Thi hành pháp luật là gì? Phân biệt thi hành pháp luật và tuân thủ pháp luật?

Cho tôi hỏi Thi hành pháp luật là gì? Phân biệt thi hành pháp luật và tuân thủ pháp luật? (Câu hỏi của anh Phúc - Hà Nội)

Thi hành pháp luật là gì? Phân biệt thi hành pháp luật và tuân thủ pháp luật?

Hiện nay, pháp luật không có quy định giải thích thi hành pháp luật là gì? Tuy nhiên, có thể tham khảo định nghĩa như sau:

Thi hành pháp luật là các hành vi của chủ thể chủ động thực hiện hóa những quy định pháp luật được ban hành. Mặt khác, giữa thi hành pháp luật và tuân thủ pháp luật có nhiều điểm tương đồng và khác nhau.

Chính vì vậy, việc phân biệt thi hành pháp luật và tuân thủ pháp luật được thực hiện như sau:

[1] Giống nhau:

- Chủ thể thi hành pháp luật và tuân thủ pháp luật đều là cá nhân hoặc tổ chức.

- Thi hành pháp luật và tuân thủ pháp luật đều phải được thực hiện khi có yêu cầu hoặc có quy định điều chỉnh

[2] Khác nhau:

Tuân thủ pháp luật

Thi hành pháp luật

Chủ thể pháp luật không được thực hiện các hành vi mà pháp luật cấm, mang tính thụ động

Mang tính chủ động thực hiện các nghĩa vụ mà pháp luật quy định

Hình thức của tuân thủ pháp luật được thực hiện dưới dạng những quy phạm đã bị cấm.

Hình thức của thi hành pháp luật được thể hiện dưới dạng những quy phạm pháp luật mang tính bắt buộc

Ví dụ như:

Cấm tổ chức đua xe trái phép.

Cấm buôn bán ma túy.


Ví dụ như:

Thực hiện nghĩa vụ quân sự.

Thực hiện nghĩa vụ đóng thuế, đóng phí, lệ phí.



Thi hành pháp luật là gì? Phân biệt thi hành pháp luật và tuân thủ pháp luật?

Thi hành pháp luật là gì? Phân biệt thi hành pháp luật và tuân thủ pháp luật? (Hình từ Internet)

Cơ quan nào có trách nhiệm theo dõi tình hình thi hành pháp luật?

Căn cứ theo quy định tại Điều 5 Nghị định 59/2012/NĐ-CP, cơ quan có trách nhiệm theo dõi tình hình thi hành pháp luật bao gồm:

[1] Bộ Tư pháp có trách nhiệm theo dõi tình hình thi hành pháp luật trong phạm vi cả nước.

[2] Bộ, cơ quan ngang Bộ theo dõi tình hình thi hành pháp luật trong ngành, lĩnh vực thuộc phạm vi quản lý của Bộ, cơ quan ngang Bộ.

[3] Cơ quan thuộc Chính phủ theo dõi tình hình thi hành pháp luật trong lĩnh vực được phân công.

Tổ chức pháp chế ở Bộ, cơ quan ngang Bộ, cơ quan thuộc Chính phủ chủ trì, phối hợp với các cơ quan, đơn vị thuộc Bộ, cơ quan ngang Bộ, cơ quan thuộc Chính phủ tham mưu, giúp Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang Bộ, cơ quan thuộc Chính phủ theo dõi tình hình thi hành pháp luật.

Các cơ quan, đơn vị thuộc Bộ, cơ quan ngang Bộ, cơ quan thuộc Chính phủ tham mưu, giúp Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang Bộ, cơ quan thuộc Chính phủ theo dõi tình hình thi hành pháp luật trong lĩnh vực được phân công.

[4] Ủy ban nhân dân các cấp theo dõi tình hình thi hành pháp luật trong phạm vi quản lý ở địa phương.

[5] Sở Tư pháp, Phòng Tư pháp, công chức Tư pháp - Hộ tịch cấp xã chủ trì, phối hợp với cơ quan chuyên môn thuộc Ủy ban nhân dân cấp tỉnh, cấp huyện, công chức chuyên môn thuộc Ủy ban nhân dân cấp xã theo dõi tình hình thi hành pháp luật trong phạm vi quản lý ở địa phương.

[6] Các cơ quan chuyên môn thuộc Ủy ban nhân dân cấp tỉnh, cấp huyện, công chức chuyên môn thuộc Ủy ban nhân dân cấp xã tham mưu, giúp Ủy ban nhân dân cùng cấp theo dõi tình hình thi hành pháp luật trong lĩnh vực được phân công.

[7] Tổ chức pháp chế ở cơ quan chuyên môn thuộc Ủy ban nhân dân cấp tỉnh tham mưu, giúp người đứng đầu cơ quan chuyên môn theo dõi tình hình thi hành pháp luật.

Bộ Tư pháp có trách nhiệm như thế nào trong công tác theo dõi tình hình thi hành pháp luật?

Theo quy định tại Điều 15 Nghị định 59/2012/NĐ-CP một số khoản bị bãi bỏ bởi Điều 2 Nghị định 32/2020/NĐ-CP; được sửa đổi bởi khoản 6 Điều 1 Nghị định 32/2020/NĐ-CP, trong công tác theo dõi tình hình thi hành pháp luật, Bộ Tư pháp có trách nhiệm như sau:

- Trình cơ quan có thẩm quyền ban hành hoặc ban hành theo thẩm quyền các văn bản quy phạm pháp luật về theo dõi tình hình thi hành pháp luật.

- Hướng dẫn, đôn đốc, kiểm tra các Bộ, cơ quan ngang Bộ, cơ quan thuộc Chính phủ, Ủy ban nhân dân cấp tỉnh trong việc thực hiện công tác theo dõi tình hình thi hành pháp luật.

- Chủ trì, phối hợp với Bộ, cơ quan ngang Bộ, cơ quan thuộc Chính phủ và các cơ quan, tổ chức có liên quan theo dõi tình hình thi hành pháp luật trong phạm vi cả nước và trong các lĩnh vực thuộc phạm vi quản lý liên ngành, có nhiều khó khăn, vướng mắc, bất cập trong thực tiễn thi hành.

- Hằng năm báo cáo Thủ tướng Chính phủ về công tác theo dõi tình hình thi hành pháp luật trong phạm vi cả nước chậm nhất vào ngày 25 tháng 12 của kỳ báo cáo.

- Thời gian chốt số liệu báo cáo tính từ ngày 15/12 của năm trước kỳ báo cáo đến ngày 14/12 của kỳ báo cáo.

- Chỉ đạo, hướng dẫn, đôn đốc, kiểm tra các cơ quan, đơn vị trực thuộc trong việc thực hiện công tác theo dõi tình hình thi hành pháp luật.

- Ban hành và tổ chức thực hiện Kế hoạch theo dõi tình hình thi hành pháp luật của Bộ, cơ quan ngang Bộ, cơ quan thuộc Chính phủ.

- Xử lý kết quả theo dõi tình hình thi hành pháp luật theo quy định tại Điều 14 Nghị định 59/2012/NĐ-CP.

- Bảo đảm các điều kiện cho việc thực hiện công tác theo dõi tình hình thi hành pháp luật.

Trân trọng!

Thi hành pháp luật
Căn cứ pháp lý
Hỏi đáp mới nhất về Thi hành pháp luật
Hỏi đáp Pháp luật
Thi hành pháp luật là gì? Phân biệt thi hành pháp luật và tuân thủ pháp luật?
Hỏi đáp pháp luật
Nhiệm vụ và quyền hạn về theo dõi thi hành pháp luật của Bộ Tư pháp như thế nào?
Đặt câu hỏi

Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.

Đi đến trang Tra cứu hỏi đáp về Thi hành pháp luật
Dương Thanh Trúc
26,418 lượt xem
Tra cứu hỏi đáp liên quan
Thi hành pháp luật
Chủ quản: Công ty THƯ VIỆN PHÁP LUẬT. Giấy phép số: 27/GP-TTĐT, do Sở TTTT TP. HCM cấp ngày 09/05/2019.
Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ - Số điện thoại liên hệ: 028 3930 3279
Địa chỉ: P.702A , Centre Point, 106 Nguyễn Văn Trỗi, P.8, Q. Phú Nhuận, TP. HCM;
Địa điểm Kinh Doanh: Số 17 Nguyễn Gia Thiều, P. Võ Thị Sáu, Q3, TP. HCM;
Chứng nhận bản quyền tác giả số 416/2021/QTG ngày 18/01/2021, cấp bởi Bộ Văn hoá - Thể thao - Du lịch
Thông báo
Bạn không có thông báo nào