Danh sách 44 chức danh được lấy phiếu tín nhiệm trong Kỳ họp thứ 6 Quốc hội khoá 15?
Danh sách 44 chức danh được lấy phiếu tín nhiệm trong kỳ họp thứ 6 Quốc hội khoá 15 năm 2023?
Ngày 25/10/2023 Quốc hội sẽ tiến hành lấy phiếu tín nhiệm đối với 44 chức danh sau đây:
Tại khối Chủ tịch nước:
- Phó chủ tịch nước Võ Thị Ánh Xuân
Tại khối Quốc hội:
- Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ
- Phó chủ tịch Thường trực Quốc hội Trần Thanh Mẫn
- Phó chủ tịch Quốc hội Nguyễn Đức Hải
- Phó chủ tịch Quốc hội Nguyễn Khắc Định
- Phó chủ tịch Quốc hội Trần Quang Phương
- Tổng thư ký Quốc hội Bùi Văn Cường
- Chủ nhiệm Ủy ban Xã hội Nguyễn Thúy Anh
- Chủ nhiệm Ủy ban Kinh tế Vũ Hồng Thanh
- Chủ nhiệm Ủy ban Khoa học Công nghệ và Môi trường Lê Quang Huy
- Chủ nhiệm Ủy ban Văn hóa, Giáo dục Nguyễn Đắc Vinh
- Chủ nhiệm Ủy ban Tư pháp Lê Thị Nga
- Chủ nhiệm Ủy ban Pháp luật Hoàng Thanh Tùng
- Chủ nhiệm Ủy ban Đối ngoại Vũ Hải Hà
- Chủ nhiệm Ủy ban Quốc phòng và An ninh Lê Tấn Tới
- Chủ tịch Hội đồng Dân tộc Y Thanh Hà Niê Kđăm
- Trưởng ban Công tác đại biểu Nguyễn Thị Thanh
- Trưởng ban Dân nguyện Dương Thanh Bình
- Tổng Kiểm toán Nhà nước Ngô Văn Tuấn
Tại khối Chính phủ:
- Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính
- Phó thủ tướng Chính phủ Lê Minh Khái
- Bộ trưởng Bộ Công Thương Nguyễn Hồng Diên
- Bộ trưởng Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội Đào Ngọc Dung
- Bộ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư Nguyễn Chí Dũng
- Bộ trưởng Bộ Khoa học và Công nghệ Huỳnh Thành Đạt
- Bộ trưởng Bộ Quốc phòng, Đại tướng Phan Văn Giang
- Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Lê Minh Hoan
- Thống đốc Ngân hàng Nhà nước Việt Nam Nguyễn Thị Hồng
- Bộ trưởng Bộ Thông tin và Truyền thông Nguyễn Mạnh Hùng
- Bộ trưởng Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch Nguyễn Văn Hùng
- Bộ trưởng Bộ Y tế Đào Hồng Lan
- Bộ trưởng Bộ Công an, Đại tướng Tô Lâm
- Bộ trưởng, Chủ nhiệm Ủy ban Dân tộc Hầu A Lềnh
- Bộ trưởng Bộ Tư pháp Lê Thành Long
- Bộ trưởng Bộ Xây dựng Nguyễn Thanh Nghị
- Tổng Thanh tra Thanh tra Chính phủ Đoàn Hồng Phong
- Bộ trưởng Bộ Tài chính Hồ Đức Phớc
- Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo Nguyễn Kim Sơn
- Bộ trưởng Bộ Ngoại giao Bùi Thanh Sơn
- Bộ trưởng, Chủ nhiệm Văn phòng Chính phủ Trần Văn Sơn
- Bộ trưởng Bộ Giao thông Vận tải Nguyễn Văn Thắng
- Bộ trưởng Bộ Nội vụ Phạm Thị Thanh Trà
Tại khối tư pháp:
- Chánh án TAND tối cao Nguyễn Hòa Bình
- Viện trưởng VKSND tối cao Lê Minh Trí
Quốc hội lấy phiếu tín nhiệm đối với những người giữ các chức vụ nào?
Căn cứ quy định Điều 2 Nghị quyết 96/2023/QH15 quy định về đối tượng lấy phiếu tín nhiệm, bỏ phiếu tín nhiệm như sau:
Đối tượng lấy phiếu tín nhiệm, bỏ phiếu tín nhiệm
1. Quốc hội lấy phiếu tín nhiệm đối với những người giữ các chức vụ sau đây:
a) Chủ tịch nước, Phó Chủ tịch nước;
b) Chủ tịch Quốc hội, Phó Chủ tịch Quốc hội, Ủy viên Ủy ban Thường vụ Quốc hội, Tổng Thư ký Quốc hội, Chủ tịch Hội đồng Dân tộc, Chủ nhiệm Ủy ban của Quốc hội;
c) Thủ tướng Chính phủ, Phó Thủ tướng Chính phủ, Bộ trưởng, các thành viên khác của Chính phủ;
d) Chánh án Tòa án nhân dân tối cao, Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân tối cao, Tổng Kiểm toán nhà nước.
....
Như vậy, Quốc hội lấy phiếu tín nhiệm đối với những người giữ các chức vụ sau đây:
- Chủ tịch nước, Phó Chủ tịch nước;
- Chủ tịch Quốc hội, Phó Chủ tịch Quốc hội, Ủy viên Ủy ban Thường vụ Quốc hội, Tổng Thư ký Quốc hội, Chủ tịch Hội đồng Dân tộc, Chủ nhiệm Ủy ban của Quốc hội;
- Thủ tướng Chính phủ, Phó Thủ tướng Chính phủ, Bộ trưởng, các thành viên khác của Chính phủ;
- Chánh án Tòa án nhân dân tối cao, Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân tối cao, Tổng Kiểm toán nhà nước.
Danh sách 44 chức danh được lấy phiếu tín nhiệm trong Kỳ họp thứ 6 quốc hội khoá 15? (Hình từ Internet)
Mục đích của việc lấy phiếu tín nhiệm là gì?
Căn cứ quy định Điều 4 Nghị quyết 96/2023/QH15 quy định về mục đích, yêu cầu lấy phiếu tín nhiệm, bỏ phiếu tín nhiệm như sau:
Mục đích, yêu cầu lấy phiếu tín nhiệm, bỏ phiếu tín nhiệm
1. Việc lấy phiếu tín nhiệm, bỏ phiếu tín nhiệm nhằm nâng cao hiệu lực, hiệu quả hoạt động giám sát của Quốc hội, Hội đồng nhân dân; nâng cao chất lượng, hiệu quả hoạt động của bộ máy nhà nước; góp phần đánh giá uy tín và kết quả thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn được giao của người được lấy phiếu tín nhiệm, bỏ phiếu tín nhiệm, giúp họ thấy được mức độ tín nhiệm của mình để tiếp tục phấn đấu, rèn luyện, nâng cao chất lượng và hiệu quả công tác; làm cơ sở để cơ quan, tổ chức có thẩm quyền xem xét quy hoạch, đào tạo, bồi dưỡng, bố trí, sử dụng cán bộ.
....
Như vậy, mục đích của việc lấy phiếu tín nhiệm là:
- Nâng cao hiệu lực, hiệu quả hoạt động giám sát của Quốc hội, Hội đồng nhân dân
- Nâng cao chất lượng, hiệu quả hoạt động của bộ máy nhà nước
- Góp phần đánh giá uy tín và kết quả thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn được giao của người được lấy phiếu tín nhiệm, bỏ phiếu tín nhiệm, giúp họ thấy được mức độ tín nhiệm của mình để tiếp tục phấn đấu, rèn luyện, nâng cao chất lượng và hiệu quả công tác
- Làm cơ sở để cơ quan, tổ chức có thẩm quyền xem xét quy hoạch, đào tạo, bồi dưỡng, bố trí, sử dụng cán bộ.
Trân trọng!
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Ngày 3 2 1930 là ngày gì? Ý nghĩa lịch sử của việc thành lập Đảng Cộng sản Việt Nam (3/2/1930)?
- Năm 2025, thi đánh giá năng lực gồm những môn nào?
- Phương thức tuyển sinh 2025 trường Đại học Ngoại Thương?
- Hồ sơ đăng ký thi đánh giá năng lực 2025 Đại học Quốc gia TPHCM gồm gì?
- Còn bao nhiêu ngày đến 30 4 2025?