Các biện pháp ngăn chặn theo BLTTHS 2015?
Các biện pháp ngăn chặn theo BLTTHS 2015?
Căn cứ theo quy định tại Bộ luật Tố tụng hình sự 2015, các biện pháp ngăn chặn hiện nay bao gồm:
- Giữ người trong trường hợp khẩn cấp.
- Bắt người phạm tội quả tang.
- Bắt người đang bị truy nã.
- Bắt bị can, bị cáo để tạm giam.
- Tạm giữ.
- Tạm giam.
- Bảo lĩnh.
- Đặt tiền để bảo đảm.
- Cấm đi khỏi nơi cư trú.
- Tạm hoãn xuất cảnh.
Mặt khác, theo Điều 109 Bộ luật Tố tụng hình sự 2015, việc áp dụng các biện pháp ngăn chặn là để kịp thời ngăn chặn tội phạm hoặc khi có căn cứ chứng tỏ người bị buộc tội sẽ gây khó khăn cho việc điều tra, truy tố, xét xử hoặc sẽ tiếp tục phạm tội hoặc để bảo đảm thi hành án, cơ quan, người có thẩm quyền tiến hành tố tụng trong phạm vi thẩm quyền của mình.
Các biện pháp ngăn chặn theo BLTTHS 2015? (Hình từ Internet)
Biện pháp ngăn chặn có được áp dụng đối với người dưới 18 tuổi hay không?
Căn cứ theo Điều 419 Bộ luật Tố tụng hình sự 2015 quy định về áp dụng biện pháp ngăn chặn, biện pháp cưỡng chế như sau:
Áp dụng biện pháp ngăn chặn, biện pháp cưỡng chế
1. Chỉ áp dụng biện pháp ngăn chặn, biện pháp áp giải đối với người bị buộc tội là người dưới 18 tuổi trong trường hợp thật cần thiết.
Chỉ áp dụng biện pháp tạm giữ, tạm giam đối với người bị buộc tội là người dưới 18 tuổi khi có căn cứ cho rằng việc áp dụng biện pháp giám sát và các biện pháp ngăn chặn khác không hiệu quả. Thời hạn tạm giam đối với người bị buộc tội là người dưới 18 tuổi bằng hai phần ba thời hạn tạm giam đối với người đủ 18 tuổi trở lên quy định tại Bộ luật này. Khi không còn căn cứ để tạm giữ, tạm giam thì cơ quan, người có thẩm quyền phải kịp thời hủy bỏ, thay thế bằng biện pháp ngăn chặn khác.
.....
Thông qua quy định trên, biện pháp ngăn chặn vẫn được áp dụng đối với người dưới 18 tuổi là người bị buộc tội trong trường hợp cần thiết.
Mặt khác, chỉ được áp dụng biện pháp tạm giam tạm giữ với người bị buộc tội là người dưới 18 tuổi trong trường hợp áp dụng biện pháp giám sát và các biện pháp ngăn chặn khác không hiệu quả.
Thời hạn tạm giam đối với người dưới 18 tuổi bằng 2/3 thời hạn tạm giam với người 18 tuổi trở lên.
Biện pháp ngăn chặn tạm giữ được quy định như thế nào?
Theo quy định Điều 117 Bộ luật Tố tụng hình sự 2015, biện pháp ngăn chặn tạm giữ được áp dụng đối với người bị giữ trong trường hợp khẩn cấp, người bị bắt trong trường hợp phạm tội quả tang, người phạm tội tự thú, đầu thú hoặc đối với người bị bắt theo quyết định truy nã.
Người có thẩm quyền ra lệnh giữ người thì có quyền ra quyết định tạm giữ cụ thể như:
- Thủ trưởng, Phó Thủ trưởng Cơ quan điều tra các cấp.
- Thủ trưởng đơn vị độc lập cấp trung đoàn và tương đương.
- Đồn trưởng Đồn biên phòng.
- Chỉ huy trưởng Biên phòng Cửa khẩu cảng.
- Chỉ huy trưởng Bộ đội biên phòng tỉnh, thành phố trực truộc trung ương.
- Cục trưởng Cục trinh sát biên phòng Bộ đội biên phòng.
- Cục trưởng Cục phòng, chống ma túy và tội phạm Bộ đội biên phòng.
- Đoàn trưởng Đoàn đặc nhiệm phòng, chống ma túy và tội phạm Bộ đội biên phòng.
- Tư lệnh vùng lực lượng Cảnh sát biển.
- Cục trưởng Cục Nghiệp vụ và pháp luật lực lượng Cảnh sát biển, Đoàn trưởng Đoàn đặc nhiệm phòng, chống tội phạm ma túy lực lượng Cảnh sát biển.
- Chi cục trưởng Chi cục Kiểm ngư vùng.
- Người chỉ huy tàu bay, tàu biển khi tàu bay, tàu biển đã rời khỏi sân bay, bến cảng.
Bên cạnh đó, quyết định tạm giữ phải giao cho người bị tạm giữ và đảm bảo các yêu cầu như sau:
- Ghi rõ họ tên, địa chỉ của người bị tạm giữ
- Lý do tạm giữ.
- Giờ, ngày bắt đầu và giờ, ngày hết thời hạn tạm giữ.
- Số, ngày, tháng, năm, địa điểm ban hành quyết định.
- Căn cứ ban hành quyết định.
- Nội dung của quyết định.
- Họ tên, chức vụ, chữ ký của người ban hành quyết định và đóng dấu.
Ngoài ra theo Điều 118 Bộ luật Tố tụng hình sự 2015, thời hạn tạm giữ là không quá 03 ngày kể từ các thời điểm sau:
- Khi Cơ quan điều tra, cơ quan được giao nhiệm vụ tiến hành một số hoạt động điều tra nhận người bị giữ, người bị bắt hoặc áp giải người bị giữ, người bị bắt về trụ sở của mình.
- Khi Cơ quan điều tra ra quyết định tạm giữ người phạm tội tự thú, đầu thú.
Tuy nhiên thời hạn tạm giữ có thể kéo dài hơn nhưng không quá 03 ngày trong trường hợp cần thiết. Người ra quyết định tạm giữ có thể gia hạn tạm giữ lần thứ hai nhưng không quá 03 ngày trong trường hợp đặc biệt.
Việc gia hạn thời hạn tạm giữ phải có sự phê chuẩn Viện kiểm sát cùng cấp hoặc Viện kiểm sát có thẩm quyền.
Trân trọng!
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Địa điểm bán pháo hoa Bộ Quốc phòng (pháo hoa Z121) tại TP Đà Nẵng?
- Bộ Đề thi GDCD lớp 7 cuối học kì 1 có đáp án năm 2024-2025?
- Lịch bắn pháo hoa Tết Âm lịch 2025 tỉnh Long An?
- Link Bình chọn WeChoice Awards 2024 https wechoice vn? Hạn WeChoice Awards 2024 Vote đến ngày mấy?
- Trách nhiệm của thanh niên trong sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước là gì?