Phạm vi thực hiện đề án cảnh báo sớm sạt lở đất và lũ quét trên địa bàn vùng miền núi, trung du?

Cho hỏi: Phạm vi thực hiện đề án cảnh báo sớm sạt lở đất và lũ quét trên địa bàn vùng miền núi, trung du? Câu hỏi của chị Hiệp (Thái Bình)

Phạm vi thực hiện đề án cảnh báo sớm sạt lở đất và lũ quét trên địa bàn vùng miền núi, trung du?

Ngày 27/10/2023, Thủ tướng Chính phủ đã ban hành Quyết định 1262/QĐ-TTg năm 2023 phê duyệt Đề án Cảnh báo sớm sạt lở đất và lũ quét khu vực miền núi, trung du Việt Nam (sau đây viết tắt là Đề án) với các nội dung chủ yếu sau:

Đề án cảnh báo sớm sạt lở đất và lũ quét thực hiện trên địa bàn vùng miền núi, trung du thuộc 37 tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương từ năm 2023 đến 2030.

Theo đó, phạm vi thực hiện đề án cảnh báo sớm sạt lở đất và lũ quét trên địa bàn vùng miền núi, trung du như sau:

- 16 tỉnh khu vực Bắc Bộ, gồm: Điện Biên, Lai Châu, Sơn La, Hòa Bình, Hà Giang, Lào Cai, Yên Bái, Lạng Sơn, Cao Bằng, Bắc Kạn, Tuyên Quang, Quảng Ninh, Bắc Giang, Thái Nguyên, Phú Thọ, Vĩnh Phúc.

- 14 tỉnh, thành phố khu vực Trung Bộ, gồm: Thanh Hóa, Nghệ An, Hà Tĩnh, Quảng Bình, Quảng Trị, Thừa Thiên Huế, Đà Nẵng, Quảng Nam, Quảng Ngãi, Bình Định, Phú Yên, Khánh Hòa, Ninh Thuận, Bình Thuận.

- 5 tỉnh khu vực Tây Nguyên, gồm: Kon Tum, Gia Lai, Đắk Lắk, Đắk Nông, Lâm Đồng.

- 2 tỉnh khu vực Đông Nam Bộ, gồm: Bình Phước, Đồng Nai.

Cụ thể như sau:

- Lập bản đồ phân vùng rủi ro thiên tai do sạt lở đất, lũ quét tỷ lệ 1:50.000 hiển thị trên nền thông tin địa lý tỷ lệ 1:25.000 cho 15 tỉnh, gồm:

+ 03 tỉnh khu vực Bắc Bộ, gồm: Phú Thọ, Vĩnh Phúc, Thái Nguyên;

+ 05 tỉnh khu vực Trung Bộ, gồm: Bình Định, Phú Yên, Khánh Hòa, Ninh Thuận, Bình Thuận;

+ 05 tỉnh khu vực Tây Nguyên, gồm: Kon Tum, Gia Lai, Đắk Lắk, Đắk Nông, Lâm Đồng;

+ 02 tỉnh khu vực Đông Nam Bộ, gồm: Bình Phước, Đồng Nai.

Cập nhật, hoàn thiện bản đồ phân vùng rủi ro thiên tai do sạt lở đất, lũ quét tỷ lệ 1:50.000 hiển thị trên nền thông tin địa lý tỷ lệ 1:25.000 đã được thực hiện cho 22 tỉnh còn lại (ngoài 15 tỉnh nêu trên).

- Lập bản đồ phân vùng rủi ro thiên tai do sạt lở đất, lũ quét tỷ lệ 1:10.000 và lớn hơn cho 1.500 khu vực rủi ro cao cần tập trung điều tra, đánh giá chi tiết và cảnh báo sớm sạt lở đất, lũ quét, trong đó:

+ Bộ Tài nguyên và Môi trường thực hiện cho khoảng 150 khu vực;

+ Các địa phương thực hiện cho các khu vực còn lại.

- Thiết lập Hệ thống thông tin - cảnh báo sớm sạt lở đất, lũ quét thời gian thực, liên thông giữa các bộ, ngành và 37 tỉnh trung du, miền núi Việt Nam.

Phạm vi thực hiện đề án cảnh báo sớm sạt lở đất và lũ quét trên địa bàn vùng miền núi, trung du?

Phạm vi thực hiện đề án cảnh báo sớm sạt lở đất và lũ quét trên địa bàn vùng miền núi, trung du? (Hình từ Internet)

Việc thiết lập và duy trì hệ thống thông tin cảnh báo sớm sạt lở đất và lũ quét được quy định như thế nào?

Căn cứ theo Tiểu mục 4 Mục 3 Điều 1 Quyết định 1262/QĐ-TTg năm 2023 quy định về nội dung thực hiện cụ thể như sau:

NỘI DUNG THỰC HIỆN
...
4. Thiết lập và duy trì vận hành hệ thống thông tin - cảnh báo sớm sạt lở đất, lũ quét
a) Thiết lập Hệ thống thông tin - cảnh báo sớm: nâng cấp, phát triển các mô hình cảnh báo sạt lở đất, lũ quét cho 37 tỉnh trung du, miền núi Việt Nam; xây dựng hệ thống thông tin - cảnh báo sớm sạt lở đất, lũ quét thời gian thực, có sự phối hợp chiều giữa các cơ quan quản lý, cơ quan cảnh báo, dự báo và người dân trong thu nhận, phân tích, xử lý thông tin dữ liệu; cập nhật cơ sở dữ liệu về sạt, lở đất, lũ quét, kinh tế - xã hội, tình hình thiệt hại cho hệ thống thông tin - cảnh báo sớm; vận hành thử nghiệm tại trung ương và 37 tỉnh trung du, miền núi Việt Nam.
b) Duy trì vận hành Hệ thống thông tin - cảnh báo sớm: đầu tư trang thiết bị, hạ tầng công nghệ thông tin phục vụ vận hành hệ thống cảnh báo sớm; xây dựng quy chế vận hành, khai thác và cập nhật hệ thống cơ sở dữ liệu dùng chung; ứng dụng công nghệ viễn thám để giám sát, cập nhật cơ sở dữ liệu phục vụ cảnh báo sớm sạt lở đất, lũ quét cho hệ thống thông tin - cảnh báo sớm.
...

Theo đó, việc thiết lập và duy trì hệ thống thông tin cảnh báo sớm sạt lở đất và lũ quét được quy định như sau:

- Thiết lập Hệ thống thông tin cảnh báo sớm: nâng cấp, phát triển các mô hình cảnh báo sạt lở đất, lũ quét cho 37 tỉnh trung du, miền núi Việt Nam.

- Xây dựng hệ thống thông tin cảnh báo sớm sạt lở đất, lũ quét thời gian thực, có sự phối hợp chiều giữa các cơ quan quản lý, cơ quan cảnh báo, dự báo và người dân trong thu nhận, phân tích, xử lý thông tin dữ liệu.

- Cập nhật cơ sở dữ liệu về sạt, lở đất, lũ quét, kinh tế - xã hội, tình hình thiệt hại cho hệ thống thông tin cảnh báo sớm.

- Vận hành thử nghiệm tại trung ương và 37 tỉnh trung du, miền núi Việt Nam.

- Duy trì vận hành Hệ thống thông tin cảnh báo sớm: đầu tư trang thiết bị, hạ tầng công nghệ thông tin phục vụ vận hành hệ thống cảnh báo sớm.

- Xây dựng quy chế vận hành, khai thác và cập nhật hệ thống cơ sở dữ liệu dùng chung.

- Ứng dụng công nghệ viễn thám để giám sát, cập nhật cơ sở dữ liệu phục vụ cảnh báo sớm sạt lở đất, lũ quét cho hệ thống thông tin cảnh báo sớm.

Nguồn ngân sách địa phương để triển khai các nhiệm vụ thực hiện đề án cảnh báo sớm sạt lở đất và lũ quét như thế nào?

Theo Tiểu mục 2 Mục 6 Điều 1 Quyết định 1262/QĐ-TTg năm 2023 quy định về nguồn ngân sách địa phương để triển khai các nhiệm vụ thực hiện đề án cảnh báo sớm sạt lở đất và lũ quét như sau:

- Điều tra, lập bản đồ phân vùng nguy cơ, bản đồ phân vùng rủi ro sạt lở đất, lũ quét có nguy cơ gây ra sự cố môi trường tỷ lệ 1:10.000 và lớn hơn cho các vị trí, khu vực rủi ro cao với sạt lở đất, lũ quét tại địa phương.

- Điều tra, cập nhật cơ sở dữ liệu, thông tin về sạt lở đất, lũ quét có nguy cơ gây ra sự cố môi trường, quản lý, khai thác và cập nhật thông tin cho Hệ thống thông tin cảnh báo sớm sạt lở đất, lũ quét theo thời gian thực khu vực miền núi, trung du Việt Nam.

- Tổ chức triển khai duy trì ứng dụng các sản phẩm của Đề án tại địa phương.

- Nâng cao năng lực truyền thông cho cộng đồng trong sử dụng thông tin cảnh báo sớm phục vụ phòng, tránh sạt lở đất, lũ quét.

Trân trọng!

Hỏi đáp mới nhất
Đặt câu hỏi

Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.

Nguyễn Trần Cao Kỵ
0 lượt xem
Hỏi đáp pháp luật mới nhất
Tra cứu hỏi đáp liên quan

TÌM KIẾM VĂN BẢN

Chủ quản: Công ty THƯ VIỆN PHÁP LUẬT. Giấy phép số: 27/GP-TTĐT, do Sở TTTT TP. HCM cấp ngày 09/05/2019.
Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ - Số điện thoại liên hệ: 028 3930 3279
Địa chỉ: P.702A , Centre Point, 106 Nguyễn Văn Trỗi, P.8, Q. Phú Nhuận, TP. HCM;
Địa điểm Kinh Doanh: Số 17 Nguyễn Gia Thiều, P. Võ Thị Sáu, Q3, TP. HCM;
Chứng nhận bản quyền tác giả số 416/2021/QTG ngày 18/01/2021, cấp bởi Bộ Văn hoá - Thể thao - Du lịch
Thông báo
Bạn không có thông báo nào