Yêu cầu thiết kế phòng cháy chống cháy cho nhà và công trình theo Tiêu chuẩn Việt Nam TCVN 2622:1995?

Tôi có thắc mắc: Yêu cầu thiết kế phòng cháy chống cháy cho nhà và công trình theo Tiêu chuẩn Việt Nam quy định như thế nào? Mong được giải đáp thăc mắc!

Yêu cầu thiết kế phòng cháy chống cháy cho nhà và công trình theo Tiêu chuẩn Việt Nam TCVN 2622:1995?

Tiêu chuẩn Việt Nam TCVN 2622:1995 về yêu cầu thiết kế phòng cháy chống cháy cho nhà và công trình có phạm vi áp dụng như sau:

- Tiêu chuẩn Việt Nam TCVN 2622:1995 là bắt buộc áp dụng. Cho phép áp dụng thêm các tiêu chuẩn khác khi có đảm bảo trình độ kĩ thuật và an toàn cao hơn quy định của tiêu chuẩn này.

- Tiêu chuẩn Việt Nam TCVN 2622:1995 quy định những yêu cầu cơ bản về phòng cháy chống cháy (viết tắt là PCCC) khi thiết kế, xây dựng mới hoặc cải tạo nhà và công trình cũng như khi thẩm định thiết kế và xét quyết định đưa nhà, công trình vào sử dụng.

- Khi thiết kế nhà và công trình ngoài việc tuân theo các quy định của tiêu chuẩn này, còn phải tuân theo các quy định có liên quan ở các tiêu chuẩn hiện hành khác.

- Các công trình đặc thù chuyên ngành có yêu cầu phòng cháy chống cháy đặc biệt có những quy định phòng cháy chống cháy riêng. Các công trình đặc thù chỉ áp dụng một số quy định thích hợp của tiêu chuẩn này.

ví dụ: kho chứa các chất dễ cháy, dễ nổ, kho chứa các hóa chất độc hại.

- Các công trình tạm thời, có thời gian sử dụng không quá 5 năm chỉ áp dụng phần lối thoát nạn và tham khảo các phần khác của tiêu chuẩn này.

Yêu cầu thiết kế phòng cháy chống cháy cho nhà và công trình theo Tiêu chuẩn Việt Nam TCVN 2622:1995?

Yêu cầu thiết kế phòng cháy chống cháy cho nhà và công trình theo Tiêu chuẩn Việt Nam TCVN 2622:1995? (Hình từ Internet)

Các hạng công trình sản xuất công nghiệp theo mức độ nguy hiểm về cháy nổ của công nghệ sản xuất và tính chất của các chất nguyên liệu?

Tại Mục 2 Tiêu chuẩn Việt Nam TCVN 2622:1995 quy định về công trình sản xuất công nghiệp được chia thành sáu hạng sản xuất theo mức độ nguy hiểm về cháy và nổ của công nghệ sản xuất và tính chất của các chất nguyên liệu như sau:

[1] Hạng A: Nguy hiểm cháy nổ:

Các chất khí cháy có giới hạn nồng độ cháy nổ dưới nhỏ hơn hoặc bằng 10% thể tích không khí và các chất lỏng có nhiệt độ bùng cháy nhỏ hơn 28 độ C, nếu các chất lỏng và các chất khí đó có thể hợp thành hỗn hợp dễ nổ có thể tích quá 5% thể tích không khí trong phòng; các chất có thể nổ và cháy khi tác dụng với nhau, với nước hay ôxy trong không khí.

[2] Hạng B: Nguy hiểm cháy nổ:

Các chất khí có giới hạn nồng độ nổ dưới trên 10% thể tích không khí, các chất lỏng có nhiệt độ bùng cháy từ 28 độ C đến 61 độ C, các chất lỏng được làm nóng trong điều kiện sản xuất đến nhiệt độ bằng và cao hơn nhiệt độ bùng cháy, các bụi hoặc xơ cháy có giới hạn nổ dưới, bằng hoặc nhỏ hơn 65g/m3, nếu các chất lỏng, khí và bụi hoặc xơ nói trên có thể tạo thành hỗn hợp dễ nổ có thể tích quá 5% thể tích không khí trong phòng.

[3] Hạng C: Nguy hiểm cháy:

Các chất lỏng với nhiệt độ bùng cháy cao hơn 61 độ C; bụi hay xơ cháy được với giới hạn nổ dưới lớn hơn 65g/m3; các chất và vật liệu rắn có thể cháy. Các chất chỉ có thể xảy ra cháy khi tác dụng với nước, không khí hay khi tác dụng với nhau.

[4] Hạng D: Không thể hiện đặc tính nguy hiểm của sản xuất

Các chất và vật liệu không cháy trong trạng thái nóng, nóng đỏ hoặc nóng cháy, mà quá trình gia công có kèm theo việc sinh bức xạ nhiệt, phát tia lửa và ngọn lửa; các chất rắn, chất lỏng và khí được đốt cháy hay sử dụng làm nhiên liệu.

[5] Hạng E: Không thể hiện đặc tính nguy hiểm của sản xuất

Các chất và vật liệu không cháy ở trạng thái nguội.

[6] Hạng F: Nguy hiểm nổ:

Các khí dễ cháy không qua pha lỏng, bụi có nguy hiểm nổ với số lượng có thể tạo nên hỗn hợp dễ nổ có thể tích vượt quá 5% thể tích không khí trong phòng mà ở đó theo điều kiện quá trình công nghệ chỉ có thể xẩy ra nổ (không kèm theo cháy). Các chất có thể nổ (không kèm theo cháy) khi tác dụng với nhau hoặc với nước, với ôxy của không khí.

Giới hạn chịu lửa tối thiểu và mức độ cháy của các cấu kiện xây dựng chủ yếu ứng với bậc chịu lửa của nhà và công trình như thế nào?

Theo Tiểu mục 5.1 Mục 5 Tiêu chuẩn Việt Nam TCVN 2622:1995 quy định về giới hạn chịu lửa tối thiểu và mức độ cháy của các cấu kiện xây dựng chủ yếu ứng với bậc chịu lửa của nhà và công trình theo bảng sau:

Lưu ý:

- Trong các ngôi nhà có bậc chịu lửa 3 thì sàn tầng một và tầng trên cũng phải làm bằng vật liệu khó cháy, sàn tầng hầm hay tầng chân tường phải làm bằng vật liệu không cháy, có giới hạn chịu lửa không dưới 60 phút;

- Trong các ngôi nhà bậc chịu lửa 4, 5 thì sàn của tầng hầm hay tầng chân tường phải làm bằng vật liệu khó cháy, có giới hạn chịu lửa dưới 45 phút;

- Trong các phòng có sản xuất, sử dụng hay bảo quản chất lỏng dễ cháy và cháy được sàn phải làm bằng vật liệu không cháy;

- Đối với các ngôi nhà có tầng hầm mái mà kết cấu chịu lực của mái là vật liệu không cháy thì cho phép lợp mái bằng vật liệu dễ cháy mà không phụ thuộc vào bậc chịu lửa của ngôi nhà;

- Đối với những ngôi nhà cách đường xe lửa đầu máy hơi nước dưới 30 m, thì không được lợp mái bằng vật liệu dễ cháy;

Trân trọng!

Phòng cháy chữa cháy
Căn cứ pháp lý
Hỏi đáp mới nhất về Phòng cháy chữa cháy
Hỏi đáp Pháp luật
Điều kiện đường giao thông phục vụ chữa cháy tại các chung cư mini ở TP. HCM?
Hỏi đáp Pháp luật
Quy định mới về Cấp Giấy chứng nhận kiểm định phương tiện PCCC từ 10/12/2024?
Hỏi đáp Pháp luật
Danh mục, số lượng phương tiện phòng cháy chữa cháy và cứu nạn cứu hộ trang bị chuyên ngành theo Thông tư 55?
Hỏi đáp Pháp luật
Danh mục thành phần hồ sơ trình ký về phòng cháy chữa cháy, cứu nạn cứu hộ theo Thông tư 55?
Hỏi đáp Pháp luật
Danh mục, số lượng phương tiện phòng cháy chữa cháy và cứu nạn cứu hộ trang bị cho 01 đội phòng cháy và chữa cháy cơ sở từ 10/12/2024?
Hỏi đáp Pháp luật
Ban hành Thông tư 55/2024/TT-BCA sửa đổi quy định về phòng cháy chữa cháy và cứu nạn cứu hộ từ 10/12/2024?
Hỏi đáp Pháp luật
Toàn văn Dự thảo Luật Phòng cháy chữa cháy và cứu nạn, cứu hộ?
Hỏi đáp Pháp luật
Phương án chữa cháy của cơ sở được tổ chức thực tập như thế nào?
Hỏi đáp Pháp luật
Sử dụng thiết bị điện không bảo đảm yêu cầu phòng nổ trong môi trường nguy hiểm cháy, nổ bị xử phạt bao nhiêu?
Hỏi đáp Pháp luật
Thời hạn giải quyết các thủ tục về cấp, cấp lại Chứng nhận huấn luyện nghiệp vụ phòng cháy, chữa cháy là bao lâu?
Đặt câu hỏi

Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.

Đi đến trang Tra cứu hỏi đáp về Phòng cháy chữa cháy
Chu Tường Vy
2,650 lượt xem
Chủ quản: Công ty THƯ VIỆN PHÁP LUẬT. Giấy phép số: 27/GP-TTĐT, do Sở TTTT TP. HCM cấp ngày 09/05/2019.
Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ - Số điện thoại liên hệ: 028 3930 3279
Địa chỉ: P.702A , Centre Point, 106 Nguyễn Văn Trỗi, P.8, Q. Phú Nhuận, TP. HCM;
Địa điểm Kinh Doanh: Số 17 Nguyễn Gia Thiều, P. Võ Thị Sáu, Q3, TP. HCM;
Chứng nhận bản quyền tác giả số 416/2021/QTG ngày 18/01/2021, cấp bởi Bộ Văn hoá - Thể thao - Du lịch
Thông báo
Bạn không có thông báo nào