Tập trung kinh tế là gì? Các hình thức của tập trung kinh tế?

Xin cho hỏi: Tập trung kinh tế là gì? Các hình thức của tập trung kinh tế? Mong được giải đáp! (Câu hỏi của anh Đức - Lâm Đồng).

Tập trung kinh tế là gì?

Theo Từ điển thuật ngữ kinh tế công nghiệp và Luật Cạnh tranh của OECD (Tổ chức hợp tác và Phát triển kinh tế):

Tập trung kinh tế được xem là mức độ tập trung tư bản, gồm các thành tố như doanh thu, tài sản hay việc làm trong ngành của các doanh nghiệp

Tập trung kinh tế là tình trạng khi một số ít công ty thực hiện một khối lượng lớn hoạt động kinh tế trên thị trường dựa trên tổng doanh thu, tài sản hoặc lao động sử dụng

Thuật ngữ tập trung kinh tế được xem xét ở nhiều khía cạnh:

- Tập trung tổng hợp thể hiện vị trí tương đối của các doanh nghiệp lớn trong nền kinh tế để phục vụ cho phân tích kinh tế, chính trị và thống kê;

- Tập trung công nghiệp hay tập trung quyền lực thị trường thể hiện vị trí tương đối và mức độ quyền lực thị trường của các doanh nghiệp lớn trong lĩnh vực công nghiệp hoặc thương mại để phục vụ cho kiểm soát chống độc quyền;

- Tập trung tiêu dùng thể hiện thị phần của sản phẩm có một số lượng nhất định người mua trên thị trường;

- Tập trung tài sản thể hiện xu hướng thay đổi của dòng tư bản trên thị trường chứng khoán

Theo đó, tập trung kinh tế được hiểu là việc “sáp nhập và mua lại” giữa hai hoặc nhiều hơn các doanh nghiệp thực hiện hoạt động hợp pháp.

Doanh nghiệp hợp nhất quyền sở hữu đối với tài sản mà trước kia được kiểm soát riêng biệt (bao gồm các hoạt động thâu tóm, liên doanh và các hình thức giành quyền kiểm soát khác, bao gồm cả việc một cá nhân kiêm nhiệm chức vụ quản lý ở nhiều doanh nghiệp khác nhau).

Các hình thức của tập trung kinh tế là gì?

Căn cứ Điều 29 Luật Cạnh tranh 2018, tập trung kinh tế bao gồm các hình thức sau đây:

- Sáp nhập doanh nghiệp:

Sáp nhập doanh nghiệp là việc một hoặc một số doanh nghiệp chuyển toàn bộ tài sản, quyền, nghĩa vụ và lợi ích hợp pháp của mình sang một doanh nghiệp khác, đồng thời chấm dứt hoạt động kinh doanh hoặc sự tồn tại của doanh nghiệp bị sáp nhập.

- Hợp nhất doanh nghiệp:

Hợp nhất doanh nghiệp là việc hai hoặc nhiều doanh nghiệp chuyển toàn bộ tài sản, quyền, nghĩa vụ và lợi ích hợp pháp của mình để hình thành một doanh nghiệp mới, đồng thời chấm dứt hoạt động kinh doanh hoặc sự tồn tại của các doanh nghiệp bị hợp nhất.

- Mua lại doanh nghiệp:

Mua lại doanh nghiệp là việc một doanh nghiệp trực tiếp hoặc gián tiếp mua toàn bộ hoặc một phần vốn góp, tài sản của doanh nghiệp khác đủ để kiểm soát, chi phối doanh nghiệp hoặc một ngành, nghề của doanh nghiệp bị mua lại.

- Liên doanh giữa các doanh nghiệp:

Liên doanh giữa các doanh nghiệp là việc hai hoặc nhiều doanh nghiệp cùng nhau góp một phần tài sản, quyền, nghĩa vụ và lợi ích hợp pháp của mình để hình thành một doanh nghiệp mới.

- Các hình thức tập trung kinh tế khác theo quy định của pháp luật.

Tập trung kinh tế là gì? Các hình thức của tập trung kinh tế?

Tập trung kinh tế là gì? Các hình thức của tập trung kinh tế? (Hình từ Internet).

Đánh giá tác động tích cực của tập trung kinh tế như thế nào?

Căn cứ theo quy định tại Điều 32 Luật Cạnh tranh 2018, Ủy ban Cạnh tranh Quốc gia đánh giá tác động tích cực của việc tập trung kinh tế căn cứ vào một trong các yếu tố hoặc kết hợp giữa các yếu tố sau đây:

- Tác động tích cực đến phát triển của ngành, lĩnh vực và khoa học, công nghệ theo chiến lược, quy hoạch của Nhà nước được đánh giá dựa trên khía cạnh như sau:

+ Khả năng phát huy hiệu quả kinh tế nhờ quy mô, nguồn lực của địa phương, ngành nghề, lĩnh vực và xã hội do việc tập trung kinh tế có thể mang lại phù hợp với mục tiêu đề ra trong các chiến lược, quy hoạch phát triển ngành, lĩnh vực đã được Chính phủ hoặc Thủ tướng Chính phủ phê duyệt;

+ Mức độ ứng dụng tiến bộ khoa học, cải tiến công nghệ của doanh nghiệp sau tập trung kinh tế để nâng cao năng suất, chất lượng, hiệu quả kinh doanh nhằm giảm giá thành, nâng cao chất lượng sản phẩm, dịch vụ hoặc phục vụ các lợi ích của người tiêu dùng và cộng đồng.

- Tác động tích cực đến việc phát triển doanh nghiệp nhỏ và vừa được xem xét dựa trên việc đánh giá các cơ hội và điều kiện thuận lợi cho doanh nghiệp nhỏ và vừa khi gia nhập, mở rộng thị trường hoặc tham gia vào chuỗi sản xuất, mạng lưới phân phối hàng hóa, dịch vụ do tập trung kinh tế dự kiến mang lại.

- Tăng cường sức cạnh tranh của doanh nghiệp Việt Nam trên thị trường quốc tế được đánh giá dựa trên hệ quả tích cực của tập trung kinh tế nhờ mở rộng quy mô sản xuất, tiêu dùng trong nước, xuất khẩu hàng hóa, dịch vụ của doanh nghiệp sau tập trung kinh tế.

Trân trọng!

Đi đến trang Tra cứu hỏi đáp về Tìm hiểu Pháp luật
Âu Ngọc Hiền
6,008 lượt xem
Tìm hiểu Pháp luật
Căn cứ pháp lý
Hỏi đáp mới nhất về Tìm hiểu Pháp luật
Hỏi đáp Pháp luật
29 tháng 2 âm lịch là ngày mấy dương 2025? Được sử dụng người lao động làm thêm giờ ngày 29 tháng 2 2025 âm lịch mà không bị giới hạn số giờ làm thêm khi nào?
Hỏi đáp Pháp luật
Ngày 3 tháng 3 hàng năm là Ngày truyền thống gì? 3 tháng 3 năm 2025 là thứ mấy, ngày bao nhiêu âm?
Hỏi đáp Pháp luật
Tại kỳ họp thứ Tư, ngày 15/11/2022, Quốc hội khóa 15 đã thông qua văn bản nào về thí điểm một số cơ chế, chính sách đặc thù phát triển thành phố Buôn Ma Thuột, tỉnh Đắk Lắk?
Hỏi đáp Pháp luật
Ý nghĩa ngày Thầy thuốc Việt Nam 27 tháng 2? Ngày Thầy thuốc Việt Nam 2025 dành cho những ai? Ai có trách nhiệm tham gia cập nhật kiến thức y khoa liên tục?
Hỏi đáp Pháp luật
Lễ hội Cà phê Buôn Ma Thuột lần thứ 9 năm 2025 có chủ đề là gì?
Hỏi đáp Pháp luật
Năm 2025, tỉnh Đắk Lắk đề ra mục tiêu tăng trưởng GRDP đạt bao nhiêu %?
Hỏi đáp Pháp luật
KYC Pi bao lâu thì được duyệt? Các bước chuyển Pi về ví sau khi KYC 2025?
Hỏi đáp Pháp luật
Bán Pi coin ở đâu? Các bước bán Pi trên sàn OKX chi tiết 2025?
Hỏi đáp Pháp luật
Sân bay Gia Bình Bắc Ninh là sân bay gì? Sân bay Gia Bình nằm ở đâu?
Hỏi đáp Pháp luật
Mâm cơm Cúng gia tiên đơn giản, đẩy đủ chuẩn 3 miền? Cúng gia tiên có phải là hoạt động tín ngưỡng hay không?
Đặt câu hỏi

Quý khách cần hỏi thêm thông tin về Tìm hiểu Pháp luật có thể đặt câu hỏi tại đây.

Chủ quản: Công ty THƯ VIỆN PHÁP LUẬT. Giấy phép số: 27/GP-TTĐT, do Sở TTTT TP. HCM cấp ngày 09/05/2019.
Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ - Số điện thoại liên hệ: 028 3930 3279
Địa chỉ: P.702A , Centre Point, 106 Nguyễn Văn Trỗi, P.8, Q. Phú Nhuận, TP. HCM;
Địa điểm Kinh Doanh: Số 17 Nguyễn Gia Thiều, P. Võ Thị Sáu, Q3, TP. HCM;
Chứng nhận bản quyền tác giả số 416/2021/QTG ngày 18/01/2021, cấp bởi Bộ Văn hoá - Thể thao - Du lịch
Thông báo
Bạn không có thông báo nào