-
Khu phi thuế quan
-
Kho ngoại quan
-
Mở rộng kho ngoại quan
-
Thu hẹp kho ngoại quan
-
Di chuyển kho ngoại quan
-
Chuyển quyền sở hữu kho ngoại quan
-
Tạm dừng hoạt động kho ngoại quan
-
Chấm dứt hoạt động kho ngoại quan
-
Thuê kho ngoại quan
-
Điều kiện thành lập kho ngoại quan
-
Điều kiện công nhận kho ngoại quan
-
Trình tự công nhận kho ngoại quan
-
Thời gian lưu giữ hàng hóa tại kho ngoại quan
-
Thủ tục hải quan đối với hàng hóa từ nước ngoài đưa vào kho ngoại quan
-
Thủ tục hải quan đối với hàng hóa đưa từ khu phi thuế quan vào kho ngoại quan
-
Thủ tục hải quan đối với hàng hóa đưa từ nội địa vào kho ngoại quan
-
Thủ tục hải quan đối với hàng hóa xuất kho ngoại quan để xuất ra nước ngoài
-
Thủ tục hải quan đối với hàng hóa xuất kho ngoại quan để nhập khẩu vào nội địa
-
Thủ tục hải quan đối với hàng hóa xuất kho ngoại quan để nhập khẩu vào khu phi thuế quan
-
Thủ tục hải quan đối với hàng hóa xuất kho ngoại quan tạm nhập khẩu để bán tại cửa hàng miễn thuế
-
Thủ tục hải quan đối với hàng hóa xuất kho ngoại quan để vận chuyển đến kho ngoại quan khác
-
Khu chế xuất
-
Kho bảo thuế

Hàng hóa giả mạo nhãn hiệu hoặc tên gọi xuất xứ Việt Nam có được đưa vào kho ngoại quan không?
Hàng hóa giả mạo nhãn hiệu hoặc tên gọi xuất xứ Việt Nam có được đưa vào kho ngoại quan không?
Căn cứ quy định khoản 4 Điều 85 Nghị định 08/2015/NĐ-CP quy định về hàng hóa gửi kho ngoại quan như sau:
Hàng hóa gửi kho ngoại quan
....
4. Hàng hóa sau đây không được gửi kho ngoại quan:
a) Hàng hóa giả mạo nhãn hiệu hoặc tên gọi xuất xứ Việt Nam;
b) Hàng hóa gây nguy hiểm cho người hoặc ô nhiễm môi trường;
c) Hàng hóa cấm xuất khẩu, cấm nhập khẩu, tạm ngừng xuất khẩu, tạm ngừng nhập khẩu, trừ trường hợp được Thủ tướng Chính phủ cho phép.
Ngoài hàng hóa quy định tại các Điểm a, b và c Khoản 4 Điều này, căn cứ tình hình xuất khẩu, nhập khẩu trong từng thời kỳ, Thủ tướng Chính phủ quyết định Danh mục hàng hóa nhập khẩu không được gửi kho ngoại quan.
Như vậy, hàng hóa được đưa vào lưu giữ trong kho ngoại quan là hàng hóa từ Việt Nam đã làm xong thủ tục hải quan xuất khẩu, hàng hóa từ nước ngoài chờ làm thủ tục nhập khẩu vào Việt Nam hoặc chờ xuất khẩu sang nước thứ ba của các đối tượng được phép thuê kho ngoại quan theo quy định.
Tuy nhiên đối với hàng hóa giả mạo nhãn hiệu hoặc tên gọi xuất xứ Việt Nam đây là các mặt hàng không được gửi kho ngoại quan theo quy định của pháp luật.
Hàng hóa giả mạo nhãn hiệu hoặc tên gọi xuất xứ Việt Nam có được đưa vào kho ngoại quan không? (Hình từ Internet)
Đối tượng nào được phép thuê kho ngoại quan?
Căn cứ quy định khoản 1 Điều 84 Nghị định 08/2015/NĐ-CP quy định về thuê kho ngoại quan như sau:
Thuê kho ngoại quan
1. Đối tượng được phép thuê kho ngoại quan:
a) Tổ chức, cá nhân Việt Nam được phép kinh doanh xuất nhập khẩu thuộc các thành phần kinh tế;
b) Tổ chức, cá nhân nước ngoài.
2. Hợp đồng thuê kho ngoại quan:
a) Hợp đồng thuê kho ngoại quan do chủ kho ngoại quan và chủ hàng thỏa thuận theo quy định của pháp luật, trừ trường hợp chủ hàng vừa là chủ kho ngoại quan;
b) Thời hạn hiệu lực và thời hạn thuê kho ngoại quan do chủ hàng và chủ kho ngoại quan thỏa thuận trên hợp đồng thuê kho ngoại quan, nhưng không quá thời hạn hàng hóa được gửi kho ngoại quan theo quy định tại Khoản 1 Điều 61 Luật Hải quan;
c) Quá thời hạn thuê kho ngoại quan theo quy định tại Khoản 1 Điều 61 Luật Hải quan nếu chủ hàng hóa hoặc người được chủ hàng hóa ủy quyền không đưa hàng ra khỏi kho ngoại quan hoặc trong thời hạn thuê kho ngoại quan nhưng chủ hàng hóa hoặc người được chủ hàng hóa ủy quyền có văn bản đề nghị thanh lý thì Cục Hải quan tổ chức thanh lý hàng hóa gửi kho ngoại quan theo quy định của pháp luật.
Như vậy, đối tượng được phép thuê kho ngoại quan gồm có:
- Tổ chức, cá nhân Việt Nam được phép kinh doanh xuất nhập khẩu thuộc các thành phần kinh tế;
- Tổ chức, cá nhân nước ngoài.
Lưu ý: Thời hạn hiệu lực và thời hạn thuê kho ngoại quan do chủ hàng và chủ kho ngoại quan thỏa thuận trên hợp đồng thuê kho ngoại quan, nhưng không quá thời hạn hàng hóa được gửi kho ngoại quan theo quy định.
Các dịch vụ nào được thực hiện trong kho ngoại quan?
Căn cứ quy định Điều 83 Nghị định 08/2015/NĐ-CP quy định về các dịch vụ được thực hiện trong kho ngoại quan như sau:
Các dịch vụ được thực hiện trong kho ngoại quan
Chủ hàng hóa gửi kho ngoại quan trực tiếp thực hiện hoặc ủy quyền cho chủ kho ngoại quan hoặc đại lý làm thủ tục hải quan thực hiện các dịch vụ sau đối với hàng hóa gửi kho ngoại quan:
1. Gia cố, chia gói, đóng gói bao bì; đóng ghép hàng hóa; phân loại phẩm cấp hàng hóa, bảo dưỡng hàng hóa.
2. Lấy mẫu hàng hóa để phục vụ công tác quản lý hoặc làm thủ tục hải quan.
3. Chuyển quyền sở hữu hàng hóa.
4. Riêng đối với kho ngoại quan chuyên dùng chứa hóa chất, xăng dầu, nếu đáp ứng yêu cầu quản lý nhà nước về hải quan và yêu cầu quản lý nhà nước chuyên ngành có liên quan được phép pha chế, chuyển đổi chủng loại hàng hóa.
Như vậy, chủ hàng hóa gửi kho ngoại quan trực tiếp thực hiện hoặc ủy quyền cho chủ kho ngoại quan hoặc đại lý làm thủ tục hải quan thực hiện các dịch vụ sau đối với hàng hóa gửi kho ngoại quan:
- Gia cố, chia gói, đóng gói bao bì; đóng ghép hàng hóa; phân loại phẩm cấp hàng hóa, bảo dưỡng hàng hóa.
- Lấy mẫu hàng hóa để phục vụ công tác quản lý hoặc làm thủ tục hải quan.
- Chuyển quyền sở hữu hàng hóa.
- Riêng đối với kho ngoại quan chuyên dùng chứa hóa chất, xăng dầu, nếu đáp ứng yêu cầu quản lý nhà nước về hải quan và yêu cầu quản lý nhà nước chuyên ngành có liên quan được phép pha chế, chuyển đổi chủng loại hàng hóa.
Trân trọng!

Đinh Khắc Vỹ
- Mẫu xây dựng thang lương bảng lương mới nhất năm 2024?
- Danh sách 08 cơ quan thuộc Chính phủ hiện nay?
- Nộp án phí ly hôn 2024 ở đâu? Bao nhiêu tiền?
- Dự án có một nhà đầu tư đáp ứng yêu cầu năng lực kinh nghiệm được chấp thuận là nhà đầu tư thực hiện dự án có sử dụng đất có được miễn ký quỹ không?
- Khi xét chuyển chức danh nghề nghiệp viên chức có được kết hợp nâng bậc lương?