Cách mạng là gì? Người có công với cách mạng được hưởng các chế độ ưu đãi gì?
Cách mạng là gì?
Hiện nay, pháp luật Việt Nam không quy định cụ thể thuật ngữ cách mạng là gì. Tuy nhiên, những thành tựu mà đất nước ta đạt được chính là nhờ thành quả của cách mạng. Từ đó cũng sẽ hiểu được phần nào cách mạng là gì.
Có thể hiểu, cách mạng là một phương pháp của nhân dân hoặc một tổ chức mà trong đó các hoạt động đấu tranh diễn ra liên tục nhằm cải tiến một chính quyền, tư tưởng, công nghệ kỹ thuật,...
Cách mạng đã từng xảy ra trong nhiều lĩnh vực như xã hội, chính trị, văn hóa, kinh tế, công nghiệp,...
Cách mạng thường được thực hiện dưới sự lãnh đạo nhân dân, tạo ra 1 sự thay đổi về chất trên các mặt chính trị, kinh tế, hay văn hóa, xã hội.
Lưu ý: Thông tin này chỉ mang tính chất tham khảo.
Cách mạng là gì? Người có công với cách mạng được hưởng các chế độ ưu đãi gì? (Hình từ Internet)
Người có công với cách mạng được hưởng các chế độ ưu đãi gì?
Theo Chương 3 Nghị định 75/2021/NĐ-CP quy định thì người có công với cách mạng được hưởng các chế độ ưu đãi, bao gồm:
- Bảo hiểm y tế;
- Điều dưỡng phục hồi sức khỏe;
- Hỗ trợ phương tiện trợ giúp, dụng cụ chỉnh hình, phương tiện, thiết bị hồi phục chức năng cần thiết;
- Hỗ trợ ưu đãi giáo dục tại các cơ sở giáo dục thuộc hệ thống giáo dục quốc dân đến trình độ đại học;
- Hỗ trợ thăm viếng mộ liệt sĩ;
- Hỗ trợ di chuyển hài cốt liệt sĩ;
- Hỗ trợ công tác mộ liệt sĩ, công trình ghi công liệt sĩ;
- Xác định danh tính hài cốt liệt sĩ;
- Các chế độ ưu đãi khác.
Đồng thời, theo quy Điều 5 Pháp lệnh Ưu đãi người có công với cách mạng 2020 cũng quy định chế độ người có công với cách mạng bao gồm các chế độ như sau:
[1] Trợ cấp hằng tháng, phụ cấp hằng tháng, trợ cấp một lần.
[2] Các chế độ ưu đãi khác bao gồm:
- Bảo hiểm y tế.
- Điều dưỡng phục hồi sức khỏe.
- Cấp phương tiện trợ giúp, dụng cụ chỉnh hình, phương tiện, thiết bị phục hồi chức năng cần thiết theo chỉ định của cơ sở chỉnh hình, phục hồi chức năng thuộc ngành lao động - thương binh và xã hội hoặc của bệnh viện tuyến tỉnh trở lên.
- Ưu tiên trong tuyển sinh, tạo việc làm.
- Hỗ trợ để theo học đến trình độ đại học tại các cơ sở giáo dục thuộc hệ thống giáo dục quốc dân.
- Hỗ trợ cải thiện nhà ở căn cứ vào công lao, hoàn cảnh của từng người hoặc khi có khó khăn về nhà ở.
- Miễn hoặc giảm tiền sử dụng đất khi được Nhà nước giao đất ở, chuyển mục đích sử dụng đất sang đất ở, công nhận quyền sử dụng đất ở, khi được mua nhà ở thuộc sở hữu của Nhà nước.
- Ưu tiên giao hoặc thuê đất, mặt nước, mặt nước biển; ưu tiên giao khoán bảo vệ và phát triển rừng.
- Vay vốn ưu đãi để sản xuất, kinh doanh.
- Miễn hoặc giảm thuế theo quy định của pháp luật.
Đối tượng nào được hưởng chế độ người có công với cách mạng?
Theo quy định tại Điều 3 Pháp lệnh Ưu đãi người có công với cách mạng 2020 quy định về đối tượng được hưởng chế độ người có công với cách mạng bao gồm người có công với cách mạng và thân nhân của người có công với cách mạng:
- Người có công với cách mạng có những đối tượng cụ thể như sau:
+ Người hoạt động cách mạng trước ngày 01/01/1945.
+ Người hoạt động cách mạng từ ngày 01/01/1945 đến ngày khởi nghĩa tháng Tám năm 1945.
+ Liệt sỹ.
+ Bà mẹ Việt Nam anh hùng.
- Anh hùng Lực lượng vũ trang nhân dân.
+ Anh hùng Lao động trong thời kỳ kháng chiến.
+ Thương binh, bao gồm cả thương binh loại B được công nhận trước ngày 31/12/1993; người hưởng chính sách như thương binh.
+ Bệnh binh.
+ Người hoạt động kháng chiến bị nhiễm chất độc hóa học.
+ Người hoạt động cách mạng, kháng chiến, bảo vệ Tổ quốc, làm nghĩa vụ quốc tế bị địch bắt tù, đày.
+ Người hoạt động kháng chiến giải phóng dân tộc, bảo vệ Tổ quốc, làm nghĩa vụ quốc tế.
+ Người có công giúp đỡ cách mạng.
- Thân nhân của người có công với cách mạng bao gồm: Cha đẻ, mẹ đẻ, vợ hoặc chồng, con (con đẻ, con nuôi), người có công nuôi liệt sỹ.
Trân trọng!
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Đại hội Anh hùng chiến sĩ thi đua và dũng sĩ các lực lượng vũ trang giải phóng miền Nam lần thứ nhất được tổ chức vào thời gian nào?
- Trước khi trở thành Quân đội nhân dân Việt Nam, tổ chức tiền thân được gọi là gì? Ai là người đặt tên cho Quân đội nhân dân Việt Nam?
- Những nội dung cơ bản trong xây dựng nền quốc phòng toàn dân là gì?
- Bộ GDĐT công bố dự thảo quy chế tuyển sinh Đại học 2025? Xem toàn bộ Dự thảo tại đâu?
- Chiến lược phát triển kinh tế xã hội 10 năm (2021-2030) nêu quan điểm phát triển: “Chủ động, kiên quyết, kiên trì đấu tranh bảo vệ vững chắc độc lập, chủ quyền, thống nhất và....' gì?