Cơ cấu lại thời hạn trả nợ là gì? Ngân hàng Phát triển Việt Nam xem xét quyết định việc cơ cấu lại thời hạn trả nợ vay tín dụng đầu tư trong trường hợp nào?
Cơ cấu lại thời hạn trả nợ là gì?
Tại khoản 7 Điều 3 Nghị định 32/2017/NĐ-CP được sửa đổi bởi khoản 1 Điều 1 Nghị định 78/2023/NĐ-CP có quy định về cơ cấu lại thời hạn trả nợ như sau:
Cơ cấu lại thời hạn trả nợ là việc Ngân hàng Phát triển Việt Nam chấp thuận điều chỉnh kỳ hạn trả nợ, gia hạn nợ như sau:
- Điều chỉnh kỳ hạn trả nợ là việc Ngân hàng Phát triển Việt Nam chấp thuận kéo dài thêm một khoảng thời gian trả nợ một phần hoặc toàn bộ nợ gốc và/hoặc lãi tiền vay của kỳ hạn trả nợ đã thoả thuận (bao gồm cả trường hợp không thay đổi về số kỳ hạn trả nợ đã thỏa thuận), thời hạn cho vay không thay đổi;
- Gia hạn nợ là việc Ngân hàng Phát triển Việt Nam chấp thuận kéo dài thêm một khoảng thời gian trả nợ gốc và/hoặc lãi tiền vay, vượt quá thời hạn cho vay đã thoả thuận.
Cơ cấu lại thời hạn trả nợ là gì? Ngân hàng Phát triển Việt Nam xem xét quyết định việc cơ cấu lại thời hạn trả nợ vay tín dụng đầu tư trong trường hợp nào? (Hình từ Internet)
Ngân hàng Phát triển Việt Nam xem xét quyết định việc cơ cấu lại thời hạn trả nợ vay tín dụng đầu tư trong trường hợp nào?
Tại Điều 15 Nghị định 32/2017/NĐ-CP được sửa đổi bởi khoản 10 Điều 1 Nghị định 78/2023/NĐ-CP có quy định về cơ cấu lại thời hạn trả nợ, miễn, giảm lãi tiền vay như sau:
Cơ cấu lại thời hạn trả nợ, miễn, giảm lãi tiền vay
1. Ngân hàng Phát triển Việt Nam xem xét quyết định việc cơ cấu lại thời hạn trả nợ trên cơ sở đề nghị của khách hàng và kết quả đánh giá của Ngân hàng Phát triển Việt Nam về khả năng trả nợ của khách hàng, cụ thể như sau:
a) Khách hàng không có khả năng trả nợ đúng kỳ hạn nợ gốc và/hoặc lãi tiền vay và được Ngân hàng Phát triển Việt Nam đánh giá là có khả năng trả đầy đủ nợ gốc và/hoặc lãi tiền vay theo kỳ hạn trả nợ được điều chỉnh, thì Ngân hàng Phát triển Việt Nam xem xét, quyết định điều chỉnh kỳ hạn trả nợ gốc và/hoặc lãi tiền vay phù hợp với nguồn trả nợ của khách hàng; thời hạn cho vay không thay đổi;
b) Khách hàng không có khả năng trả hết nợ gốc và/hoặc lãi tiền vay đúng thời hạn cho vay đã thỏa thuận và được Ngân hàng Phát triển Việt Nam đánh giá là có khả năng trả đầy đủ nợ gốc và/hoặc lãi tiền vay trong một khoảng thời gian nhất định sau thời hạn cho vay thì Ngân hàng Phát triển Việt Nam xem xét, quyết định cho gia hạn nợ với thời hạn phù hợp với nguồn trả nợ của khách hàng.
2. Căn cứ tình hình tài chính của Ngân hàng Phát triển Việt Nam và khả năng trả nợ của khách hàng, Ngân hàng Phát triển Việt Nam xem xét, quyết định việc miễn, giảm lãi tiền vay của khách hàng.
3. Ngân hàng Phát triển Việt Nam hướng dẫn về hồ sơ, trình tự, thủ tục cơ cấu lại thời hạn trả nợ, miễn, giảm lãi tiền vay theo quy định tại khoản 1, khoản 2 Điều này.
Như vậy, Ngân hàng Phát triển Việt Nam xem xét quyết định việc cơ cấu lại thời hạn trả nợ vay tín dụng đầu tư trong trường hợp:
Trường hợp 1: Xem xét, quyết định điều chỉnh kỳ hạn trả nợ gốc và/hoặc lãi tiền vay phù hợp với nguồn trả nợ của khách hàng; thời hạn cho vay không thay đổi khi:
Khách hàng không có khả năng trả nợ đúng kỳ hạn nợ gốc và/hoặc lãi tiền vay và được Ngân hàng Phát triển Việt Nam đánh giá là có khả năng trả đầy đủ nợ gốc và/hoặc lãi tiền vay theo kỳ hạn trả nợ được điều chỉnh.
Trường hợp 2: Xem xét, quyết định cho gia hạn nợ với thời hạn phù hợp với nguồn trả nợ của khách hàng khi:
Khách hàng không có khả năng trả hết nợ gốc và/hoặc lãi tiền vay đúng thời hạn cho vay đã thỏa thuận và được Ngân hàng Phát triển Việt Nam đánh giá là có khả năng trả đầy đủ nợ gốc và/hoặc lãi tiền vay trong một khoảng thời gian nhất định sau thời hạn cho vay.
Có phải các hợp đồng vay vốn tín dụng đầu tư ký kết kể từ ngày 22/12/2023 phải trích lập dự phòng rủi ro không?
Tại Điều 15a Nghị định 32/2017/NĐ-CP được bổ sung bởi khoản 11 Điều 1 Nghị định 78/2023/NĐ-CP có quy định về trích lập dự phòng rủi ro như sau:
Trích lập dự phòng rủi ro
1. Đối với các hợp đồng vay vốn tín dụng ký kết kể từ ngày 22 tháng 12 năm 2023, Ngân hàng Phát triển Việt Nam thực hiện trích lập dự phòng rủi ro theo hướng dẫn của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam đối với các ngân hàng thương mại, được tính vào chi phí hoạt động của Ngân hàng Phát triển Việt Nam và được sử dụng để xử lý rủi ro đối với các khoản nợ vay theo các hợp đồng này.
2. Đối với các hợp đồng vay vốn tín dụng đã ký trước ngày 22 tháng 12 năm 2023, Ngân hàng Phát triển Việt Nam thực hiện trích lập và sử dụng dự phòng rủi ro theo quy định của Nghị định số 46/2021/NĐ-CP ngày 31 tháng 3 năm 2021 của Chính phủ về chế độ quản lý tài chính và đánh giá hiệu quả hoạt động đối với Ngân hàng Phát triển Việt Nam và các văn bản sửa đổi, bổ sung, thay thế (nếu có).
Như vậy, kể từ ngày 22/12/2023, Ngân hàng Phát triển Việt Nam phải thực hiện trích lập dự phòng rủi ro theo hướng dẫn của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam đối với các ngân hàng thương mại, được tính vào chi phí hoạt động của Ngân hàng Phát triển Việt Nam và được sử dụng để xử lý rủi ro đối với các khoản nợ vay theo các hợp đồng vay vốn tín dụng đầu tư.
Lưu ý: Nghị định 78/2023/NĐ-CP có hiệu lực từ ngày 22/12/2023.
Trân trọng!
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Ngày 3 2 1930 là ngày gì? Ý nghĩa lịch sử của việc thành lập Đảng Cộng sản Việt Nam (3/2/1930)?
- Năm 2025, thi đánh giá năng lực gồm những môn nào?
- Phương thức tuyển sinh 2025 trường Đại học Ngoại Thương?
- Hồ sơ đăng ký thi đánh giá năng lực 2025 Đại học Quốc gia TPHCM gồm gì?
- Còn bao nhiêu ngày đến 30 4 2025?