Lắp gương gù cho xe máy có bị phạt không? Lắp gương chiếu hậu cho xe máy như thế nào?
Lắp gương gù cho xe máy có bị phạt không?
Căn cứ theo Điều 17 Nghị định 100/2019/NĐ-CP được sửa đổi, bổ sung bởi khoản 24, khoản 26 Điều 2 Nghị định 123/2021/NĐ-CP quy định xử phạt người điều khiển xe mô tô, xe gắn máy (kể cả xe máy điện), các loại xe tương tự xe mô tô và các loại xe tương tự xe gắn máy vi phạm quy định về điều kiện của phương tiện khi tham gia giao thông cụ thể như:
Xử phạt người điều khiển xe mô tô, xe gắn máy (kể cả xe máy điện), các loại xe tương tự xe mô tô và các loại xe tương tự xe gắn máy vi phạm quy định về điều kiện của phương tiện khi tham gia giao thông
1. Phạt tiền từ 100.000 đồng đến 200.000 đồng đối với một trong các hành vi vi phạm sau đây:
a) Điều khiển xe không có còi; đèn soi biển số; đèn báo hãm; gương chiếu hậu bên trái người điều khiển hoặc có nhưng không có tác dụng;
.....
Như vậy, theo quy định, xe máy không có gương chiếu hậu bên trái hoặc có nhưng không tác dụng sẽ bị phạt tiền từ 100.000 đồng đến 200.000 đồng. Mặt khác luật không quy định cũng như xử phạt đối với việc lắp gương gù cho xe máy.
Chính vì vậy, lắp gương gù cho xe máy vẫn có thể không bị phạt nếu như lắp gương theo vị trí luật định và vẫn đảm bảo tác dụng của gương, an toàn khi lái xe.
Lắp gương gù cho xe máy có bị phạt không? Lắp gương chiếu hậu cho xe máy như thế nào? (Hình từ Internet)
Lắp gương chiếu hậu cho xe máy như thế nào?
Theo quy định tại Tiểu mục 2.11 Mục 2 QCVN 14:2015/BGTVT về gương chiếu hậu cụ thể như:
Gương chiếu hậu
2.11.1. Đối với xe nhóm L1, L2 phải lắp ít nhất một gương chiếu hậu ở bên trái của người lái. Đối với xe nhóm L3, L4, L5 phải lắp gương chiếu hậu ở bên trái và bên phải của người lái.
2.11.2. Gương chiếu hậu sử dụng lắp trên xe là loại gương phải đáp ứng các yêu cầu được quy định trong Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia QCVN 28 : 2010/BGTVT.
2.11.3. Gương chiếu hậu phải được lắp đặt chắc chắn. Người lái có thể điều chỉnh dễ dàng tại vị trí lái và có thể nhận rõ hình ảnh ở phía sau với khoảng cách tối thiểu 50 m về phía bên phải và bên trái.
2.11.4. Trong trường hợp gương tròn, đường kính của bề mặt phản xạ không được nhỏ hơn 94 mm và không được lớn hơn 150 mm.
2.11.5. Trong trường hợp gương không tròn kích thước của bề mặt phản xạ phải đủ lớn để chứa được một hình tròn nội tiếp có đường kính 78 mm, nhưng phải nằm được trong một hình chữ nhật có kích thước 120 mm x 200 mmm
Mặt khác theo Tiểu mục 1.3 Mục 1 QCVN 14:2015/BGTVT có quy định như sau:
Giải thích từ ngữ
....
1.3.3. Xe trong Quy chuẩn này được phân theo các nhóm như sau:
Nhóm L1: Xe gắn máy hai bánh;
Nhóm L2: Xe gắn máy ba bánh;
Nhóm L3: Xe mô tô hai bánh;
Theo khoản 3.31 Điều 3 QCVN 41:2019/BGTVT quy định về xe mô tô như sau:
Giải thích từ ngữ
Trong Quy chuẩn này, các từ ngữ dưới đây được hiểu như sau:
....
3.31. Xe mô tô (hay còn gọi là xe máy) là xe cơ giới hai hoặc ba bánh và các loại xe tương tự, di chuyển bằng động cơ có dung tích xy lanh từ 50 cm3 trở lên, trọng tải bản thân xe không quá 400 kg.
Như vậy, xe máy là xe mô tô, cho nên việc lắp gương chiếu hậu phải tuân theo quy định như sau:
- Lắp gương chiếu hậu ở bên trái và bên phải của người lái.
- Gương chiếu hậu sử dụng lắp trên xe là loại gương phải đáp ứng các yêu cầu được quy định trong Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia QCVN 28:2010/BGTVT.
- Gương chiếu hậu phải được lắp đặt chắc chắn. Người lái có thể điều chỉnh dễ dàng tại vị trí lái và có thể nhận rõ hình ảnh ở phía sau với khoảng cách tối thiểu 50 m về phía bên phải và bên trái.
- Trong trường hợp gương tròn, đường kính của bề mặt phản xạ không được nhỏ hơn 94 mm và không được lớn hơn 150 mm.
-Trong trường hợp gương không tròn kích thước của bề mặt phản xạ phải đủ lớn để chứa được một hình tròn nội tiếp có đường kính 78 mm, nhưng phải nằm được trong một hình chữ nhật có kích thước 120 mm x 200 mmm
Kích thước gương chiếu hậu cho xe máy bao nhiêu?
Căn cứ tại Tiểu mục 2.2 Mục 2 QCVN 28:2010/BGTVT, kích thước gương chiếu hậu cho xe máy được quy định như sau:
- Diện tích của bề mặt phản xạ không được nhỏ hơn 69 cm2.
- Đối với gương tròn, đường kính của bề mặt phản xạ không được nhỏ hơn 94 mm và không được lớn hơn 150 mm.
- Đối với gương không tròn kích thước của bề mặt phản xạ phải đủ lớn để chứa được một hình tròn nội tiếp có đường kính 78 mm, nhưng phải nằm được trong một hình chữ nhật có kích thước 120 mm x 200 mm.
Trân trọng!
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Việc cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất đối với đất xây dựng công trình ngầm được quy định như thế nào?
- Từ 1/1/2025, tốc độ tối đa của xe máy trong khu vực đông dân cư là bao nhiêu?
- Người chưa đủ 15 tuổi có được sử dụng tài khoản thanh toán cá nhân không?
- Tổ chức, cá nhân kinh doanh cung cấp thông tin về sản phẩm, hàng hóa, dịch vụ thông qua người có ảnh hưởng thì người có ảnh hưởng có trách nhiệm gì?
- Tiêu chuẩn xét tặng danh hiệu Chiến sĩ thi đua cơ sở của Dân quân tự vệ từ ngày 22/12/2024 là gì?