Danh sách ngân hàng ở Việt Nam hiện nay? Ngân hàng Nhà nước Việt Nam có nhiệm vụ và quyền hạn gì?
Danh sách ngân hàng ở Việt Nam hiện nay?
Dưới đây là danh sách ngân hàng ở Việt Nam hiện nay:
[1] Ngân hàng Thương mại Nhà nước
1. Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Việt Nam (Agribank)
2. Ngân hàng TNHH MTV Dầu khí toàn cầu (GPBank)
3. Ngân hàng TNHH MTV Đại Dương (OceanBank)
4. Ngân hàng TNHH MTV Xây dựng (CBBank)
[2] Ngân hàng Thương mại Cổ phần
1. Ngân hàng TMCP Công thương Việt Nam (VietinBank)
2. Ngân hàng TMCP Đầu tư và Phát triển Việt Nam (BIDV)
3. Ngân hàng TMCP Ngoại Thương Việt Nam (Vietcombank)
4. Ngân hàng TMCP Á Châu (ACB)
5. Ngân hàng TMCP An Bình (ABBANK)
6. Ngân hàng TMCP Bản Việt (Viet Capital Bank)
7. Ngân hàng TMCP Bảo Việt (BAOVIET Bank)
8. Ngân hàng TMCP Bắc Á (Bac A Bank)
9. Ngân hàng TMCP Bưu điện Liên Việt (LienVietPostBank)
10. Ngân hàng TMCP Đại Chúng Việt Nam (PVcomBank)
11. Ngân hàng TMCP Đông Á (DongA Bank)
12. Ngân hàng TMCP Đông Nam Á (SeABank)
13. Ngân hàng TMCP Hàng Hải (MSB)
14. Ngân hàng TMCP Kiên Long (Kienlongbank)
15. Ngân hàng TMCP Kỹ Thương (Techcombank)
16. Ngân hàng TMCP Nam Á (Nam A Bank)
17. Ngân hàng TMCP Phương Đông (OCB)
18. Ngân hàng TMCP Quân Đội (MB Bank)
19. Ngân hàng TMCP Quốc Tế (VIB)
20. Ngân hàng TMCP Quốc dân (NCB)
21. Ngân hàng TMCP Sài Gòn (SCB)
22. Ngân hàng TMCP Sài Gòn Công Thương (SAIGONBANK)
23. Ngân hàng TMCP Sài Gòn – Hà Nội (SHB)
24. Ngân hàng TMCP Sài Gòn Thương Tín (Sacombank)
25. Ngân hàng TMCP Tiên Phong (TPBank)
26. Ngân hàng TMCP Việt Á (VietABank)
27. Ngân hàng TMCP Việt Nam Thịnh Vượng (VPBank)
28. Ngân hàng TMCP Việt Nam Thương Tín (Vietbank)
29. Ngân hàng TMCP Xăng dầu Petrolimex (PG Bank)
30. Ngân hàng TMCP Xuất Nhập Khẩu (Eximbank)
31. Ngân hàng TMCP Phát triển Thành phố Hồ Chí Minh (HDBank)
[3] Ngân hàng Liên doanh
1. Ngân hàng TNHH Indovina (IVB)
2. Ngân hàng Liên doanh Việt Nga (VRB)
[4] Ngân hàng 100% Vốn Nước ngoài
1. Ngân hàng TNHH MTV ANZ Việt Nam (ANZVL)
2. Ngân hàng TNHH MTV Hong Leong Việt Nam (HLBVN)
3. Ngân hàng TNHH MTV HSBC Việt Nam (HSBC)
4. Ngân hàng TNHH MTV Shinhan Việt Nam (SHBVN)
5. Ngân hàng TNHH MTV Standard Chartered Việt Nam (SCBVL)
6. Ngân hàng TNHH MTV Public Bank Việt Nam (PBVN)
7. Ngân hàng TNHH MTV CIMB Việt Nam (CIMB)
8. Ngân hàng TNHH MTV Woori Việt Nam (Woori)
9. Ngân hàng TNHH MTV UOB Việt Nam (UOB)
[5] Ngân hàng Chính sách
1. Ngân hàng Chính sách xã hội Việt Nam (VBSP)
2. Ngân hàng Phát triển Việt Nam (VDB)
[6] Ngân hàng Hợp tác xã
1. Ngân hàng Hợp tác xã Việt Nam (Co-opBank)
Nội dung trên chỉ mang tính chất tham khảo
Danh sách ngân hàng ở Việt Nam hiện nay? Ngân hàng Nhà nước Việt Nam có nhiệm vụ và quyền hạn gì? (Hình từ Internet)
Ngân hàng Nhà nước Việt Nam có nhiệm vụ và quyền hạn gì?
Căn cứ Điều 4 Luật Ngân hàng Nhà nước Việt Nam 2010 quy định nhiệm vụ và quyền hạn của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam như sau:
- Hoạt động của Ngân hàng Nhà nước nhằm ổn định giá trị đồng tiền;
- Bảo đảm an toàn hoạt động ngân hàng và hệ thống các tổ chức tín dụng;
- Bảo đảm sự an toàn, hiệu quả của hệ thống thanh toán quốc gia;
- Góp phần thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội theo định hướng xã hội chủ nghĩa.
- Tham gia xây dựng chiến lược và kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội của đất nước.
- Xây dựng chiến lược phát triển ngành ngân hàng trình cơ quan nhà nước có thẩm quyền phê duyệt và tổ chức thực hiện.
- Ban hành hoặc trình cơ quan nhà nước có thẩm quyền ban hành văn bản quy phạm pháp luật về tiền tệ và ngân hàng;
- Tuyên truyền, phổ biến và kiểm tra theo thẩm quyền văn bản quy phạm pháp luật về tiền tệ và ngân hàng.
- Xây dựng chỉ tiêu lạm phát hằng năm để Chính phủ trình Quốc hội quyết định và tổ chức thực hiện.
- Tổ chức, điều hành và phát triển thị trường tiền tệ.
- Tổ chức hệ thống thống kê, dự báo về tiền tệ và ngân hàng;
- Công khai thông tin về tiền tệ và ngân hàng theo quy định của pháp luật.
- Tổ chức in, đúc, bảo quản, vận chuyển tiền giấy, tiền kim loại;
- Thực hiện nghiệp vụ phát hành, thu hồi, thay thế và tiêu huỷ tiền giấy, tiền kim loại.
- Cấp, sửa đổi, bổ sung, thu hồi giấy phép thành lập và hoạt động của tổ chức tín dụng, giấy phép thành lập chi nhánh ngân hàng nước ngoài, giấy phép thành lập văn phòng đại diện của tổ chức tín dụng nước ngoài, tổ chức nước ngoài khác có hoạt động ngân hàng;
- Cấp, thu hồi giấy phép hoạt động cung ứng dịch vụ trung gian thanh toán cho các tổ chức không phải là ngân hàng;
- Cấp, thu hồi giấy phép hoạt động cung ứng dịch vụ thông tin tín dụng cho các tổ chức;
- Chấp thuận việc mua, bán, chia, tách, hợp nhất, sáp nhập và giải thể tổ chức tín dụng theo quy định của pháp luật.
- Thực hiện đại diện chủ sở hữu phần vốn của Nhà nước tại doanh nghiệp thực hiện chức năng, nhiệm vụ của Ngân hàng Nhà nước, tổ chức tín dụng có vốn nhà nước theo quy định của pháp luật;
- Được sử dụng vốn pháp định để góp vốn thành lập doanh nghiệp đặc thù nhằm thực hiện chức năng, nhiệm vụ của Ngân hàng Nhà nước theo quyết định của Thủ tướng Chính phủ.
- Kiểm tra, thanh tra, giám sát ngân hàng;
- Xử lý vi phạm pháp luật về tiền tệ và ngân hàng theo quy định của pháp luật.
- Quyết định áp dụng biện pháp xử lý đặc biệt đối với tổ chức tín dụng vi phạm nghiêm trọng các quy định của pháp luật về tiền tệ và ngân hàng, gặp khó khăn về tài chính, có nguy cơ gây mất an toàn cho hệ thống ngân hàng, gồm mua cổ phần của tổ chức tín dụng;
- Đình chỉ, tạm đình chỉ, miễn nhiệm chức vụ người quản lý, người điều hành của tổ chức tín dụng;
- Quyết định sáp nhập, hợp nhất, giải thể tổ chức tín dụng;
- Đặt tổ chức tín dụng vào tình trạng kiểm soát đặc biệt;
- Thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn của mình theo quy định của pháp luật về phá sản đối với tổ chức tín dụng.
- Chủ trì, phối hợp với các cơ quan hữu quan xây dựng chính sách, kế hoạch và tổ chức thực hiện phòng, chống rửa tiền.
- Thực hiện quản lý nhà nước về bảo hiểm tiền gửi theo quy định của pháp luật về bảo hiểm tiền gửi.
- Chủ trì lập, theo dõi, dự báo và phân tích kết quả thực hiện cán cân thanh toán quốc tế.
- Tổ chức, quản lý, giám sát hệ thống thanh toán quốc gia, cung ứng dịch vụ thanh toán cho các ngân hàng;
- Tham gia tổ chức và giám sát sự vận hành của các hệ thống thanh toán trong nền kinh tế.
- Quản lý nhà nước về ngoại hối, hoạt động ngoại hối và hoạt động kinh doanh vàng.
- Quản lý Dự trữ ngoại hối nhà nước.
- Quản lý việc vay, trả nợ, cho vay và thu hồi nợ nước ngoài theo quy định của pháp luật.
- Chủ trì, phối hợp với cơ quan có liên quan chuẩn bị nội dung, tiến hành đàm phán, ký kết điều ước quốc tế với tổ chức tài chính, tiền tệ quốc tế mà Ngân hàng Nhà nước là đại diện và là đại diện chính thức của người vay quy định tại điều ước quốc tế theo phân công, uỷ quyền của Chủ tịch nước hoặc Chính phủ.
- Tổ chức thực hiện hợp tác quốc tế về tiền tệ và ngân hàng.
- Đại diện cho Nhà nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam tại các tổ chức tiền tệ và ngân hàng quốc tế.
- Tổ chức hệ thống thông tin tín dụng và cung ứng dịch vụ thông tin tín dụng; thực hiện chức năng quản lý nhà nước đối với các tổ chức hoạt động thông tin tín dụng.
- Làm đại lý và thực hiện các dịch vụ ngân hàng cho Kho bạc Nhà nước.
- Tham gia với Bộ Tài chính về việc phát hành trái phiếu Chính phủ, trái phiếu do Chính phủ bảo lãnh.
- Tổ chức đào tạo, bồi dưỡng nghiệp vụ về tiền tệ và ngân hàng; nghiên cứu, ứng dụng khoa học và công nghệ ngân hàng.
- Nhiệm vụ, quyền hạn khác theo quy định của pháp luật.
Cơ cấu tổ chức của các đơn vị thuộc Ngân hàng Nhà nước do ai quy định?
Căn cứ Điều 7 Luật Ngân hàng Nhà nước Việt Nam 2010 quy định tổ chức của Ngân hàng Nhà nước:
Tổ chức của Ngân hàng Nhà nước
1. Ngân hàng Nhà nước được tổ chức thành hệ thống tập trung, thống nhất, gồm bộ máy điều hành và các đơn vị hoạt động nghiệp vụ tại trụ sở chính, chi nhánh, văn phòng đại diện, đơn vị trực thuộc khác.
2. Cơ cấu tổ chức của Ngân hàng Nhà nước do Chính phủ quy định.
3. Cơ cấu tổ chức, nhiệm vụ, quyền hạn của các đơn vị thuộc Ngân hàng Nhà nước do Thống đốc Ngân hàng Nhà nước quy định, trừ trường hợp quy định tại khoản 2 Điều 49 của Luật này.
4. Thống đốc Ngân hàng Nhà nước quyết định thành lập, chấm dứt hoạt động của chi nhánh, văn phòng đại diện, các ban, hội đồng tư vấn về các vấn đề liên quan đến chức năng, nhiệm vụ của Ngân hàng Nhà nước; quyết định thành lập, chấm dứt hoạt động theo thẩm quyền các đơn vị trực thuộc Ngân hàng Nhà nước hoạt động trong các lĩnh vực đào tạo, bồi dưỡng nghiệp vụ ngân hàng, nghiên cứu, thông tin, lý luận khoa học ngân hàng, cung cấp dịch vụ liên quan đến hoạt động kho quỹ, dịch vụ công nghệ tin học ngân hàng và thanh toán, dịch vụ thông tin tín dụng.
Như vậy, cơ cấu tổ chức của các đơn vị thuộc Ngân hàng Nhà nước do Thống đốc Ngân hàng Nhà nước quy định. Riêng đối với cơ quan Thanh tra, giám sát ngân hàng sẽ do Thủ tướng Chính phủ quy định cụ thể.
Trân trọng!
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Đại hội Anh hùng chiến sĩ thi đua và dũng sĩ các lực lượng vũ trang giải phóng miền Nam lần thứ nhất được tổ chức vào thời gian nào?
- Trước khi trở thành Quân đội nhân dân Việt Nam, tổ chức tiền thân được gọi là gì? Ai là người đặt tên cho Quân đội nhân dân Việt Nam?
- Những nội dung cơ bản trong xây dựng nền quốc phòng toàn dân là gì?
- Bộ GDĐT công bố dự thảo quy chế tuyển sinh Đại học 2025? Xem toàn bộ Dự thảo tại đâu?
- Chiến lược phát triển kinh tế xã hội 10 năm (2021-2030) nêu quan điểm phát triển: “Chủ động, kiên quyết, kiên trì đấu tranh bảo vệ vững chắc độc lập, chủ quyền, thống nhất và....' gì?