Nhà ở được cấp giấy chứng nhận quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất có bắt buộc là nhà ở có sẵn không?
Nhà ở được cấp giấy chứng nhận quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất có bắt buộc là nhà ở có sẵn không?
Căn cứ quy định khoản 18 Điều 3 Luật Nhà ở 2014 quy định như sau:
Giải thích từ ngữ
Trong Luật này, các từ ngữ dưới đây được hiểu như sau:
...
18. Nhà ở có sẵn là nhà ở đã hoàn thành việc đầu tư xây dựng và đưa vào sử dụng.
19. Nhà ở hình thành trong tương lai là nhà ở đang trong quá trình đầu tư xây dựng và chưa được nghiệm thu đưa vào sử dụng.
Căn cứ quy định khoản 1 Điều 9 Luật Nhà ở 2014 quy định về công nhận quyền sở hữu nhà ở như sau:
Công nhận quyền sở hữu nhà ở
1. Tổ chức, hộ gia đình, cá nhân có đủ điều kiện và có nhà ở hợp pháp quy định tại Điều 8 của Luật này thì được cơ quan nhà nước có thẩm quyền cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất (sau đây gọi chung là Giấy chứng nhận) đối với nhà ở đó. Nhà ở được cấp Giấy chứng nhận phải là nhà ở có sẵn.
....
Như vậy, theo như quy định về công nhận quyền sở hữu nhà ở thì tổ chức, hộ gia đình, cá nhân có đủ điều kiện và có nhà ở hợp pháp thì được cơ quan nhà nước có thẩm quyền cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất. Nhà ở được cấp Giấy chứng nhận phải là nhà ở có sẵn.
Do đó nhà ở để được cấp giấy chứng nhận quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất có bắt buộc phải là nhà ở có sẵn.
Lưu ý: Nhà ở có sẵn là nhà ở đã hoàn thành việc đầu tư xây dựng và đưa vào sử dụng.
Bên cạnh đó thì còn tổ chức, hộ gia đình, cá nhân còn phải đáp ứng đủ điều kiện điều kiện được công nhận quyền sở hữu nhà ở theo quy định thì mới được cấp giấy chứng nhận quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất.
Nhà ở được cấp giấy chứng nhận quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất có bắt buộc là nhà ở có sẵn không? (Hình từ Internet)
Điều kiện được công nhận quyền sở hữu nhà ở gồm những gì?
Căn cứ quy định Điều 8 Luật Nhà ở 2014 quy định về điều kiện được công nhận quyền sở hữu nhà ở như sau:
Điều kiện được công nhận quyền sở hữu nhà ở
1. Tổ chức, hộ gia đình, cá nhân trong nước; đối với người Việt Nam định cư ở nước ngoài thì phải được phép nhập cảnh vào Việt Nam; đối với tổ chức, cá nhân nước ngoài thì phải có đủ điều kiện quy định tại Điều 160 của Luật này.
2. Có nhà ở hợp pháp thông qua các hình thức sau đây:
a) Đối với tổ chức, hộ gia đình, cá nhân trong nước thì thông qua hình thức đầu tư xây dựng, mua, thuê mua, nhận tặng cho, nhận thừa kế, nhận góp vốn, nhận đổi nhà ở và các hình thức khác theo quy định của pháp luật;
b) Đối với người Việt Nam định cư ở nước ngoài thì thông qua hình thức mua, thuê mua nhà ở thương mại của doanh nghiệp, hợp tác xã kinh doanh bất động sản (sau đây gọi chung là doanh nghiệp kinh doanh bất động sản); mua, nhận tặng cho, nhận đổi, nhận thừa kế nhà ở của hộ gia đình, cá nhân; nhận chuyển nhượng quyền sử dụng đất ở trong dự án đầu tư xây dựng nhà ở thương mại được phép bán nền để tự tổ chức xây dựng nhà ở theo quy định của pháp luật;
c) Đối với tổ chức, cá nhân nước ngoài thì thông qua các hình thức quy định tại khoản 2 Điều 159 của Luật này.
Như vậy, điều kiện được công nhận quyền sở hữu nhà ở gồm có:
- Đối với chủ sở hữu:
+ Là tổ chức, hộ gia đình, cá nhân trong nước;
+ Trường hợp là người Việt Nam định cư ở nước ngoài thì phải được phép nhập cảnh vào Việt Nam;
+ Trường hợp là tổ chức, cá nhân nước ngoài thì phải có đủ điều kiện quy định của pháp luật về sở hữu nhà ở tại Việt Nam.
- Các chủ thể có nhà ở hợp pháp thông qua các hình thức sau đây:
+ Đối với tổ chức, hộ gia đình, cá nhân trong nước thì thông qua hình thức đầu tư xây dựng, mua, thuê mua, nhận tặng cho, nhận thừa kế, nhận góp vốn, nhận đổi nhà ở và các hình thức khác theo quy định của pháp luật;
+ Đối với người Việt Nam định cư ở nước ngoài:
++ Thông qua hình thức mua, thuê mua nhà ở thương mại của doanh nghiệp, hợp tác xã kinh doanh bất động sản (sau đây gọi chung là doanh nghiệp kinh doanh bất động sản);
++ Mua, nhận tặng cho, nhận đổi, nhận thừa kế nhà ở của hộ gia đình, cá nhân;
++ Nhận chuyển nhượng quyền sử dụng đất ở trong dự án đầu tư xây dựng nhà ở thương mại được phép bán nền để tự tổ chức xây dựng nhà ở theo quy định của pháp luật;
+ Đối với tổ chức, cá nhân nước ngoài thì thông qua các hình thức sau đây:
++ Đầu tư xây dựng nhà ở theo dự án tại Việt Nam theo quy định của pháp luật.
++ Mua, thuê mua, nhận tặng cho, nhận thừa kế nhà ở thương mại bao gồm căn hộ chung cư và nhà ở riêng lẻ trong dự án đầu tư xây dựng nhà ở,
Lưu ý: Trừ khu vực bảo đảm quốc phòng, an ninh theo quy định của Chính phủ thì tổ chức, cá nhân nước ngoài không được mua, thuê mua, nhận tặng cho, nhận thừa kế.
Thời điểm chuyển quyền sở hữu nhà ở đối với trường hợp góp vốn là khi nào?
Căn cứ quy định Điều 12 Luật Nhà ở 2014 quy định về thời điểm chuyển quyền sở hữu nhà ở như sau:
Thời điểm chuyển quyền sở hữu nhà ở
....
2. Trường hợp góp vốn, tặng cho, đổi nhà ở thì thời điểm chuyển quyền sở hữu là kể từ thời điểm bên nhận góp vốn, bên nhận tặng cho, bên nhận đổi nhận bàn giao nhà ở từ bên góp vốn, bên tặng cho, bên đổi nhà ở.
...
Như vậy, quyền sở hữu nhà ở là một loại tài sản mà chủ sở hữu có thể sử dụng để góp vốn, tặng cho, hoặc trao đổi.
Do đó khi chủ sở hữu nhà ở thực hiện góp vốn bằng quyền sở hữu nhà ở thì thời điểm chuyển quyền sở hữu nhà ở là kể từ thời điểm bên nhận góp vốn nhận bàn giao nhà ở từ bên góp vốn.
Trân trọng!
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Tải toàn bộ Phụ lục Thông tư 91/2024 chế độ báo cáo thống kê ngành Tài chính từ 1/3/2025?
- 14/2 là valentine trắng hay đen? 14 tháng 2 là ngày của con trai hay con gái?
- Xe máy điện không gương 2025 có bị phạt không? Phạt bao nhiêu tiền?
- Từ ngày 01/7/2025, chi phí thù lao cho bào chữa viên nhân dân là bao nhiêu?
- 26 tháng 1 âm lịch là ngày mấy dương 2025? Thắp hương không đúng nơi quy định vào dịp lễ hội 26 tháng 1 âm bị xử phạt bao nhiêu tiền?