Áp dụng AI vào hoạt động quan trắc khí tượng thủy văn, tăng thời hạn dự báo thời tiết lên 10 ngày?

Cho tôi hỏi có phải mới có quy định về việc thực hiện tăng thời hạn dự báo thời tiết lên 10 ngày đúng không? Mong được giải đáp!

Áp dụng trí tuệ nhân tạo AI vào hoạt động quan trắc khí tượng thủy văn?

Ngày 27 tháng 10 năm 2023, Thủ tướng Chính phủ đã ban hành Quyết định 1261/QĐ-TTg năm 2023 về việc Phê duyệt Đề án “Hiện đại hóa Ngành Khí tượng Thủy văn đến năm 2025 và thời kỳ 2026-2030"

Theo Mục 1 Điều 1 Quyết định 1261/QĐ-TTg năm 2023 về mục tiêu cụ thể đối với mạng lưới trạm quan trắc khí tượng thủy văn quốc gia và trạm quan trắc của các Bộ, ngành, địa phương như sau:

- Nghiên cứu áp dụng công nghệ quan trắc từ xa bằng vệ tinh, camera, viễn thám, vạn vật kết nối (IoT), trí tuệ nhân tạo (AI) trong hoạt động quan trắc phục vụ giám sát, dự báo trên diện rộng.

Ngoài ra, còn có một số mục tiêu khác như sau:

- Hiện đại hóa công nghệ quan trắc khí tượng thủy văn đến năm 2030 nâng tổng số trạm tự động trên toàn mạng lưới đạt 95% đối với các trạm khí tượng, đo mực nước, đo mưa, đo gió trên cao và tối thiểu 40% đối với các trạm đo lưu lượng nước.

- Tăng dày mật độ, bổ sung 13 trạm ra-đa thời tiết cho các khu vực trên đất liền, khu vực biên giới, các đảo và quần đảo thuộc chủ quyền Việt Nam;

- Phát triển mạng lưới trạm khí tượng hải văn tự động;

- Lồng ghép mạng lưới quan trắc tài nguyên và môi trường quốc gia với mạng lưới trạm khí tượng thủy văn quốc gia;

- Ứng dụng các công nghệ quan trắc mới, hiện đại vào phục vụ quan trắc khí tượng thủy văn và giám sát biến đổi khí hậu.

- Tăng cường quản lý nhà nước về khí tượng thủy văn đối với mạng lưới trạm khí tượng thủy văn của các Bộ, ngành, địa phương, các tổ chức, cá nhân có liên quan; nâng cấp, hiện đại hóa hệ thống kiểm định, hiệu chuẩn phương tiện đo khí tượng thủy văn.

- Đầu tư, hiện đại hóa hệ thống quan trắc, theo dõi, giám sát thiên tai chuyên dùng, nhất là đối với mưa, bão, lũ, lũ quét, ngập lụt, sạt lở đất, sạt lở bờ sông, bờ biển.

- Xây dựng cơ chế, chính sách khuyến khích tổ chức, cá nhân trong nước tham gia cung cấp dịch vụ, công nghệ về khí tượng thủy văn, sản xuất, lắp ráp các phương tiện đo, trang thiết bị sử dụng trong mạng lưới trạm khí tượng thủy văn quốc gia.

Áp dụng AI vào hoạt động quan trắc khí tượng thủy văn, tăng thời hạn dự báo thời tiết lên 10 ngày?

Áp dụng AI vào hoạt động quan trắc khí tượng thủy văn, tăng thời hạn dự báo thời tiết lên 10 ngày? (hình từ Internet)

Tăng thời hạn dự báo thời tiết lên 10 ngày?

Theo Tiểu mục d Mục 1 Điều 1 Quyết định 1261/QĐ-TTg năm 2023 về mục tiêu cụ thể đối với dự báo, cảnh báo khí tượng thủy văn như sau:

Mục tiêu dự báo, cảnh báo kịp thời, bảo đảm độ tin cậy, ngang tầm với các nước tiên tiến trong khu vực với một số chỉ tiêu cụ thể như sau:

- Tăng thời hạn dự báo thời tiết đến 10 ngày, cảnh báo xu thế diễn biến một số hiện tượng khí tượng thủy văn nguy hiểm đến 01 tháng, cảnh báo hiện tượng ENSO tác động đến Việt Nam, hạn hán, xâm nhập mặn từ 03 tháng đến 01 năm;

Ngoài ra còn có:

- Dự báo, cảnh báo lũ đủ độ tin cậy đối với các hệ thống sông lớn ở Bắc Bộ trước 02-03 ngày, ở Trung Bộ trước 01-02 ngày, ở Nam Bộ trước 10 ngày;

- Tăng chất lượng dự báo định lượng mưa lớn trước 02-03 ngày lên thêm 05-10% so với năm 2020; cảnh báo đủ độ tin cậy lũ quét, sạt lở đất trước 06 giờ;

- Nâng chất lượng dự báo, cảnh báo khí tượng thủy văn dẫn đầu các nước trong khu vực ASEAN.

- Cung cấp 100% thông tin phân vùng thiên tai, rủi ro thiên tai, giám sát biến đổi khí hậu, tài nguyên khí hậu, tài nguyên nước phục vụ việc xây dựng, thực hiện các chiến lược, quy hoạch, kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội, dự án trọng điểm của quốc gia.

Tăng mật độ trạm khí tượng thủy văn quốc gia đến năm 2030?

Theo Mục 3 Điều 1 Quyết định 1261/QĐ-TTg năm 2023 về nhiệm vụ và giải pháp cụ thể đới với mạng lưới trạm quan trắc khí tượng thủy văn quốc gia và trạm quan trắc khí tượng thủy văn chuyên dùng cho việc hiện đại hóa ngành khí tượng thủy văn như sau:

- Tiếp tục đầu tư tăng mật độ trạm khí tượng thủy văn quốc gia;

- Đầu tư thiết bị, công nghệ quan trắc, thu thập và xử lý số liệu tự động đối với mạng lưới trạm khí tượng thủy văn quốc gia;

- Bổ sung mạng lưới trạm đo mưa tự động, đặc biệt tại khu vực thường xảy ra lũ quét, sạt lở đất, ngập lụt.

- Tích hợp, lồng ghép giữa mạng lưới trạm khí tượng thủy văn quốc gia với mạng lưới quan trắc tài nguyên và môi trường quốc gia; giữa mạng lưới trạm quan trắc khí tượng thủy văn quốc gia với các trạm quan trắc chuyên dùng của Bộ, ngành, địa phương, tổ chức, cá nhân.

- Đầu tư tăng cường số lượng trạm đo mặn; đo đạc, điều tra, khảo sát về xói lở, bồi lấp lòng sông khu vực Đồng bằng sông Cửu Long; đầu tư hệ thống giám sát, quản lý và đánh giá hoạt động quan trắc khí tượng thủy văn hiện đại theo hướng tự động.

- Áp dụng phương tiện bay không người lái, công nghệ quét laser, công nghệ vệ tinh dẫn đường, công nghệ siêu âm ra-đa, công nghệ viễn thám, camera phục vụ quan trắc khí tượng thủy văn, lũ quét, sạt lở đất, sạt lở bờ sông, bờ biển.

Trân trọng!

Quan trắc khí tượng thủy văn
Căn cứ pháp lý
Hỏi đáp mới nhất về Quan trắc khí tượng thủy văn
Hỏi đáp Pháp luật
Áp dụng AI vào hoạt động quan trắc khí tượng thủy văn, tăng thời hạn dự báo thời tiết lên 10 ngày?
Hỏi đáp Pháp luật
Bảng thông số kỹ thuật phương tiện đo thủ công trong quan trắc khí tượng bề mặt như thế nào?
Đặt câu hỏi

Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.

Đi đến trang Tra cứu hỏi đáp về Quan trắc khí tượng thủy văn
Chu Tường Vy
250 lượt xem
Tra cứu hỏi đáp liên quan
Quan trắc khí tượng thủy văn
Chủ quản: Công ty THƯ VIỆN PHÁP LUẬT. Giấy phép số: 27/GP-TTĐT, do Sở TTTT TP. HCM cấp ngày 09/05/2019.
Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ - Số điện thoại liên hệ: 028 3930 3279
Địa chỉ: P.702A , Centre Point, 106 Nguyễn Văn Trỗi, P.8, Q. Phú Nhuận, TP. HCM;
Địa điểm Kinh Doanh: Số 17 Nguyễn Gia Thiều, P. Võ Thị Sáu, Q3, TP. HCM;
Chứng nhận bản quyền tác giả số 416/2021/QTG ngày 18/01/2021, cấp bởi Bộ Văn hoá - Thể thao - Du lịch
Thông báo
Bạn không có thông báo nào