Hạng của hạ sĩ quan, binh sĩ dự bị được quy định như thế nào?

Xin hỏi: Hạng của hạ sĩ quan, binh sĩ dự bị được quy định như thế nào?

Hạng của hạ sĩ quan, binh sĩ dự bị được quy định như thế nào?

Tại Điều 24 Luật Nghĩa vụ quân sự 2015 được đính chính bởi Thông báo 132/TB-BST năm 2016 và được sửa đổi bởi khoản 1 Điều 49 Luật Dân quân tự vệ 2019 có quy định về hạng của hạ sĩ quan, binh sĩ dự bị như sau:

- Hạ sĩ quan, binh sĩ dự bị được chia thành:

+ Hạ sĩ quan, binh sĩ dự bị hạng một:

+ Binh sĩ dự bị hạng hai.

Hạ sĩ quan, binh sĩ dự bị hạng một:

- Hạ sĩ quan, binh sĩ xuất ngũ đã phục vụ tại ngũ đủ 06 tháng trở lên;

- Hạ sĩ quan, binh sĩ xuất ngũ đã qua chiến đấu;

- Công dân nam thôi phục vụ trong Công an nhân dân, đã có thời gian phục vụ từ 12 tháng trở lên;

- Công dân nam là quân nhân chuyên nghiệp thôi phục vụ tại ngũ;

- Công dân nam là công nhân, viên chức quốc phòng được chuyển chế độ từ hạ sĩ quan, binh sĩ đã thôi việc;

- Dân quân thường trực đã hoàn thành nghĩa vụ tham gia Dân quân tự vệ hoặc Dân quân tự vệ tại chỗ, Dân quân tự vệ cơ động, Dân quân tự vệ biển, Dân quân tự vệ phòng không, pháo binh, trinh sát, thông tin, công binh, phòng hóa, y tế đã qua huấn luyện tập trung đủ 03 tháng trở lên;

- Công dân là binh sĩ dự bị hạng hai đã qua huấn luyện tập trung đủ 06 tháng trở lên;

- Công dân hoàn thành nhiệm vụ tham gia Công an xã liên tục từ đủ 36 tháng trở lên.

Binh sĩ dự bị hạng hai:

- Công dân nam là binh sĩ xuất ngũ, đã phục vụ tại ngũ dưới 06 tháng;

- Công nhân, viên chức quốc phòng không thuộc đối tượng là công dân nam là công nhân, viên chức quốc phòng được chuyển chế độ từ hạ sĩ quan, binh sĩ đã thôi việc;

- Công dân nam thôi phục vụ trong Công an nhân dân đã có thời gian phục vụ dưới 12 tháng;

- Công dân nam hết độ tuổi gọi nhập ngũ chưa phục vụ tại ngũ và thực hiện nghĩa vụ tham gia Công an nhân dân;

- Công dân nữ đã đăng ký nghĩa vụ quân sự đủ 18 tuổi trở lên.

Hạng của hạ sĩ quan, binh sĩ dự bị được quy định như thế nào?

Hạng của hạ sĩ quan, binh sĩ dự bị được quy định như thế nào? (Hình từ Internet)

Tiêu chuẩn tuyển chọn huấn luyện binh sĩ dự bị hạng hai chuyển thành binh sĩ dự bị hạng một là gì?

Tại Điều 14 Nghị định 14/2016/NĐ-CP có quy định về tiêu chuẩn tuyển chọn, gọi tập trung huấn luyện binh sĩ dự bị hạng hai chuyển thành binh sĩ dự bị hạng một như sau:

Tiêu chuẩn tuyển chọn, gọi tập trung huấn luyện binh sĩ dự bị hạng hai chuyển thành binh sĩ dự bị hạng một
1. Nam binh sĩ dự bị hạng hai đến hết 35 tuổi; nữ binh sỹ dự bị hạng hai đến hết 30 tuổi.
2. Phẩm chất chính trị, sức khỏe, văn hóa thực hiện theo tiêu chuẩn trong tuyển chọn, gọi công dân nhập ngũ hằng năm do Bộ Quốc phòng quy định.

Như vậy, tiêu chuẩn tuyển chọn huấn luyện binh sĩ dự bị hạng hai chuyển thành binh sĩ dự bị hạng một là:

- Về độ tuổi: Nam đến hết 35 tuổi; nữ đến hết 30 tuổi.

- Phẩm chất chính trị, sức khỏe, văn hóa thực hiện theo tiêu chuẩn trong tuyển chọn, gọi công dân nhập ngũ hằng năm do Bộ Quốc phòng quy định.

Binh sĩ dự bị hạng hai được xét chuyển thành binh sĩ dự bị hạng một phải đáp ứng yêu cầu gì?

Tại Điều 15 Nghị định 14/2016/NĐ-CP có quy định về thời gian, nội dung huấn luyện và việc chuyển hạng cho binh sĩ dự bị hạng hai thành binh sĩ dự bị hạng một như sau:

Thời gian, nội dung huấn luyện và việc chuyển hạng cho binh sĩ dự bị hạng hai thành binh sĩ dự bị hạng một
1. Thời gian huấn luyện: 06 tháng.
2. Nội dung huấn luyện, bao gồm: Giáo dục chính trị, pháp luật, huấn luyện quân sự, hậu cần, kỹ thuật.
3. Bộ trưởng Bộ Quốc phòng quy định nội dung, chương trình huấn luyện; số lần huấn luyện, thời gian huấn luyện của mỗi lần, nhưng 01 năm không quá 02 lần tập trung huấn luyện.
4. Binh sĩ dự bị hạng hai huấn luyện đủ thời gian, đủ nội dung quy định tại Khoản 1, Khoản 2 Điều này thì được xét chuyển thành binh sĩ dự bị hạng một. Chỉ huy trưởng Ban Chỉ huy quân sự cấp huyện ra quyết định và cấp giấy chứng nhận binh sĩ dự bị.

Như vậy, binh sĩ dự bị hạng hai được xét chuyển thành binh sĩ dự bị hạng một phải đáp ứng yêu cầu sau:

- Huấn luyện đủ thời gian là 06 tháng;

- Huấn luyện đủ nội dung huấn luyện, bao gồm: Giáo dục chính trị, pháp luật, huấn luyện quân sự, hậu cần, kỹ thuật.

Trân trọng!

Hạ sĩ quan
Căn cứ pháp lý
Hỏi đáp mới nhất về Hạ sĩ quan
Hỏi đáp Pháp luật
Là hạ sĩ quan, binh sĩ đang tại ngũ thì bố, mẹ, vợ và con được hưởng những chế độ gì?
Hỏi đáp Pháp luật
Hạng của hạ sĩ quan, binh sĩ dự bị được quy định như thế nào?
Hỏi đáp Pháp luật
Hạ sĩ quan, binh sĩ phục vụ tại ngũ được nghỉ phép hàng năm từ tháng thứ mấy trở đi?
Đặt câu hỏi

Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.

Đi đến trang Tra cứu hỏi đáp về Hạ sĩ quan
Lương Thị Tâm Như
332 lượt xem
Tra cứu hỏi đáp liên quan
Hạ sĩ quan

TÌM KIẾM VĂN BẢN
Xem toàn bộ văn bản về Hạ sĩ quan

CHỦ ĐỀ VĂN BẢN
Click để xem toàn bộ văn bản về Nghĩa vụ quân sự mới nhất
Chủ quản: Công ty THƯ VIỆN PHÁP LUẬT. Giấy phép số: 27/GP-TTĐT, do Sở TTTT TP. HCM cấp ngày 09/05/2019.
Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ - Số điện thoại liên hệ: 028 3930 3279
Địa chỉ: P.702A , Centre Point, 106 Nguyễn Văn Trỗi, P.8, Q. Phú Nhuận, TP. HCM;
Địa điểm Kinh Doanh: Số 17 Nguyễn Gia Thiều, P. Võ Thị Sáu, Q3, TP. HCM;
Chứng nhận bản quyền tác giả số 416/2021/QTG ngày 18/01/2021, cấp bởi Bộ Văn hoá - Thể thao - Du lịch
Thông báo
Bạn không có thông báo nào