Quy định kỹ thuật an toàn lao động đối với thang máy gia đình theo Quy chuẩn QCVN 32:2018/BLĐTBXH?

Xin cho hỏi: Quy định kỹ thuật an toàn lao động đối với thang máy gia đình theo Quy chuẩn QCVN 32:2018/BLĐTBXH như thế nào?

Quy định kỹ thuật an toàn lao động đối với thang máy gia đình theo Quy chuẩn QCVN 32:2018/BLĐTBXH như thế nào?

Căn cứ theo Mục 3 Quy chuẩn quốc gia QCVN 32:2018/BLĐTBXH, một số quy định kỹ thuật an toàn lao động đối với thang máy gia đình như sau:

Khoảng hở giữa đáy giếng thang máy với cabin.

- Khi cabin dừng ở tầng thấp nhất, khoảng hở từ giảm chấn cabin đến phần thấp nhất của sàn cabin không nhỏ hơn 25 mm và không lớn hơn 75 mm.

- Khoảng không gian dưới cabin còn lại trong hố thang phải chứa được một khối chữ nhật nhỏ nhất là 1370 mm x 450 mm x 600 mm hoặc 600 mm x 500 mm x 1290 mm. Kích thước này được đo khi cabin tỳ lên thiết bị chặn cơ khí. Thiết bị chặn cơ khí đảm bảo các yêu cầu sau:

+ Thiết bị chặn cơ khí phải được bố trí trước khi người đi vào bên dưới cabin;

+ Khi thiết bị chặn cơ khí được sử dụng thì nó phải có khả năng dừng cabin đầy tải đang chuyển động hướng xuống với vận tốc định mức và tác động lên thiết bị mà không gây ra bất kỳ biến dạng vĩnh viễn nào cho cabin;

+ Thiết bị chặn cơ khí phải được đánh dấu rõ ràng bằng cách sơn màu tương phản và phải có dấu hiệu chỉ dẫn;

+ Hệ thống truyền động có khả năng gây ra lực cơ học tác động vào thiết bị chặn (bao gồm hệ thống treo) thì thiết bị chặn phải có thiết bị đàn hồi để hấp thu năng lượng từ hệ thống và được lắp công tắc giới hạn theo các quy định của TCVN 6395:2008 (Tiêu chuẩn này hiện nay đã hết hiệu lực và được thay thế bởi TCVN 6396-20:2017TCVN 6396-50:2017.

Quy định các khoảng cách an toàn

Các khoảng cách an toàn bao gồm:

- Khoảng hở giữa phần nhô ra của cabin với vách giếng thang máy, và giữa cabin với đối trọng theo phương ngang không nhỏ hơn 20 mm.

- Khoảng hở giữa ngưỡng cửa cabin và ngưỡng cửa tầng theo phương ngang không lớn hơn 30mm.

Quy định về cửa tầng, cửa cabin

- Lối vào tầng phải được bảo vệ bởi cửa tầng, không được phép dùng tấm che để che chắn, phải có đủ khoảng trống ở mỗi tầng dừng để cửa tầng được mở tối đa.

- Cửa tầng có thể sử dụng loại trượt theo phương ngang hoặc kiểu gập hoặc kiểu bản lề không mở vào bên trong cabin.

- Cửa cabin không được mở ra bên ngoài sàn tầng.

- Chiều cao thông thủy của cửa tầng không được nhỏ hơn 1850 mm.

- Chiều rộng thông thủy của cửa tầng không được lớn hơn 0,050 m cho cả hai bên so với chiều rộng cửa cabin.

Quy định kỹ thuật an toàn lao động đối với thang máy gia đình theo Quy chuẩn QCVN 32:2018/BLĐTBXH?

Quy định kỹ thuật an toàn lao động đối với thang máy gia đình theo Quy chuẩn QCVN 32:2018/BLĐTBXH? (Hình từ Internet).

Điều kiện đảm bảo an toàn đối với thang máy lưu thông trên thị trường là gì?

Căn cứ theo Tiểu mục 4.2 Mục 4 Quy chuẩn quốc gia QCVN 32:2018/BLĐTBXH, đối với thang máy lưu thông trên thị trường, người bán hàng phải đảm bảo các yêu cầu sau:

- Thang máy đã được chứng nhận hợp quy và gắn dấu hợp quy.

- Tuân thủ các quy chuẩn kỹ thuật quốc gia tương ứng trong quá trình bảo quản, lưu thông thang máy và theo hướng dẫn của nhà sản xuất.

Căn cứ theo Tiểu mục 4.4 Mục 4 Quy chuẩn quốc gia QCVN 32:2018/BLĐTBXH, quản lý sử dụng an toàn thang máy:

- Chỉ sử dụng thang máy đã được kiểm định kỹ thuật an toàn lao động đạt yêu cầu theo quy chuẩn kỹ thuật quốc gia.

- Trong quá trình sử dụng, thang máy phải được theo dõi, quản lý, kiểm tra bởi người đã được huấn luyện về an toàn, vệ sinh lao động về sử dụng thang máy trong đó có nội dung về công tác cứu hộ. Trường hợp không bố trí được người theo dõi, quản lý thang máy thì phải thuê tổ chức, cá nhân có đủ năng lực thực hiện việc theo dõi, quản lý này.

- Chỉ những người có trách nhiệm (trực tiếp kiểm tra, bảo dưỡng, sửa chữa, cứu hộ) mới được phép tiếp cận máy dẫn động.

- Mỗi thang máy phải có sổ theo dõi việc hiệu chỉnh, bảo dưỡng, bảo trì và sửa chữa thang máy.

- Thang máy trong quá trình sử dụng phải được bảo dưỡng định kỳ không quá 03 tháng một lần. Giữa các lần bảo dưỡng phải thực hiện kiểm tra, kịp thời xử lý những mối nguy hiểm có thể xảy ra.

- Tổ chức, cá nhân sử dụng thang máy phải lưu giữ hồ sơ kỹ thuật thang máy.

Chu kỳ kiểm định định kỳ đối với thang máy gia đình như thế nào?

Căn cứ theo tiết 5.3.2 Tiểu mục 5.2 Mục 5 Quy chuẩn quốc gia QCVN 32:2018/BLĐTBXH, chu kỳ kiểm định định kỳ đối với thang máy như sau:

- Chu kỳ kiểm định là không quá 03 năm một lần đối với các thang máy làm việc trong điều kiện làm việc bình thường.

- Chu kỳ kiểm định là không quá 02 năm một lần đối với các thang máy đã sử dụng trên 10 năm.

- Thời hạn kiểm định có thể rút ngắn hướng dẫn của nhà sản xuất hoặc đơn vị sử dụng yêu cầu.

- Tổ chức kiểm định kỹ thuật an toàn lao động có thể rút ngắn thời hạn kiểm định nhưng phải nêu rõ lý do trong biên bản kiểm định về các vấn đề kỹ thuật đảm bảo an toàn của thang máy trong quá trình sử dụng.

Trân trọng!

Hỏi đáp mới nhất
Đặt câu hỏi

Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.

Âu Ngọc Hiền
0 lượt xem
Hỏi đáp pháp luật mới nhất
Tra cứu hỏi đáp liên quan
Chủ quản: Công ty THƯ VIỆN PHÁP LUẬT. Giấy phép số: 27/GP-TTĐT, do Sở TTTT TP. HCM cấp ngày 09/05/2019.
Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ - Số điện thoại liên hệ: 028 3930 3279
Địa chỉ: P.702A , Centre Point, 106 Nguyễn Văn Trỗi, P.8, Q. Phú Nhuận, TP. HCM;
Địa điểm Kinh Doanh: Số 17 Nguyễn Gia Thiều, P. Võ Thị Sáu, Q3, TP. HCM;
Chứng nhận bản quyền tác giả số 416/2021/QTG ngày 18/01/2021, cấp bởi Bộ Văn hoá - Thể thao - Du lịch
Thông báo
Bạn không có thông báo nào