Yêu cầu chung thiết kế công trình bảo vệ bờ sông theo Tiêu chuẩn quốc gia TCVN 8419:2022 như thế nào?

Cho tôi hỏi, yêu cầu chung thiết kế công trình bảo vệ bờ sông theo Tiêu chuẩn quốc gia TCVN 8419:2022 như thế nào? Nhờ anh chị giải đáp.

Yêu cầu chung thiết kế công trình bảo vệ bờ sông theo Tiêu chuẩn quốc gia TCVN 8419:2022 như thế nào?

Căn cứ quy định Mục 4 Tiêu chuẩn quốc gia TCVN 8419:2022 quy định về yêu cầu chung thiết kế công trình bảo vệ bờ sông như sau:

Yêu cầu chung thiết kế công trình bảo vệ bờ sông
a) Đảm bảo an toàn, ổn định trong thiết kế.
b) Vật liệu xây dựng trong công trình bảo vệ bờ sông phải phù hợp với điều kiện môi trường làm việc.
Tận dụng vật liệu tại chỗ phù hợp kết cấu, kinh phí và nhân lực.
c) Thuận lợi trong quản lý, duy tu, sửa chữa và nâng cấp công trình.
d) Đáp ứng mục tiêu, nhiệm vụ, đảm bảo tính kỹ thuật, kinh tế và môi trường.
e) Ứng dụng tiến bộ kỹ thuật, công nghệ mới và các kinh nghiệm thực tế vào công trình bảo vệ bờ sông.
f) Đảm bảo công trình xây dựng mới không mâu thuẫn với lâu dài, không ảnh hưởng xấu tới các công trình khác và lợi ích của các ngành kinh tế khác.

Như vậy, yêu cầu chung thiết kế công trình bảo vệ bờ sông gồm có:

- Đảm bảo an toàn, ổn định trong thiết kế.

- Vật liệu xây dựng trong công trình bảo vệ bờ sông phải phù hợp với điều kiện môi trường làm việc.

Lưu ý: Tận dụng vật liệu tại chỗ phù hợp kết cấu, kinh phí và nhân lực.

- Thuận lợi trong quản lý, duy tu, sửa chữa và nâng cấp công trình.

- Đáp ứng mục tiêu, nhiệm vụ, đảm bảo tính kỹ thuật, kinh tế và môi trường.

- Ứng dụng tiến bộ kỹ thuật, công nghệ mới và các kinh nghiệm thực tế vào công trình bảo vệ bờ sông.

- Đảm bảo công trình xây dựng mới không mâu thuẫn với lâu dài, không ảnh hưởng xấu tới các công trình khác và lợi ích của các ngành kinh tế khác.

Các công trình bảo vệ đê, bờ sông được phân loại theo Tiêu chuẩn quốc gia TCVN 8419:2022 như thế nào?

Căn cứ quy định Mục 5 Tiêu chuẩn quốc gia TCVN 8419:2022 quy định về phân loại công trình bảo vệ đê, bờ sông như sau:

Phân loại công trình bảo vệ đê, bờ sông
Công trình bảo vệ đê, bờ sông trong tiêu chuẩn này được phân thành 3 loại:
a) Kè bảo vệ trực tiếp bao gồm: Kè mái nghiêng, kè tường đứng, kè tường đứng kết hợp kè mái nghiêng.
b) Kè mỏ hàn bao gồm: Kè mỏ hàn bằng đá hộc, kè mỏ hàn lõi đất có lớp phủ bảo vệ, kè mỏ hàn cọc.
c) Kè mềm bao gồm: Cụm cây gây bồi, bao cát vải địa kỹ thuật, túi Geotube.

Như vậy, công trình bảo vệ đê, bờ sông trong tiêu chuẩn quốc gia được phân thành 3 loại như sau:

- Kè bảo vệ trực tiếp bao gồm: Kè mái nghiêng, kè tường đứng, kè tường đứng kết hợp kè mái nghiêng.

- Kè mỏ hàn bao gồm: Kè mỏ hàn bằng đá hộc, kè mỏ hàn lõi đất có lớp phủ bảo vệ, kè mỏ hàn cọc.

- Kè mềm bao gồm: Cụm cây gây bồi, bao cát vải địa kỹ thuật, túi Geotube.

Yêu cầu chung thiết kế công trình bảo vệ bờ sông theo Tiêu chuẩn quốc gia TCVN 8419:2022 như thế nào?

Yêu cầu chung thiết kế công trình bảo vệ bờ sông theo Tiêu chuẩn quốc gia TCVN 8419:2022 như thế nào? (Hình từ Internet)

Tài liệu địa hình và địa chất phục vụ thiết kế công trình bảo vệ đê, bờ sông theo Tiêu chuẩn quốc gia TCVN 8419:2022 gồm những gì?

Căn cứ quy định Mục 8 Tiêu chuẩn quốc gia TCVN 8419:2022 quy định về tài liệu phục vụ thiết kế công trình bảo vệ đê, bờ sông như sau:

Tài liệu địa hình và địa chất phục vụ thiết kế công trình bảo vệ đê, bờ sông theo Tiêu chuẩn quốc gia được quy định như sau:

- Đối với tài liệu địa hình:

Khảo sát địa hình thực hiện theo TCVN 8478; TCVN 8481, các tiêu chuẩn quy định khác có liên quan và các yêu cầu sau:

+ Kế thừa kết quả khảo sát của các giai đoạn thiết kế trước phục vụ thiết kế ở giai đoạn tiếp theo.

Lưu ý: Tài liệu dùng trong thiết kế phải đo sau mùa lũ nhưng cách thời điểm thiết kế không quá 6 tháng.

+ Khi đoạn sông có sự thay đổi về địa hình, địa vật dưới sự tác động của dòng chảy thì phải tiến hành đo vẽ lại nhằm phản ánh đúng điều kiện địa hình, địa vật đoạn sông tại thời điểm thiết kế.

- Đối với tài liệu địa chất:

Thành phần, khối lượng và yêu cầu kỹ thuật khảo sát địa chất để phục vụ thiết kế thực hiện theo TCVN 8477; TCVN 10404 và các tiêu chuẩn quy định khác có liên quan.

Ngoài ra, đối với công trình bảo vệ đê, bờ sông cần phải:

+ Xác định độ sâu thăm dò sâu hơn đáy lòng sông bị xói 0,2hTL (hTL là chiều sâu nước tính từ đáy lòng sông khu vực dự án đến mực nước ứng với lưu lượng tạo lòng (QTL)).

+ Khi gặp nền đất yếu (bùn, sét, các lớp đất dính ở trạng thái dẻo chảy, trạng thái chảy) phải thực hiện các thí nghiệm cắt cánh hiện trường; thí nghiệm trong phòng;

+ Thí nghiệm nén 3 trục;

+ Thí nghiệm xác định các chỉ tiêu cố kết Cv, Cs, Cc, Pc theo TCVN 4200, TCVN 8868 và ASTM-D 2573.

Trân trọng!

Hỏi đáp mới nhất
Đặt câu hỏi

Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.

Đinh Khắc Vỹ
0 lượt xem
Hỏi đáp pháp luật mới nhất
Tra cứu hỏi đáp liên quan
Chủ quản: Công ty THƯ VIỆN PHÁP LUẬT. Giấy phép số: 27/GP-TTĐT, do Sở TTTT TP. HCM cấp ngày 09/05/2019.
Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ - Số điện thoại liên hệ: 028 3930 3279
Địa chỉ: P.702A , Centre Point, 106 Nguyễn Văn Trỗi, P.8, Q. Phú Nhuận, TP. HCM;
Địa điểm Kinh Doanh: Số 17 Nguyễn Gia Thiều, P. Võ Thị Sáu, Q3, TP. HCM;
Chứng nhận bản quyền tác giả số 416/2021/QTG ngày 18/01/2021, cấp bởi Bộ Văn hoá - Thể thao - Du lịch
Thông báo
Bạn không có thông báo nào