Sinh trắc học là gì? Thông tin sinh trắc học của công dân gồm những gì?

Cho tôi hỏi thông tin sinh trắc học của công dân gồm những thông tin gì? Mong được giải đáp!

Sinh trắc học là gì?

Sinh trắc học (biometrics) là một ngành khoa học sử dụng các đặc điểm sinh học của con người để nhận dạng và xác thực danh tính. Các đặc điểm sinh học này có thể bao gồm dấu vân tay, mống mắt, khuôn mặt, giọng nói, mẫu da,...

Sinh trắc học là môn khoa học ứng dụng phân tích toán học thống kê xác suất để nghiên cứu các hiện tượng sinh học hoặc các chỉ tiêu sinh học có thể đo lường được

Đặc điểm sinh trắc học của mỗi người là duy nhất, không ai giống ai kể cả các cặp sinh đôi

Sinh trắc học được sử dụng trong nhiều ứng dụng khác nhau, bao gồm:

- Xác thực truy cập: Sinh trắc học được sử dụng để xác thực danh tính của người dùng để truy cập vào các hệ thống hoặc thiết bị. Ví dụ, dấu vân tay được sử dụng để mở khóa điện thoại thông minh hoặc máy tính xách tay.

- Kiểm soát an ninh: Sinh trắc học được sử dụng để kiểm soát an ninh tại các cơ sở như sân bay, ngân hàng,... Ví dụ, khuôn mặt được sử dụng để kiểm soát an ninh tại các sân bay.

- Quản lý danh tính: Sinh trắc học được sử dụng để quản lý danh tính của người dùng trong các hệ thống thông tin. Ví dụ, dấu vân tay được sử dụng để đăng ký sinh viên trong các hệ thống quản lý học sinh.

(Các thông tin trên chỉ mang tính chất tham khảo)

Sinh trắc học là gì? Thông tin sinh trắc học của công dân gồm những gì?

Sinh trắc học là gì? Thông tin sinh trắc học của công dân gồm những gì? (Hình từ Internet)

Thông tin sinh trắc học của công dân gồm những gì?

Theo Điều 7 Nghị định 59/2022/NĐ-CP quy định về danh tính điện tử công dân Việt Nam như sau:

Danh tính điện tử công dân Việt Nam
Danh tính điện tử công dân Việt Nam gồm:
1. Thông tin cá nhân:
a) Số định danh cá nhân;
b) Họ, chữ đệm và tên;
c) Ngày, tháng, năm sinh;
d) Giới tính.
2. Thông tin sinh trắc học:
a) Ảnh chân dung;
b) Vân tay.

Tại Điều 8 Nghị định 59/2022/NĐ-CP quy định về danh tính điện tử người nước ngoài như sau:

Danh tính điện tử người nước ngoài
Danh tính điện tử người nước ngoài bao gồm:
1. Thông tin cá nhân:
a) Số định danh của người nước ngoài;
b) Họ, chữ đệm và tên;
c) Ngày, tháng, năm sinh;
d) Giới tính;
đ) Quốc tịch;
e) Số, ký hiệu, ngày, tháng, năm, loại giấy tờ và nơi cấp hộ chiếu hoặc giấy tờ có giá trị đi lại quốc tế.
2. Thông tin sinh trắc học:
a) Ảnh chân dung;
b) Vân tay.

Theo đó, hiện nay thông tin sinh trắc học của công dân được sử dụng làm định danh điện tử là ảnh chân dung và vân tay của người đó.

Chứng từ điện tử được xác thực bằng sinh trắc học có được công nhận giá trị pháp lý không?

Tại Điều 5 Nghị định 165/2018/NĐ-CP quy định về giá trị pháp lý của chứng từ điện tử như sau:

Giá trị pháp lý của chứng từ điện tử
1. Chứng từ điện tử phải đáp ứng đầy đủ các yêu cầu về quản lý nhà nước, phù hợp với quy định của pháp luật chuyên ngành. Hình thức thể hiện, việc khởi tạo, gửi, nhận chứng từ điện tử và giá trị pháp lý của chứng từ điện tử được thực hiện theo Luật giao dịch điện tử.
2. Chứng từ điện tử có giá trị là bản gốc khi được thực hiện một trong các biện pháp sau:
a) Chứng từ điện tử được ký số bởi cơ quan, tổ chức hoặc cá nhân khỏi tạo chứng từ điện tử và cơ quan, tổ chức hoặc cá nhân có trách nhiệm liên quan theo quy định của pháp luật chuyên ngành.
b) Hệ thống thông tin có biện pháp bảo đảm toàn vẹn chứng từ điện tử trong quá trình truyền gửi, nhận, lưu trữ trên hệ thống; ghi nhận cơ quan, tổ chức hoặc cá nhân đã khởi tạo chứng từ điện tử và cơ quan, tổ chức hoặc cá nhân có trách nhiệm liên quan đã tham gia xử lý chứng từ điện tử và áp dụng một trong các biện pháp sau để xác thực cơ quan, tổ chức hoặc cá nhân khởi tạo chứng từ điện tử và cơ quan, tổ chức hoặc cá nhân có trách nhiệm liên quan tham gia xử lý chứng từ điện tử: xác thực bằng chứng thư số, xác thực bằng sinh trắc học, xác thực từ hai yếu tố trở lên trong đó có yếu tố là mã xác thực dùng một lần hoặc mã xác thực ngẫu nhiên.
c) Biện pháp khác mà các bên tham gia giao dịch thống nhất lựa chọn, bảo đảm tính toàn vẹn của dữ liệu, tính xác thực, tính chống chối bỏ, phù hợp với quy định của Luật giao dịch điện tử.

Theo đó, các chứng từ điện tử sẽ có giá trị là bản gốc khi đã được xác thực bằng sinh trắc học và được hệ thống thông tin có biện pháp bảo đảm toàn vẹn chứng từ điện tử trong quá trình truyền gửi, nhận, lưu trữ trên hệ thống; ghi nhận cơ quan, tổ chức hoặc cá nhân đã khởi tạo chứng từ điện tử và cơ quan, tổ chức hoặc cá nhân có trách nhiệm liên quan đã tham gia xử lý chứng từ điện tử.

Trân trọng!

Đi đến trang Tra cứu hỏi đáp về Chứng từ điện tử
Chu Tường Vy
118,405 lượt xem
Chứng từ điện tử
Căn cứ pháp lý
Hỏi đáp mới nhất về Chứng từ điện tử
Hỏi đáp Pháp luật
Chứng từ giấy được chuyển đổi từ chứng từ điện tử có giá trị như chứng từ điện tử không?
Hỏi đáp Pháp luật
Chứng từ điện tử bị hủy thì chứng từ giấy đã chuyển đổi từ chứng từ điện tử có còn giá trị sử dụng không?
Hỏi đáp Pháp luật
Sinh trắc học là gì? Thông tin sinh trắc học của công dân gồm những gì?
Hỏi đáp Pháp luật
Có thể nộp thuế điện tử vào cả ngày nghỉ không?
Hỏi đáp Pháp luật
Chứng từ điện tử là gì? Chứng từ khấu trừ thuế điện tử cần có chữ ký của người trả thu nhập không?
Đặt câu hỏi

Quý khách cần hỏi thêm thông tin về Chứng từ điện tử có thể đặt câu hỏi tại đây.

Tra cứu hỏi đáp liên quan
Chứng từ điện tử

TÌM KIẾM VĂN BẢN
Xem toàn bộ văn bản về Chứng từ điện tử

Chủ quản: Công ty THƯ VIỆN PHÁP LUẬT. Giấy phép số: 27/GP-TTĐT, do Sở TTTT TP. HCM cấp ngày 09/05/2019.
Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ - Số điện thoại liên hệ: 028 3930 3279
Địa chỉ: P.702A , Centre Point, 106 Nguyễn Văn Trỗi, P.8, Q. Phú Nhuận, TP. HCM;
Địa điểm Kinh Doanh: Số 17 Nguyễn Gia Thiều, P. Võ Thị Sáu, Q3, TP. HCM;
Chứng nhận bản quyền tác giả số 416/2021/QTG ngày 18/01/2021, cấp bởi Bộ Văn hoá - Thể thao - Du lịch
Thông báo
Bạn không có thông báo nào