Công chức Bộ Tài chính vi phạm chính sách dân số, kế hoạch hóa gia đình chưa xem xét xử lý kỷ luật trong trường hợp nào?
- Công chức có hành vi vi phạm kỷ luật thì bị xử lý theo các hình thức kỷ luật nào?
- Công chức Bộ Tài Chính có hành vi vi phạm chính sách dân số thì bị xử lý kỷ luật theo hình thức nào?
- Công chức Bộ Tài Chính vi phạm chính sách dân số, kế hoạch hóa gia đình chưa xem xét xử lý kỷ luật trong trường hợp nào?
Công chức có hành vi vi phạm kỷ luật thì bị xử lý theo các hình thức kỷ luật nào?
Căn cứ Điều 7 Nghị định 112/2020/NĐ-CP quy định các hình thức kỷ luật đối với công chức, bao gồm:
(1) Đối với công chức không giữ chức vụ lãnh đạo, quản lý
- Khiển trách.
- Cảnh cáo.
- Hạ bậc lương.
- Buộc thôi việc.
(2) Đối với công chức giữ chức vụ lãnh đạo, quản lý
- Khiển trách.
- Cảnh cáo.
- Giáng chức.
- Cách chức.
- Buộc thôi việc.
Công chức vi phạm chính sách dân số, kế hoạch hóa gia đình chưa xem xét xử lý kỷ luật trong trường hợp nào? (Hình từ Internet)
Công chức Bộ Tài Chính có hành vi vi phạm chính sách dân số thì bị xử lý kỷ luật theo hình thức nào?
Căn cứ khoản 9 Điều 8 Nghị định 112/2020/NĐ-CP sửa đổi bởi khoản 6 Điều 1 Nghị định 71/2023/NĐ-CP quy định áp dụng hình thức kỷ luật khiển trách đối với cán bộ, công chức:
Áp dụng hình thức kỷ luật khiển trách đối với cán bộ, công chức
Hình thức kỷ luật khiển trách áp dụng đối với cán bộ, công chức có hành vi vi phạm lần đầu, gây hậu quả ít nghiêm trọng, trừ các hành vi vi phạm quy định tại khoản 3 Điều 9 Nghị định này, thuộc một trong các trường hợp sau đây:
...
9. Vi phạm quy định của pháp luật về: phòng, chống bạo lực gia đình; dân số, hôn nhân và gia đình; bình đẳng giới; an sinh xã hội; quy định khác của Đảng và của pháp luật liên quan đến cán bộ, công chức.
Căn cứ Điều 9 Nghị định 112/2020/NĐ-CP quy định áp dụng hình thức kỷ luật cảnh cáo đối với cán bộ, công chức:
Áp dụng hình thức kỷ luật cảnh cáo đối với cán bộ, công chức
Hình thức kỷ luật cảnh cáo áp dụng đối với cán bộ, công chức có hành vi vi phạm thuộc một trong các trường hợp sau đây:
1. Đã bị xử lý kỷ luật bằng hình thức khiển trách theo quy định tại Điều 8 Nghị định này mà tái phạm;
2. Có hành vi vi phạm lần đầu, gây hậu quả nghiêm trọng thuộc một trong các trường hợp quy định tại Điều 8 Nghị định này;
...
Căn cứ Điều 10 Nghị định 112/2020/NĐ-CP quy định áp dụng hình thức kỷ luật hạ bậc lương đối với công chức không giữ chức vụ lãnh đạo, quản lý:
Áp dụng hình thức kỷ luật hạ bậc lương đối với công chức không giữ chức vụ lãnh đạo, quản lý
Hình thức kỷ luật hạ bậc lương áp dụng đối với công chức không giữ chức vụ lãnh đạo, quản lý thuộc một trong các trường hợp sau đây:
1. Đã bị xử lý kỷ luật bằng hình thức cảnh cáo theo quy định tại Điều 9 Nghị định này mà tái phạm;
2. Có hành vi vi phạm lần đầu, gây hậu quả rất nghiêm trọng thuộc một trong các trường hợp quy định tại Điều 8 Nghị định này.
Căn cứ Điều 11 Nghị định 112/2020/NĐ-CP quy định áp dụng hình thức kỷ luật giáng chức đối với công chức giữ chức vụ lãnh đạo, quản lý:
Áp dụng hình thức kỷ luật giáng chức đối với công chức giữ chức vụ lãnh đạo, quản lý
Hình thức kỷ luật giáng chức áp dụng đối với công chức giữ chức vụ lãnh đạo, quản lý thuộc một trong các trường hợp sau đây:
1. Đã bị xử lý kỷ luật bằng hình thức cảnh cáo theo quy định tại Điều 9 Nghị định này mà tái phạm;
2. Có hành vi vi phạm lần đầu, gây hậu quả nghiêm trọng thuộc một trong các trường hợp quy định tại khoản 3 Điều 9 Nghị định này;
3. Có hành vi vi phạm lần đầu, gây hậu quả rất nghiêm trọng thuộc một trong các trường hợp quy định tại Điều 8 Nghị định này.
Căn cứ Điều 12 Nghị định 112/2020/NĐ-CP quy định áp dụng hình thức kỷ luật cách chức đối với cán bộ, công chức giữ chức vụ lãnh đạo, quản lý:
Áp dụng hình thức kỷ luật cách chức đối với cán bộ, công chức giữ chức vụ lãnh đạo, quản lý
Hình thức kỷ luật cách chức áp dụng đối với cán bộ, công chức giữ chức vụ lãnh đạo, quản lý thuộc một trong các trường hợp sau đây:
1. Công chức giữ chức vụ lãnh đạo, quản lý đã bị xử lý kỷ luật bằng hình thức giáng chức theo quy định tại Điều 11 Nghị định này mà tái phạm hoặc cán bộ đã bị xử lý kỷ luật bằng hình thức cảnh cáo theo quy định tại Điều 9 Nghị định này mà tái phạm;
2. Có hành vi vi phạm lần đầu, gây hậu quả rất nghiêm trọng thuộc một trong các trường hợp quy định tại khoản 3 Điều 9 Nghị định này;
3. Có hành vi vi phạm lần đầu, gây hậu quả đặc biệt nghiêm trọng thuộc một trong các trường hợp quy định tại Điều 8 Nghị định này nhưng chưa đến mức buộc thôi việc, người vi phạm có thái độ tiếp thu, sửa chữa, chủ động khắc phục hậu quả và có nhiều tình tiết giảm nhẹ;
4. Sử dụng giấy tờ không hợp pháp để được bầu, phê chuẩn, bổ nhiệm vào chức vụ.
Căn cứ Điều 13 Nghị định 112/2020/NĐ-CP quy định áp dụng hình thức kỷ luật buộc thôi việc đối với công chức:
Áp dụng hình thức kỷ luật buộc thôi việc đối với công chức
Hình thức kỷ luật buộc thôi việc áp dụng đối với công chức có hành vi vi phạm thuộc một trong các trường hợp sau đây:
1. Đã bị xử lý kỷ luật bằng hình thức cách chức đối với công chức giữ chức vụ lãnh đạo, quản lý hoặc hạ bậc lương đối với công chức không giữ chức vụ lãnh đạo, quản lý mà tái phạm;
2. Có hành vi vi phạm lần đầu, gây hậu quả đặc biệt nghiêm trọng thuộc một trong các trường hợp quy định tại Điều 8 Nghị định này;
...
Như vậy, công chức Bộ Tài chính có hành vi vi phạm chính sách dân số thì bị xử lý kỷ luật như sau:
- Khiển trách đối với công chức có hành vi vi phạm lần đầu, gây hậu quả ít nghiêm trọng.
- Cảnh cáo đối với công chức có hành vi vi phạm thuộc một trong các trường hợp sau đây:
+ Đã bị xử lý kỷ luật bằng hình thức khiển trách mà tái phạm;
+ Có hành vi vi phạm lần đầu, gây hậu quả nghiêm trọng;
- Hạ bậc lương đối với công chức không giữ chức vụ lãnh đạo, quản lý có hành vi vi phạm thuộc một trong các trường hợp sau đây:
+ Đã bị xử lý kỷ luật bằng hình thức cảnh cáo mà tái phạm;
+ Có hành vi vi phạm lần đầu, gây hậu quả rất nghiêm trọng;
- Giáng chức đối với công chức giữ chức vụ lãnh đạo, quản lý có hành vi vi phạm thuộc một trong các trường hợp sau đây:
+ Đã bị xử lý kỷ luật bằng hình thức cảnh cáo mà tái phạm;
+ Có hành vi vi phạm lần đầu, gây hậu quả nghiêm trọng;
- Cách chức đối với công chức giữ chức vụ lãnh đạo, quản lý có hành vi vi phạm thuộc một trong các trường hợp sau đây:
+ Đã bị xử lý kỷ luật bằng hình thức giáng chức mà tái phạm;
+ Có hành vi vi phạm lần đầu, gây hậu quả đặc biệt nghiêm trọng nhưng chưa đến mức buộc thôi việc, người vi phạm có thái độ tiếp thu, sửa chữa, chủ động khắc phục hậu quả và có nhiều tình tiết giảm nhẹ.
- Buộc thôi việc đối với công chức có hành vi vi phạm thuộc một trong các trường hợp sau đây:
+ Đã bị xử lý kỷ luật bằng hình thức cách chức đối với công chức giữ chức vụ lãnh đạo, quản lý hoặc hạ bậc lương đối với công chức không giữ chức vụ lãnh đạo, quản lý mà tái phạm;
+ Có hành vi vi phạm lần đầu, gây hậu quả đặc biệt nghiêm trọng;
Công chức Bộ Tài Chính vi phạm chính sách dân số, kế hoạch hóa gia đình chưa xem xét xử lý kỷ luật trong trường hợp nào?
Tại Điều 3 Quy chế xử lý kỷ luật công chức, viên chức Bộ Tài chính vi phạm chính sách dân số, kế hoạch hóa gia đình ban hành kèm theo Quyết định 1531/QĐ-BTC năm 2013 quy định công chức Bộ Tài chính vi phạm chính sách dân số, kế hoạch hóa gia đình chưa xem xét xử lý kỷ luật trong trường hợp sau:
- Đang trong thời gian nghỉ hàng năm theo chế độ, nghỉ việc riêng được cấp có thẩm quyền cho phép.
- Đang trong thời gian điều trị có xác nhận của cơ quan y tế có thẩm quyền.
- Công chức, viên chức nữ đang trong thời gian mang thai, nghỉ thai sản, đang nuôi con dưới 12 tháng.
- Đang bị tạm giam, tạm giữ chờ kết luận của cơ quan có thẩm quyền điều tra, truy tố, xét xử về hành vi vi phạm pháp luật.
Trân trọng!
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Quên mật khẩu Cuộc thi tuổi trẻ học tập làm theo tư tưởng Hồ Chí Minh năm 2024 2025 lấy lại như thế nào?
- Mẫu Đơn đề nghị xét đặc cách tốt nghiệp THPT 2025 mới nhất theo Thông tư 24?
- Không ký hợp đồng thi công công trình xây dựng với chủ đầu tư thì có phải kê khai thuế GTGT vãng lai không?
- Trường hợp giá dịch vụ thoát nước do Ủy ban nhân dân cấp tỉnh quyết định thấp hơn mức giá đã được tính đúng thì xử lý thế nào?
- Từ 1/1/2025, trường hợp nào được phép vượt xe bên phải mà không phạm luật?