Học phí học công chứng viên là bao nhiêu? Học công chứng viên ở đâu?
Học phí học công chứng viên là bao nhiêu?
Căn cứ theo điểm b khoản 1 Điều 1 Quyết định 1706/QĐ-HVTP năm 2021. Tải về có quy định như sau:
Quy định mức thu học phí đối với các chương trình đào tạo theo nhu cầu xã hội của Học viện Tư pháp mở tại trụ sở tại Hà Nội và Cơ sở tại Thành phố Hồ Chí Minh như sau:
1. Mức thu học phí đối với từng chương trình đào tạo
...
b) Mức thu học phí đối với Chương trình đào tạo nghề công chứng:
- Đối với các khóa học tổ chức vào buổi tối các ngày trong tuần và thứ bẩy, chủ nhật: 25.190.000 đồng/học viên/khoá học (Hai mươi lăm triệu một trăm chín mươi nghìn đồng chẵn).
- Đối với các khóa học tổ chức vào giờ hành chính: 20.150.000 đồng/học viên/khoá học (Hai mươi triệu một trăm năm mươi nghìn đồng chẵn).
- Chi tiết cho từng tín chỉ theo Phụ lục số 02-CCV đính kèm.
...
Như vậy, mức học phí học công chứng viên được chia như sau:
- Đối với các khóa học vào buổi tối các ngày trong tuần và thứ bảy, chủ nhật: 25.190.000 đồng/học viên/khoá học.
- Đối với các khóa học tổ chức vào giờ hành chính: 20.150.000 đồng/học viên/khoá học.
Lưu ý: Mức học phí học công chứng viên quy định trên áp dụng đối với các chương trình đào tạo theo nhu cầu xã hội của Học viện Tư pháp mở tại trụ sở tại Hà Nội và Cơ sở tại Thành phố Hồ Chí Minh.
Học phí học công chứng viên là bao nhiêu? Học công chứng viên ở đâu? (Hình từ Internet).
Chính sách ưu đãi, miễn giảm học phí học công chứng viên được quy định như thế nào?
Căn cứ theo quy định tại Điều 2 Quyết định 1706/QĐ-HVTP năm 2021 Tải về, chính sách ưu đãi, miễn giảm học phí học công chứng viên được quy định như sau:
(1) Ưu đãi miễn, giảm học phí cho học viên thuộc đối tượng chính sách:
- Miễn 100% tổng mức thu học phí
Đối với người có công với cách mạng theo quy định tạiPháp lệnh Ưu đãi người có công với cách mạng 2005 được sửa đổi bởi Pháp lệnh Ưu đãi người có công với cách mạng sửa đổi 2012 (nếu có);
Lưu ý: Pháp lệnh Ưu đãi người có công với cách mạng 2005 và Pháp lệnh Ưu đãi người có công với cách mạng sửa đổi 2012 đã hết hiệu lực và được thay thế bởi Pháp lệnh Ưu đãi người có công với Cách mạng 2020
- Giảm 50% tổng mức thu học phí
Đối với những học viên thuộc một trong các đối tượng sau:
+ Con liệt sĩ;
+ Người có công nuôi dưỡng liệt sĩ;
- Giảm 30% tổng mức thu học phí
Đối với những học viên thuộc một trong các đối tượng sau:
+ Cha đẻ, mẹ đẻ, vợ hoặc chồng, con của thương binh, bệnh binh;
+ Cựu chiến binh (theo quy định tại Thông tư 25/2016/TT-BLĐTBXH được thay thế bởi Thông tư 30/2019/TT-BLĐTBXH).
(2) Ưu đãi giảm học phí cho học viên đã, đang theo học tại Học viện Tư pháp:
- Giảm 30% tổng mức thu học phí
Đối với học viên là người đã hoàn thành một trong các khóa đào tạo nghiệp vụ xét xử, đào tạo nghiệp vụ kiểm sát hoặc đào tạo nghề luật sư tại Học viện Tư pháp tham gia học theo Chương trình đào tạo chung nguồn thẩm phán, kiểm sát viên, luật sư.
- Giảm 20% mức thu học phí
Đối với học viên là người đã hoàn thành một trong các khóa đào tạo theo nhu cầu xã hội tiếp tục tham gia các khóa đào tạo theo nhu cầu xã hội khác do Học viện Tư pháp tổ chức.
- Giảm 10% mức thu học phí
Đối với học viên là người đang tham gia một trong các khóa đào tạo theo nhu cầu xã hội khác do Học viện Tư pháp tổ chức.
Học công chứng viên ở đâu?
Căn cứ theo Điều 7 Thông tư 01/2021/TT-BTP có quy định như sau:
Cơ sở đào tạo nghề công chứng, chương trình khung đào tạo nghề công chứng
1. Cơ sở đào tạo nghề công chứng theo quy định tại Điều 9 của Luật Công chứng là Học viện Tư pháp thuộc Bộ Tư pháp.
2. Học viện Tư pháp chủ trì, phối hợp với Cục Bổ trợ tư pháp xây dựng, trình Bộ trưởng Bộ Tư pháp ban hành chương trình khung đào tạo nghề công chứng.
Theo quy định trên, Học viện Tư pháp thuộc Bộ Tư pháp là cơ sở duy nhất đào tạo nghề công chứng.
Như vậy, người có nhu cầu học công chứng có thể đăng ký nộp hồ sơ học công chứng viên tại Học viện Tư pháp thuộc Bộ Tư pháp.
Hiện nay Học viện Tư pháp có trụ sở tại Hà Nội và cơ sở tại Thành phố Hồ Chí Minh.
Thời gian học công chứng viên là bao lâu?
Căn cứ theo Điều 9 Luật Công chứng 2014 có quy định:
Đào tạo nghề công chứng
1. Người có bằng cử nhân luật được tham dự khóa đào tạo nghề công chứng tại cơ sở đào tạo nghề công chứng.
2. Thời gian đào tạo nghề công chứng là 12 tháng.
Người hoàn thành chương trình đào tạo nghề công chứng được cơ sở đào tạo nghề công chứng cấp giấy chứng nhận tốt nghiệp khóa đào tạo nghề công chứng.
3. Bộ trưởng Bộ Tư pháp quy định chi tiết về cơ sở đào tạo nghề công chứng, chương trình khung đào tạo nghề công chứng và việc công nhận tương đương đối với những người được đào tạo nghề công chứng ở nước ngoài.
Như vậy, thời gian học công chứng viên là 12 tháng.
Ngoài ra, căn cứ theo khoản 1 Điều 11 Luật Công chứng 2014, người có giấy chứng nhận tốt nghiệp khóa đào tạo nghề công chứng hoặc giấy chứng nhận bồi dưỡng nghề công chứng phải tập sự hành nghề tại một tổ chức hành nghề công chứng.
Thời gian tập sự hành nghề công chứng là 12 tháng đối với người có giấy chứng nhận tốt nghiệp khóa đào tạo nghề công chứng và 06 tháng đối với người có giấy chứng nhận bồi dưỡng nghề công chứng. Thời gian tập sự hành nghề công chứng được tính từ ngày đăng ký tập sự.
Trân trọng!
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Lịch âm 2025, Lịch vạn niên 2025, Lịch 2025: Chi tiết, đầy đủ nhất cả năm 2025?
- Ngày 25 tháng 11 âm là ngày bao nhiêu dương 2024? Người lao động được nghỉ hưởng lương vào ngày này không?
- Mẫu bản khai thành tích đề nghị xét tặng danh hiệu Nhà giáo ưu tú mới nhất 2024?
- Hồ sơ đăng ký hành nghề công tác xã hội tại Việt Nam đối với người nước ngoài gồm những gì?
- Căn cứ thành lập, tổ chức lại các phòng chức năng, các khoa chuyên môn, các trạm y tế xã và các tổ chức khác thuộc Trung tâm Y tế huyện?