹ thuật của đường như sau:

Các thông số kỹ thuật của đường
...
5.6. Mặt đường
5.6.1. Mặt đường là bộ phận chịu tác dụng trực tiếp của bánh xe của các phương tiện cơ giới và thô sơ, cũng như chịu ảnh hưởng trực tiếp của thời tiết khí hậu (mưa, nắng, nhiệt độ, gió...). Vì vậy để cho các phương tiện giao thông đi lại được dễ dàng mặt đường cần thỏa mãn các điều kiện sau:
- Phải đủ độ bền vững (đủ cường độ) dưới tác dụng của tải trọng truyền trực tiếp qua bánh xe xuống mặt đường (đặc biệt là với loại xe súc vật bánh cứng) cũng như tác dụng của thời tiết, khí hậu.
- Phải đủ độ bằng phẳng để xe đi lại êm thuận và mặt đường không bị đọng nước.
5.6.2. Độ dốc ngang mặt đường GTNT tùy thuộc vào lượng mưa vùng và loại mặt đường cụ thể. Độ dốc ngang phần mặt đường yêu cầu từ 2% đến 4% (loại mặt đường là bê tông nhựa hoặc bê tông xi măng lấy trị số thấp, loại mặt đường không có lớp phủ mặt kín nước lấy trị số cao), phần lề đường từ 4% đến 5%.
...

Theo đó, độ dốc ngang mặt đường giao thông nông thôn được quy định tùy thuộc vào lượng mưa vùng và loại mặt đường cụ thể.

Độ dốc ngang phần mặt đường yêu cầu từ 2% đến 4% (loại mặt đường là bê tông nhựa hoặc bê tông xi măng lấy trị số thấp, loại mặt đường không có lớp phủ mặt kín nước lấy trị số cao), phần lề đường từ 4% đến 5% theo Tiêu chuẩn quốc gia TCVN 10380:2014.

Trân trọng!

Hỏi đáp mới nhất
Đặt câu hỏi

Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.

Nguyễn Trần Cao Kỵ
0 lượt xem
Hỏi đáp pháp luật mới nhất
Tra cứu hỏi đáp liên quan
Chủ quản: Công ty THƯ VIỆN PHÁP LUẬT. Giấy phép số: 27/GP-TTĐT, do Sở TTTT TP. HCM cấp ngày 09/05/2019.
Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ - Số điện thoại liên hệ: 028 3930 3279
Địa chỉ: P.702A , Centre Point, 106 Nguyễn Văn Trỗi, P.8, Q. Phú Nhuận, TP. HCM;
Địa điểm Kinh Doanh: Số 17 Nguyễn Gia Thiều, P. Võ Thị Sáu, Q3, TP. HCM;
Chứng nhận bản quyền tác giả số 416/2021/QTG ngày 18/01/2021, cấp bởi Bộ Văn hoá - Thể thao - Du lịch
Thông báo
Bạn không có thông báo nào