Ngân hàng tại Việt Nam mấy giờ bắt đầu làm việc và nghỉ lúc mấy giờ?

Cho tôi hỏi ngân hàng tại Việt Nam bắt đầu làm việc và nghỉ lúc mấy giờ? Ngân hàng Nhà nước thanh tra các đối tượng nào? Câu hỏi từ chị Thy (Huế)

Thời gian làm việc của ngân hàng tại Việt Nam hiện nay là khi nào?

Hiện nay có 49 ngân hàng tại Việt Nam và chia làm 04 loại, bao gồm:

(1) Ngân hàng Thương mại Nhà nước

(2) Ngân hàng Thương mại Cổ phần

(3) Ngân hàng Liên doanh

(4) Ngân hàng 100% Vốn Nước ngoài

Thời gian làm việc và thời gian nghỉ của ngân hàng tại Việt Nam có thể khác nhau dựa trên quy định của từng ngân hàng. Sau đây là thời gian làm việc của một số ngân hàng tại Việt Nam hiện nay như sau:

Ngân hàng

Thời gian làm việc

Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Việt Nam (AgriBank)

Làm việc từ thứ hai đến thứ sáu

Buổi sáng: từ 8h00 – 12h00

Buổi chiều: từ 13h00 – 17h00

Ngân hàng TMCP Ngoại Thương Việt Nam (Vietcombank)

Làm việc từ thứ hai đến thứ sáu

Khu vực miền Bắc

- Trụ sở chi nhánh và các chi nhánh:

+ Sáng: từ 7h30 - 11h30

+ Chiều: từ 13h00 - 16h30

- Các phòng giao dịch:

+ Sáng: từ 8h00 - 11h30

+ Chiều: 13h00 - 16h00

Khu vực miền Trung

- Trụ sở chi nhánh và các chi nhánh:

+ Sáng: từ 7h30 - 11h30

+ Chiều: từ 13h30 - 17h00

- Các phòng giao dịch:

+ Sáng: từ 8h00 - 11h30

+ Chiều: 13h30 - 16h30

Khu vực miền Nam

- Trụ sở chi nhánh và các chi nhánh:

+ Sáng: từ 7h30 - 11h30

+ Chiều: từ 13h00 - 16h30

- Các phòng giao dịch:

+ Sáng: từ 8h00 - 11h30

+ Chiều: 13h00 - 16h00

Ngân hàng TMCP Công thương Việt Nam (VietinBank)

Làm việc từ thứ hai đến thứ sáu

Buổi sáng: từ 8h00 – 12h00

Buổi chiều: từ 13h00 – 17h00

Ngân hàng TMCP Đầu tư và Phát triển Việt Nam (BIDV)

Làm việc từ thứ hai đến thứ sáu

Buổi sáng: Từ 8h00 đến 11h30 - 12h00

Buổi chiều: Từ 13h00 đến 16h00 - 16h30 - 17h00

Nội dung thông tin trên chỉ mang tính chất tham khảo

Ngân hàng Nhà nước thanh tra các đối tượng nào?

Căn cứ Điều 52 Luật Ngân hàng Nhà nước Việt Nam 2010 quy định đối tượng thanh tra ngân hàng:

Đối tượng thanh tra ngân hàng
Ngân hàng Nhà nước thanh tra các đối tượng sau đây:
1. Tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài, văn phòng đại diện của tổ chức tín dụng nước ngoài, tổ chức nước ngoài khác có hoạt động ngân hàng. Trong trường hợp cần thiết, Ngân hàng Nhà nước yêu cầu cơ quan nhà nước có thẩm quyền thanh tra hoặc phối hợp thanh tra công ty con, công ty liên kết của tổ chức tín dụng;
2. Tổ chức có hoạt động ngoại hối, hoạt động kinh doanh vàng; tổ chức hoạt động thông tin tín dụng; tổ chức cung ứng dịch vụ trung gian thanh toán không phải là ngân hàng;
3. Cơ quan, tổ chức, cá nhân Việt Nam và cơ quan, tổ chức, cá nhân nước ngoài tại Việt Nam trong việc thực hiện các quy định của pháp luật về tiền tệ và ngân hàng thuộc phạm vi quản lý nhà nước của Ngân hàng Nhà nước.

Như vậy, ngân hàng nhà nước thanh tra các đối tượng sau:

- Tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài, văn phòng đại diện của tổ chức tín dụng nước ngoài, tổ chức nước ngoài khác có hoạt động ngân hàng.

- Tổ chức có hoạt động ngoại hối, hoạt động kinh doanh vàng;

- Tổ chức hoạt động thông tin tín dụng;

- Tổ chức cung ứng dịch vụ trung gian thanh toán không phải là ngân hàng;

- Cơ quan, tổ chức, cá nhân Việt Nam và cơ quan, tổ chức, cá nhân nước ngoài tại Việt Nam trong việc thực hiện các quy định của pháp luật về tiền tệ và ngân hàng thuộc phạm vi quản lý nhà nước của Ngân hàng Nhà nước.

Ngân hàng tại Việt Nam mấy giờ bắt đầu làm việc và nghỉ lúc mấy giờ?

Ngân hàng tại Việt Nam mấy giờ bắt đầu làm việc và nghỉ lúc mấy giờ? (Hình từ Internet)

Đối tượng thanh tra vi phạm pháp luật về tiền tệ và ngân hàng thì bị xử lý như thế nào?

Căn cứ Điều 59 Luật Ngân hàng Nhà nước Việt Nam 2010 quy định đối tượng thanh tra vi phạm pháp luật về tiền tệ và ngân hàng thì xử lý như sau:

- Tùy theo tính chất, mức độ vi phạm mà đối tượng thanh tra bị xử lý kỷ luật, xử phạt vi phạm hành chính hoặc truy cứu trách nhiệm hình sự, nếu gây thiệt hại thì phải bồi thường theo quy định của pháp luật.

- Ngoài ra, Ngân hàng Nhà nước còn áp dụng các biện pháp xử lý sau đây đối với đối tượng thanh tra:

- Hạn chế chia cổ tức, chuyển nhượng cổ phần, chuyển nhượng tài sản;

- Hạn chế việc mở rộng phạm vi, quy mô và địa bàn hoạt động;

- Hạn chế, đình chỉ, tạm đình chỉ một hoặc một số hoạt động ngân hàng;

- Yêu cầu tổ chức tín dụng phải tăng vốn điều lệ để đáp ứng các yêu cầu bảo đảm an toàn trong hoạt động ngân hàng;

- Yêu cầu tổ chức tín dụng phải chuyển nhượng vốn điều lệ hoặc vốn cổ phần; cổ đông lớn, cổ đông nắm quyền kiểm soát, chi phối phải chuyển nhượng cổ phần;

- Quyết định giới hạn tăng trưởng tín dụng đối với tổ chức tín dụng trong những trường hợp cần thiết bảo đảm an toàn cho tổ chức tín dụng và hệ thống các tổ chức tín dụng;

- Áp dụng một hoặc một số tỷ lệ an toàn cao hơn mức quy định.

Trân trọng!

Ngân hàng thương mại
Căn cứ pháp lý
Hỏi đáp mới nhất về Ngân hàng thương mại
Hỏi đáp Pháp luật
Ngân hàng thương mại được Ủy ban Chứng khoán Nhà nước lựa chọn làm ngân hàng thanh toán khi nào?
Hỏi đáp Pháp luật
Ngân hàng thương mại có phải khai trương hoạt động văn phòng đại diện trong nước khi được chấp thuận thành lập văn phòng đại diện không?
Hỏi đáp Pháp luật
Tổng Giám đốc ngân hàng thương mại phải có bằng cấp gì?
Hỏi đáp Pháp luật
Ngân hàng thương mại phải có thời gian hoạt động bao lâu mới được thành lập văn phòng đại diện?
Hỏi đáp Pháp luật
Một bó tiền ngân hàng có bao nhiêu tờ? Trên giấy niêm phong bó tiền ngân hàng phải ghi nội dung gì?
Hỏi đáp Pháp luật
Hồ sơ đề nghị thay đổi chi nhánh quản lý phòng giao dịch ngân hàng thương mại gồm những gì?
Hỏi đáp Pháp luật
Ban hành Thông tư 31/2024/TT-NHNN quy định về phân loại tài sản có trong hoạt động của ngân hàng thương mại, tổ chức tín dụng phi ngân hàng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài?
Hỏi đáp Pháp luật
Room tín dụng là gì? Ngân hàng hết room tín dụng trong trường hợp nào?
Hỏi đáp Pháp luật
Đã có Thông tư 18/2024/TT-NHNN quy định về hoạt động thẻ ngân hàng?
Hỏi đáp Pháp luật
Hướng dẫn tra cứu mã ngân hàng chuẩn xác nhất năm 2024?
Đặt câu hỏi

Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.

Đi đến trang Tra cứu hỏi đáp về Ngân hàng thương mại
Phan Vũ Hiền Mai
2,541 lượt xem
Tra cứu hỏi đáp liên quan
Ngân hàng thương mại

TÌM KIẾM VĂN BẢN
Xem toàn bộ văn bản về Ngân hàng thương mại

Chủ quản: Công ty THƯ VIỆN PHÁP LUẬT. Giấy phép số: 27/GP-TTĐT, do Sở TTTT TP. HCM cấp ngày 09/05/2019.
Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ - Số điện thoại liên hệ: 028 3930 3279
Địa chỉ: P.702A , Centre Point, 106 Nguyễn Văn Trỗi, P.8, Q. Phú Nhuận, TP. HCM;
Địa điểm Kinh Doanh: Số 17 Nguyễn Gia Thiều, P. Võ Thị Sáu, Q3, TP. HCM;
Chứng nhận bản quyền tác giả số 416/2021/QTG ngày 18/01/2021, cấp bởi Bộ Văn hoá - Thể thao - Du lịch
Thông báo
Bạn không có thông báo nào