Phương pháp xác định hàm lượng arsen giới hạn ô nhiễm kim loại nặng trong thực phẩm theo Quy chuẩn kỹ thuật Quốc gia QCVN 8-2:2011/BYT?

Cho hỏi: Phương pháp xác định hàm lượng arsen giới hạn ô nhiễm kim loại nặng trong thực phẩm theo Quy chuẩn kỹ thuật Quốc gia QCVN 8-2:2011/BYT? Câu hỏi của anh Sơn (Quảng Ninh)

Phương pháp xác định hàm lượng arsen giới hạn ô nhiễm kim loại nặng trong thực phẩm theo Quy chuẩn kỹ thuật Quốc gia QCVN 8-2:2011/BYT?

Căn cứ theo Tiểu mục 2 Mục 3 Quy chuẩn kỹ thuật Quốc gia QCVN 8-2:2011/BYT quy định về phương pháp lấy mẫu và phương pháp thử như sau:

PHƯƠNG PHÁP LẤY MẪU VÀ PHƯƠNG PHÁP THỬ
1. Lấy mẫu
Lấy mẫu theo hướng dẫn tại Thông tư số 16/2009/TT-BKHCN ngày 02 tháng 6 năm 2009 của Bộ Khoa học và Công nghệ về hướng dẫn kiểm tra Nhà nước về chất lượng hàng hóa lưu thông trên thị trường và các quy định khác của pháp luật có liên quan.
2. Phương pháp thử
Yêu cầu kỹ thuật quy định trong Quy chuẩn này được thử theo các phương pháp dưới đây (có thể sử dụng phương pháp thử khác có độ chính xác tương đương):
2.1. Phương pháp xác định hàm lượng arsen
□ TCVN 7601: 2007: Thực phẩm. Xác định hàm lượng arsen bằng phương pháp bạc dietyldithiocacbamat.
□ TCVN 7770: 2007 (ISO 17239: 2004): Rau, quả và sản phẩm rau, quả - Xác định hàm lượng arsen - Phương pháp đo phổ hấp thụ nguyên tử giải phóng hydrua.
□ TCVN 6626: 2000 (ISO 11969:1996) Chất lượng nước - Xác định hàm lượng arsen - Phương pháp đo phổ hấp thụ nguyên tử (kỹ thuật hydrua).
□ AOAC 973.78 Arsenic (total) Residues in Animal Tissues - Spectrophotometric Method (Tồn dư arsen tổng số trong mô động vật - Phương pháp quang phổ).
□ AOAC 986.15: Arsenic, cadmium, lead, selenium and zinc in human and pet foods (Arsen, cadmi, chì, selen và kẽm trong thực phẩm và thức ăn chăn nuôi).

Theo đó, phương pháp xác định hàm lượng arsen giới hạn ô nhiễm kim loại nặng trong thực phẩm theo Quy chuẩn kỹ thuật Quốc gia QCVN 8-2:2011/BYT, bao gồm:

- TCVN 7601: 2007: Thực phẩm. Xác định hàm lượng arsen bằng phương pháp bạc dietyldithiocacbamat.

- TCVN 7770: 2007 (ISO 17239: 2004): Rau, quả và sản phẩm rau, quả - Xác định hàm lượng arsen - Phương pháp đo phổ hấp thụ nguyên tử giải phóng hydrua.

- TCVN 6626: 2000 (ISO 11969:1996): Chất lượng nước - Xác định hàm lượng arsen - Phương pháp đo phổ hấp thụ nguyên tử (kỹ thuật hydrua).

- AOAC 973.78 Arsenic (total) Residues in Animal Tissues - Spectrophotometric Method (Tồn dư arsen tổng số trong mô động vật - Phương pháp quang phổ).

- AOAC 986.15: Arsenic, cadmium, lead, selenium and zinc in human and pet foods (Arsen, cadmi, chì, selen và kẽm trong thực phẩm và thức ăn chăn nuôi).

Phương pháp xác định hàm lượng arsen giới hạn ô nhiễm kim loại nặng trong thực phẩm theo Quy chuẩn kỹ thuật Quốc gia QCVN 8-2:2011/BYT?

Phương pháp xác định hàm lượng arsen giới hạn ô nhiễm kim loại nặng trong thực phẩm theo Quy chuẩn kỹ thuật Quốc gia QCVN 8-2:2011/BYT? (Hình từ Internet)

Giới hạn ô nhiễm arsen trong thực phẩm được quy định như thế nào theo Quy chuẩn kỹ thuật Quốc gia QCVN 8-2:2011/BYT?

Theo Tiểu mục 1 Mục 2 Quy chuẩn kỹ thuật Quốc gia QCVN 8-2:2011/BYT về giới hạn ô nhiễm arsen trong thực phẩm được quy định như sau:

TT

Tên thực phẩm

ML

(mg/kg hoặc mg/l)

1

Các sản phẩm sữa dạng bột

0,5

2

Các sản phẩm sữa dạng lỏng

0,5

3

Các sản phẩm phomat

0,5

4

Các sản phẩm chất béo từ sữa

0,5

5

Các sản phẩm sữa lên men

0,5

6

Dầu và mỡ động vật

0,1

7

Bơ thực vật, dầu thực vật

0,1

8

Rau khô, quả khô

1,0

9

Chè và sản phẩm chè

1,0

10

Cà phê

1,0

11

Cacao và sản phẩm cacao (bao gồm sôcôla)

1,0

12

Gia vị (không bao gồm bột cà ri)

5,0

13

Bột cà ri

1,0

14

Muối ăn

0,5

15

Đường

1,0

16

Mật ong

1,0

17

Nước khoáng thiên nhiên

0,01

18

Nước uống đóng chai

0,01

19

Nớc chấm

1,0

20

Dấm

0,2

Đối tượng nào được áp dụng giới hạn ô nhiễm kim loại nặng trong thực phẩm theo Quy chuẩn kỹ thuật Quốc gia QCVN 8-2:2011/BYT?

Căn cứ theo Mục 1 Quy chuẩn kỹ thuật Quốc gia QCVN 8-2:2011/BYT quy định chung cụ thể như sau:

QUY ĐỊNH CHUNG
1. Phạm vi điều chỉnh
Quy chuẩn này quy định giới hạn ô nhiễm kim loại nặng trong thực phẩm và các yêu cầu quản lý có liên quan.
2. Đối tượng áp dụng
Quy chuẩn này áp dụng đối với:
2.1. Các tổ chức, cá nhân nhập khẩu, sản xuất, kinh doanh các sản phẩm thực phẩm có nguy cơ ô nhiễm kim loại nặng.
2.2. Tổ chức, cá nhân có liên quan.
3. Giải thích từ ngữ
Trong Quy chuẩn này, các từ ngữ dưới đây được hiểu như sau:
3.1. Giới hạn ô nhiễm kim loại nặng trong thực phẩm: mức tối đa (ML-maximum limit) hàm lượng kim loại nặng đó được phép có trong thực phẩm (đơn vị tính: mg/kg hoặc mg/l).
3.2. Thực phẩm có nguy cơ ô nhiễm kim loại nặng: các thực phẩm, nhóm thực phẩm quy định tại Mục II (Quy định kỹ thuật) của quy chuẩn này.
3.3. Lượng ăn vào hàng tuần có thể chấp nhận được tạm thời (Provisional Tolerable Weekly Intake) (PTWI): lượng một chất ô nhiễm kim loại nặng được đưa vào cơ thể hàng tuần mà không gây ảnh hưởng có hại đến sức khỏe con người (đơn vị tính: mg/kg thể trọng)
3.4. AOAC (Association of Official Analytical Chemists): Hiệp hội các nhà hóa phân tích chính thống.
...

Theo đó, đối tượng được áp dụng giới hạn ô nhiễm kim loại nặng trong thực phẩm, bao gồm:

- Các tổ chức, cá nhân nhập khẩu, sản xuất, kinh doanh các sản phẩm thực phẩm có nguy cơ ô nhiễm kim loại nặng.

- Tổ chức, cá nhân có liên quan.

Trân trọng!

Hỏi đáp mới nhất
Đặt câu hỏi

Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.

Nguyễn Trần Cao Kỵ
0 lượt xem
Hỏi đáp pháp luật mới nhất
Tra cứu hỏi đáp liên quan
Chủ quản: Công ty THƯ VIỆN PHÁP LUẬT. Giấy phép số: 27/GP-TTĐT, do Sở TTTT TP. HCM cấp ngày 09/05/2019.
Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ - Số điện thoại liên hệ: 028 3930 3279
Địa chỉ: P.702A , Centre Point, 106 Nguyễn Văn Trỗi, P.8, Q. Phú Nhuận, TP. HCM;
Địa điểm Kinh Doanh: Số 17 Nguyễn Gia Thiều, P. Võ Thị Sáu, Q3, TP. HCM;
Chứng nhận bản quyền tác giả số 416/2021/QTG ngày 18/01/2021, cấp bởi Bộ Văn hoá - Thể thao - Du lịch
Thông báo
Bạn không có thông báo nào