Bác sĩ chẩn đoán giới tính thai nhi có bị phạt không?
Phụ nữ mang thai có được lựa chọn giới tính thai nhi không?
Theo Điều 7 Pháp lệnh Dân số 2003 quy định về các hành vi bị nghiêm cấm sau:
Các hành vi bị nghiêm cấm
Nghiêm cấm các hành vi sau đây:
1. Cản trở, cưỡng bức việc thực hiện kế hoạch hoá gia đình;
2. Lựa chọn giới tính thai nhi dưới mọi hình thức;
3. Sản xuất, kinh doanh, nhập khẩu, cung cấp phương tiện tránh thai giả, không bảo đảm tiêu chuẩn chất lượng, quá hạn sử dụng, chưa được phép lưu hành;
4. Di cư và cư trú trái pháp luật;
5. Tuyên truyền, phổ biến hoặc đưa ra những thông tin có nội dung trái với chính sách dân số, truyền thống đạo đức tốt đẹp của dân tộc, có ảnh hưởng xấu đến công tác dân số và đời sống xã hội;
6. Nhân bản vô tính người.
Theo đó, việc lựa chọn giới tính thai nhi dưới mọi hình thức là một trong những hành vi cấm của pháp luật.
Do đó, khi phụ nữ mang thai không được lựa chọn giới tính thai nhi theo quy định của pháp luật.
Bác sĩ chẩn đoán giới tính thai nhi có bị phạt không? (Hình từ Internet)
Bác sĩ chẩn đoán giới tính thai nhi có bị phạt không?
Đầu tiên, tại khoản 3 Điều 10 Nghị định 104/2003/NĐ-CP quy định về việc nghiệm cấm các hành vi lựa chọn giới tính thai nhi, bao gồm:
Nghiêm cấm các hành vi lựa chọn giới tính thai nhi, bao gồm:
1. Tuyên truyền, phổ biến phương pháp tạo giới tính thai nhi dưới các hình thức: tổ chức nói chuyện, viết, dịch, nhân bản các loại sách, báo, tài liệu, tranh, ảnh, ghi hình, ghi âm; tàng trữ, lưu truyền tài liệu, phương tiện và các hình thức tuyên truyền, phổ biến khác về phương pháp tạo giới tính thai nhi.
2. Chẩn đoán để lựa chọn giới tính thai nhi bằng các biện pháp: xác định qua triệu chứng, bắt mạch; xét nghiệm máu, gen, nước ối, tế bào; siêu âm, ....
3. Loại bỏ thai nhi vì lý do lựa chọn giới tính bằng các biện pháp phá thai, cung cấp, sử dụng các loại hóa chất, thuốc và các biện pháp khác.
Theo đó, việc loại bỏ thai nhi vì lý do lựa chọn giới tính bằng các biện pháp phá thai, cung cấp, sử dụng các loại hóa chất, thuốc và các biện pháp khác là một trong những hành vi bị pháp luật nghiêm cấm.
Đồng thời, tại Điều 98 Nghị định 117/2020/NĐ-CP quy định về việc xử lý vi phạm các quy định về chẩn đoán, xác định giới tính thai nhi cụ thể như sau:
Vi phạm các quy định về chẩn đoán, xác định giới tính thai nhi
1. Phạt tiền từ 3.000.000 đồng đến 5.000.000 đồng đối với hành vi bói toán để xác định giới tính thai nhi.
2. Phạt tiền từ 5.000.000 đồng đến 10.000.000 đồng đối với hành vi bắt mạch hoặc siêu âm hoặc xét nghiệm cho người đang mang thai để chẩn đoán và tiết lộ, cung cấp thông tin về giới tính thai nhi, trừ trường hợp pháp luật có quy định khác.
3. Hình thức xử phạt bổ sung:
Tước quyền sử dụng giấy phép hoạt động, chứng chỉ hành nghề trong thời hạn từ 01 tháng đến 03 tháng đối với hành vi quy định tại khoản 2 Điều này.
Như vậy, từ những quy định trên có thể thấy việc bác sĩ chẩn đoán giới tính thai nhi và tiết lộ, cung cấp thông tin về giới tính thai nhi sẽ bị phạt tiền từ 5.000.000 đến 10.000.000 đồng tùy vào mức độ nghiêm trọng của vụ việc.
Trừ trường hợp pháp luật có quy định khác.
Ngoài ra, còn bị tước quyền sử dụng giấy phép hoạt động, chứng chỉ hành nghề trong thời hạn từ 01 đến 03 tháng.
Lưu ý: Mức phạt tiền đối với hành vi bác sĩ chẩn đoán giới tính thai nhi là mức phạt cá nhân. Đối với tổ chức có cùng hành vi vi phạm mức phạt tiền gấp hai lần cá nhân (theo khoản 6 Điều 4 Nghị định 117/2020/NĐ-CP được sửa đổi bởi khoản 4 Điều 2 Nghị định 124/2021/NĐ-CP).
Pháp luật cho phép những phương pháp tư vấn nạo phá thai từ xa nào?
Căn cứ theo Mục 2 bổ sung danh mục kỹ thuật áp dụng trong hội chẩn, tư vấn khám, chữa bệnh từ xa ban hành kèm theo Quyết định 4128/QĐ-BYT năm 2020 pháp luật cho phép những phương pháp tư vấn nạo phá thai từ xa gồm:
- Phụ nữ mang thai phá thai to từ 13 tuần đến 22 tuần bằng phương pháp đặt túi nước;
- Phụ nữ mang thai phá thai bằng thuốc cho tuổi thai đến hết 8 tuần;
- Phụ nữ mang thai phá thai bằng thuốc cho tuổi thai từ 13 tuần đến hết tuần 22;
- Phụ nữ mang thai phá thai bằng phương pháp nong và gắp từ tuần thứ 13 đến hết tuần thứ 18;
- Phụ nữ mang thai phá thai bệnh lý (bệnh lý mẹ, bệnh lý thai);
- Phụ nữ mang thai phá thai người bệnh có sẹo mổ lấy thai cũ;
- Phụ nữ mang thai phá thai bằng hút thai có kiểm soát bằng nội soi;
- Phụ nữ mang thai phá thai bằng hút thai dưới siêu âm;
- Phụ nữ mang thai phá thai từ tuần thứ 6 đến hết 12 tuần bằng phương pháp hút chân không;
- Phụ nữ mang thai phá thai bằng thuốc cho tuổi thai đến hết 7 tuần;
Lưu ý: Pháp luật chỉ cho phép phá thai từ 22 tuần tuổi trở xuống và phải đáp ứng những điều kiện theo quy định chi tiết tại Quyết định 4128/QĐ-BYT năm 2020.
Trân trọng!
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Tải toàn bộ Phụ lục Thông tư 91/2024 chế độ báo cáo thống kê ngành Tài chính từ 1/3/2025?
- 14/2 là valentine trắng hay đen? 14 tháng 2 là ngày của con trai hay con gái?
- Xe máy điện không gương 2025 có bị phạt không? Phạt bao nhiêu tiền?
- Từ ngày 01/7/2025, chi phí thù lao cho bào chữa viên nhân dân là bao nhiêu?
- 26 tháng 1 âm lịch là ngày mấy dương 2025? Thắp hương không đúng nơi quy định vào dịp lễ hội 26 tháng 1 âm bị xử phạt bao nhiêu tiền?