Giá tham chiếu là gì? Cách xác định giá tham chiếu trong chứng khoán?
Giá tham chiếu là gì?
Giá tham chiếu có thể hiểu là mức giá đóng cửa của phiên giao dịch gần nhất trước đó (trừ các trường hợp đặc biệt).
Giá tham chiếu được lấy làm cơ sở để tính toán giá trần và giá sàn.
Giá tham chiếu là gì? Cách xác định giá tham chiếu trong chứng khoán? (Hình từ Internet)
Cách xác định giá tham chiếu trong chứng khoán?
Tại Điều 10 Quy chế giao dịch chứng khoán tại Sở Giao dịch Chứng khoán Thành phố Hồ Chí Minh ban hành kèm theo Quyết định 352/QĐ-SGDHCM năm 2021 có quy định cách xác định giá tham chiếu như sau:
- Giá tham chiếu của cổ phiếu, chứng chỉ quỹ đóng, chứng chỉ quỹ ETF, chứng quyền đang giao dịch là giá đóng cửa của ngày giao dịch gần nhất trước đó.
- Trường hợp cổ phiếu, chứng chỉ quỹ đóng, chứng chỉ quỹ ETF, chứng quyền mới được niêm yết, trong ngày giao dịch đầu tiên, giá tham chiếu được xác định như sau:
+ Đối với cổ phiếu, chứng chỉ quỹ đóng, chứng chỉ quỹ ETF, tổ chức niêm yết và tổ chức tư vấn niêm yết (nếu có) phải đưa ra mức giá dự kiến để làm giá tham chiếu trong ngày giao dịch đầu tiên.
Đối với chứng quyền mua dựa trên chứng khoán cơ sở là cổ phiếu, giá tham chiếu trong ngày giao dịch đầu tiên được xác định như sau:
Giá tham chiếu của chứng quyền mua | = | Giá phát hành của chứng quyền | x | (Giá tham chiếu của cổ phiếu cơ sở vào ngày giao dịch đầu tiên của chứng quyền/ Giá tham chiếu của cổ phiếu cơ sở tại ngày thông báo phát hành chứng quyền) | x | (Tỷ lệ chuyển đổi tại ngày thông báo phát hành chứng quyền /Tỷ lệ chuyển đổi tại ngày giao dịch đầu tiên) |
+ Biên độ dao động giá của cổ phiếu, chứng chỉ quỹ đóng, chứng chỉ quỹ ETF trong ngày giao dịch đầu tiên là +/-20% so với giá tham chiếu trong ngày giao dịch đầu tiên.
+ Giá đóng cửa trong ngày giao dịch đầu tiên sẽ là giá tham chiếu cho ngày giao dịch kế tiếp.
+ Nếu trong ba (03) ngày giao dịch đầu tiên, cổ phiếu, chứng chỉ quỹ đóng, chứng chỉ quỹ ETF mới niêm yết vẫn chưa có giá đóng cửa, tổ chức niêm yết phải xác định lại giá tham chiếu.
+ Không quy định mức giá tham chiếu dự kiến đối với trái phiếu mới niêm yết trong ngày giao dịch đầu tiên.
- Trường hợp giao dịch cổ phiếu, chứng chỉ quỹ đóng, chứng chỉ quỹ ETF không được hưởng cổ tức hoặc các quyền kèm theo, giá tham chiếu tại ngày giao dịch không hưởng quyền được xác định theo nguyên tắc:
Lấy giá đóng cửa của ngày giao dịch gần nhất điều chỉnh theo giá trị cổ tức được nhận hoặc giá trị các quyền kèm theo.
- Trường hợp tách hoặc gộp cổ phiếu, giá tham chiếu tại ngày giao dịch trở lại được xác định theo nguyên tắc lấy giá đóng cửa của ngày giao dịch trước ngày tách, gộp điều chỉnh theo tỷ lệ tách, gộp cổ phiếu.
- Trong một số trường hợp cần thiết, SGDCK có thể áp dụng phương thức xác định giá tham chiếu khác sau khi có sự chấp thuận của UBCKNN.
Lưu ý: Quy định trên được áp dụng tại Sở Giao dịch Chứng khoán Thành phố Hồ Chí Minh.
SGDCK không thực hiện điều chỉnh giá tham chiếu trong các trường hợp sau:
Trường hợp 1: Phát hành thêm cổ phiếu, chứng chỉ quỹ đóng với giá phát hành lớn hơn hoặc bằng giá đóng cửa của cổ phiếu, chứng chỉ quỹ đóng trước ngày giao dịch không hưởng quyền sau khi đã điều chỉnh các quyền khác (nếu có).
Trường hợp 2:
- Phát hành trái phiếu chuyển đổi (kể cả phát hành cho cổ đông hiện hữu), phát hành chứng khoán riêng lẻ, chào bán chứng khoán cho nhà đầu tư không phải cổ đông hiện hữu, phát hành cổ phiếu theo chương trình lựa chọn cho người lao động trong công ty, phát hành cổ phiếu bổ sung theo phương án hoán đổi từ các giao dịch sáp nhập;
- Trả cổ tức/thưởng bằng cổ phiếu quỹ cho cổ đông hiện hữu, chào bán cổ phiếu quỹ cho cổ đông hiện hữu và các trường hợp phát hành khác không ảnh hưởng đến quyền của cổ đông hiện hữu.
Trường hợp 3: Tổ chức niêm yết thực hiện giảm vốn điều lệ.
Giá tham chiếu ngày giao dịch đầu tiên sau khi bị tạm ngừng giao dịch trên 25 ngày được xác định như thế nào?
Tại khoản 4 Điều 12 Quy chế giao dịch chứng khoán tại Sở Giao dịch Chứng khoán Thành phố Hồ Chí Minh ban hành kèm theo Quyết định 352/QĐ-SGDHCM năm 2021 có quy định giá tham chiếu ngày giao dịch đầu tiên sau khi bị tạm ngừng giao dịch trên 25 ngày giao dịch được xác định như sau:
Giá tham chiếu của chứng quyền mua | = | Giá đóng cửa của chứng quyền vào ngày giao dịch liền trước ngày tạm ngừng giao dịch | x | (Giá tham chiếu của cổ phiếu cơ sở vào ngày giao dịch đầu tiên của chứng quyền sau khi giao dịch trở lại/ Giá tham chiếu của cổ phiếu cơ sở tại ngày giao dịch liền trước ngày tạm ngừng giao dịch) | x | (Tỷ lệ chuyển đổi tại ngày giao dịch liền trước ngày tạm ngừng giao dịch chứng quyền/ Tỷ lệ chuyển đổi tại ngày giao dịch đầu tiên của chứng quyền sau khi giao dịch trở lại) |
Trân trọng!
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Người có giấy phép lái xe hạng A2 được điều khiển loại xe nào từ 01/01/2025?
- Địa chỉ Học viện Tòa án ở đâu? Học viện Tòa án có mã trường là gì?
- Lịch âm 2025, Lịch vạn niên 2025, Lịch 2025: Chi tiết, đầy đủ nhất cả năm 2025?
- Khi nào chứng thư thẩm định giá hết hạn? Chứng thư thẩm định giá không bắt buộc cập nhật vào CSDL quốc gia trong trường hợp nào?
- Thời hạn bình ổn giá hàng hóa dịch vụ bao lâu? Gia hạn thời gian bình ổn giá hàng hóa dịch vụ được không?