-
Công chứng viên
-
Đào tạo nghề công chứng
-
Miễn đào tạo nghề công chứng
-
Cơ sở đào tạo nghề công chứng
-
Đào tạo nghề công chứng ở nước ngoài
-
Thẻ công chứng viên
-
Bổ nhiệm công chứng viên
-
Miễn nhiệm công chứng viên
-
Bổ nhiệm lại công chứng viên
-
Bồi dưỡng nghiệp vụ công chứng
-
Tập sự hành nghề công chứng
-
Tạm đình chỉ hành nghề công chứng

Mẫu giấy đề nghị công nhận tương đương đào tạo nghề công chứng ở nước ngoài mới nhất?
- Mẫu giấy đề nghị công nhận tương đương đào tạo nghề công chứng ở nước ngoài?
- Thủ tục công nhận tương đương đối với người được đào tạo nghề công chứng ở nước ngoài như thế nào?
- Điều kiện công nhận tương đương đối với người được đào tạo nghề công chứng ở nước ngoài là gì?
- Đối tượng nào được miễn đào tạo nghề công chứng?
Mẫu giấy đề nghị công nhận tương đương đào tạo nghề công chứng ở nước ngoài?
Căn cứ theo Tiểu mục 4 Phần A Thủ tục hành chính ban hành kèm theo Quyết định 991/QĐ-BTP năm 2021 có ban hành kèm theo mẫu giấy đề nghị công nhận tương đương đào tạo nghề công chứng như sau:
Xem chi tiết và tải về mẫu giấy đề nghị công nhận tương đương đào tạo nghề công chứng ở nước ngoài. Tải về.
Mẫu giấy đề nghị công nhận tương đương đào tạo nghề công chứng ở nước ngoài mới nhất? (Hình từ Internet)
Thủ tục công nhận tương đương đối với người được đào tạo nghề công chứng ở nước ngoài như thế nào?
Căn cứ theo Tiểu mục 4 Phần A Thủ tục hành chính ban hành kèm theo Quyết định 991/QĐ-BTP năm 2021, thủ tục công nhận tương đương đối với người được đào tạo nghề công chứng ở nước ngoài như sau:
(1) Trình tự thực hiện:
- Bước 1: Người có yêu cầu công nhận tương đương văn bằng đào tạo nghề công chứng ở nước ngoài nộp hồ sơ đề nghị đến Bộ Tư pháp;
- Bước 2: Bộ Tư pháp tiếp nhận hồ sơ đề nghị công nhận tương đương đối với người được đào tạo nghề công chứng ở nước ngoài; nếu thấy hồ sơ hợp lệ thì Bộ trưởng Bộ Tư pháp xem xét, ra quyết định công nhận tương đương đối với đào tạo nghề công chứng ở nước ngoài; trường hợp từ chối phải từ chối bằng văn bản có nêu rõ lý do.
Cách thức thực hiện: Nộp trực tiếp hoặc gửi qua hệ thống bưu chính đến Bộ Tư pháp.
(2) Thành phần hồ sơ:
- Giấy đề nghị công nhận tương đương đào tạo nghề công chứng theo Mẫu TP-CC-01 ban hành kèm theo Thông tư 01/2021/TT-BTP quy định chi tiết một số điều và biện pháp thi hành Luật Công chứng;
- Bản sao văn bằng và bản sao kết quả đào tạo nghề công chứng ở nước ngoài đã được hợp pháp hóa lãnh sự, được dịch ra tiếng Việt và bản dịch tiếng Việt phải được công chứng hoặc chứng thực theo quy định của pháp luật Việt Nam.
(3) Số lượng hồ sơ: 01 bộ.
Thời hạn giải quyết: Trong thời hạn 30 ngày, kể từ ngày nhận đủ hồ sơ hợp lệ, Bộ trưởng Bộ Tư pháp xem xét, ra quyết định công nhận tương đương đối với đào tạo nghề công chứng ở nước ngoài; trường hợp từ chối phải thông bằng văn.
(4) Đối tượng thực hiện thủ tục hành chính: Cá nhân.
(5) Cơ quan giải quyết thủ tục hành chính: Bộ Tư pháp.
(6) Kết quả thực hiện thủ tục hành chính: Quyết định công nhận tương đương đối với người được đào tạo nghề công chứng ở nước ngoài.
(7) Phí, lệ phí: Không.
Điều kiện công nhận tương đương đối với người được đào tạo nghề công chứng ở nước ngoài là gì?
Căn cứ theo Điều 8 Thông tư 01/2021/TT-BTP, điều kiện công nhận tương đương đối với người được đào tạo nghề công chứng ở nước ngoài như sau:
- Có văn bằng đào tạo nghề công chứng được cấp bởi cơ sở đào tạo ở nước ngoài thuộc phạm vi áp dụng của Hiệp định về tương đương văn bằng hoặc công nhận lẫn nhau về văn bằng hoặc Điều ước quốc tế có liên quan đến văn bằng mà Việt Nam là thành viên;
- Có văn bằng đào tạo nghề công chứng được cấp bởi cơ sở đào tạo ở nước ngoài mà chương trình đào tạo nghề công chứng đã được cơ quan kiểm định chất lượng của nước đó công nhận hoặc được cơ quan có thẩm quyền của nước đó cho phép thành lập và được phép cấp văn bằng.
Đối tượng nào được miễn đào tạo nghề công chứng?
Căn cứ theo Điều 10 Luật Công chứng 2014, những người sau đây được miễn đào tạo nghề công chứng:
- Người đã có thời gian làm thẩm phán, kiểm sát viên, điều tra viên từ 05 năm trở lên;
- Luật sư đã hành nghề từ 05 năm trở lên;
- Giáo sư, phó giáo sư chuyên ngành luật, tiến sĩ luật;
- Người đã là thẩm tra viên cao cấp ngành tòa án, kiểm tra viên cao cấp ngành kiểm sát; chuyên viên cao cấp, nghiên cứu viên cao cấp, giảng viên cao cấp trong lĩnh vực pháp luật.
Lưu ý: Người được miễn đào tạo nghề công chứng phải tham gia khóa bồi dưỡng kỹ năng hành nghề công chứng và quy tắc đạo đức hành nghề công chứng tại cơ sở đào tạo nghề công chứng trước khi đề nghị bổ nhiệm công chứng viên. Thời gian bồi dưỡng nghề công chứng là 03 tháng.
Người hoàn thành khóa bồi dưỡng được cấp giấy chứng nhận hoàn thành khóa bồi dưỡng nghề công chứng.
Trân trọng!

Âu Ngọc Hiền
- Mẫu xây dựng thang lương bảng lương mới nhất năm 2024?
- Danh sách 08 cơ quan thuộc Chính phủ hiện nay?
- Nộp án phí ly hôn 2024 ở đâu? Bao nhiêu tiền?
- Dự án có một nhà đầu tư đáp ứng yêu cầu năng lực kinh nghiệm được chấp thuận là nhà đầu tư thực hiện dự án có sử dụng đất có được miễn ký quỹ không?
- Khi xét chuyển chức danh nghề nghiệp viên chức có được kết hợp nâng bậc lương?