Yêu cầu đối với vùng nước neo đậu tàu trú bão như thế nào theo Tiêu chuẩn quốc gia TCVN 11153:2016?

Cho hỏi: Yêu cầu đối với vùng nước neo đậu tàu trú bão như thế nào theo Tiêu chuẩn quốc gia TCVN 11153:2016? Câu hỏi của chú Úc (Khánh Hòa)

Độ sâu chạy tàu vào khu neo đậu trú bão được xác định bằng công thức nào theo Tiêu chuẩn quốc gia TCVN 11153:2016?

Căn cứ theo Tiểu mục 3.2 Mục 3 Tiêu chuẩn quốc gia TCVN 11153:2016 quy định về yêu cầu đối với luồng tau như sau:

Yêu cầu chung
...
3.2 Yêu cầu đối với luồng tàu
3.2.1 Luồng tàu đủ rộng và sâu để loại tàu cá cỡ trung bình có thể ra vào đồng thời (luồng hai chiều), loại tàu cá cỡ lớn nhất ra vào an toàn theo tiêu chuẩn luồng một chiều. Trên luồng tàu có đèn báo cửa và hệ thống báo hiệu dẫn đường bảo đảm cho tàu ra vào an toàn cả ngày lẫn đêm.
3.2.2 Chiều rộng tối thiểu của luồng tàu bằng 8 lần chiều rộng của tàu cá cỡ trung bình hoặc 4-5 chiều rộng của tàu cá cỡ lớn nhất ra vào khu neo đậu.
3.2.3 Chiều sâu luồng tối thiểu bằng 1,1-1,5 mớn nước của tàu cá cỡ lớn nhất ra vào khu neo đậu tính từ mực nước thấp nhất ứng với tần suất quy định, tùy thuộc địa chất đáy.
3.2.4 Độ sâu chạy tàu được xác định theo công thức: Hct = T + ∆T + Z0 + Z1+ Z2 + Z3+ Z4 trong đó:
Hct là độ sâu chạy tàu;
T là mớn nước tàu tính toán;
∆T là gia số mớn nước tàu tính toán (xem Bảng 1);
Z0 là dự phòng cho sự nghiêng lệch tàu, Z0= 0,026B;
B là chiều rộng tàu tính toán, m;
Z1 là độ dự phòng chạy tàu tối thiểu (xem Bảng 2);
Z2 là độ dự phòng cho sóng (xem Bảng 3);
Z3 là dự phòng vận tốc chạy tàu (xem Bảng 4);
Z4 là dự phòng cho sa bồi, lấy tùy thuộc mức độ sa bồi dự kiến trong thời gian giữa hai lần nạo vét, nhưng không nhỏ hơn trị số 0,4m.
...

Theo đó, độ sâu chạy tàu vào khu neo đậu trú bão được xác định bằng công thức theo Tiêu chuẩn quốc gia TCVN 11153:2016 như sau:

Hct = T + ∆T + Z0 + Z1+ Z2 + Z3+ Z4

Trong đó:

Hct là độ sâu chạy tàu;

T là mớn nước tàu tính toán;

∆T là gia số mớn nước tàu tính toán (xem Bảng 1);

Z0 là dự phòng cho sự nghiêng lệch tàu, Z0= 0,026B;

B là chiều rộng tàu tính toán, m;

Z1 là độ dự phòng chạy tàu tối thiểu (xem Bảng 2);

Z2 là độ dự phòng cho sóng (xem Bảng 3);

Z3 là dự phòng vận tốc chạy tàu (xem Bảng 4);

Z4 là dự phòng cho sa bồi, lấy tùy thuộc mức độ sa bồi dự kiến trong thời gian giữa hai lần nạo vét, nhưng không nhỏ hơn trị số 0,4m.

Yêu cầu đối với vùng nước neo đậu tàu trú bão như thế nào theo Tiêu chuẩn quốc gia TCVN 11153:2016?

Theo Tiểu mục 3.4 Mục 3 Tiêu chuẩn quốc gia TCVN 11153:2016 quy định về yêu cầu đối với vùng nước neo đậu tàu trú bão cụ thể như sau:

- Vùng nước neo đậu tàu tương đối kín gió, lặng sóng, được che chắn tối thiểu là 3 phía khỏi sóng biển, mức độ bồi lắng ít nhất và không bị bào xói, tốc độ bồi lắng trở lại sau khi nạo vét trong phạm vi cho phép để có thể khai thác được an toàn qua một mùa bão lũ.

- Diện tích hữu hiệu đủ cho tàu neo đậu và quay trở. Tỷ lệ phần diện tích hữu hiệu so với tổng diện tích thực của vùng nước tối thiểu là 50%.

- Chiều cao sóng giới hạn xuất hiện trong vùng nước neo đậu tàu quy định như Bảng 5.

Bảng 5 - Xác định chiều cao sóng giới hạn

Tốc độ dòng chảy trong vùng nước neo đậu tàu trong mọi trường hợp nhỏ hơn 2m/s.

Diện tích vùng nước neo đậu tàu phụ thuộc vào phương pháp neo tàu và điều kiện khí tượng thủy văn. Khi neo tàu bằng phao neo, diện tích vùng nước neo tàu xác định theo Bảng 6.

Bảng 6 - Diện tích vùng nước neo tàu bằng phao neo

Khi neo tàu bằng trụ neo nối bờ, nếu số lượng bến ở một phía của bến nhô từ 3 trở xuống thì chiều rộng khu nước neo đậu bằng 1,0L, nếu số lượng bến từ 4 trở lên thì chiều rộng khu nước bằng 1,5L.

Yêu cầu đối với vùng nước neo đậu tàu trú bão như thế nào theo Tiêu chuẩn quốc gia TCVN 11153:2016?

Yêu cầu đối với vùng nước neo đậu tàu trú bão như thế nào theo Tiêu chuẩn quốc gia TCVN 11153:2016? (Hình từ Internet)

Yêu cầu đối với phao neo tàu, xích neo, rùa neo khi tàu trú bão như thế nào theo Tiêu chuẩn quốc gia TCVN 11153:2016?

Căn cứ theo Tiểu mục 3.7 Mục 3 Tiêu chuẩn quốc gia TCVN 11153:2016 quy định về yêu cầu đối với phao neo tàu, xích neo, rùa neo khi tàu trú bão như thế sau:

- Phao neo không bị chìm khi neo tàu do lực căng của dây neo, khi không neo tàu nổi lên mặt nước với chiều cao mạn khô bằng 1/3 chiều cao của phao. Tư thế của phao neo khi chưa sử dụng ở trạng thái cân bằng.

- Kết cấu phao neo bảo đảm độ bền và độ ổn định dưới tác động của các tải trọng trong quá trình chế tạo, khai thác, sửa chữa, bảo dưỡng. Các liên kết, kết cấu đủ độ bền riêng.

Các liên kết hàn đáp ứng yêu cầu kỹ thuật và được kiểm tra khuyết tật bằng siêu âm 100% hoặc các biện pháp kiểm tra tương đương.

Các thiết bị của phao neo trước khi sử dụng cho công trình được Đăng kiểm.

- Kết cấu của xích neo giữ được phao an toàn dưới tác động của lực neo tàu lớn nhất.

- Đường kính xích neo tính theo công thức d = 4,7 3√ D2 (mm), trong đó: D là lượng chiếm nước của tàu (tấn).

- Chiều dài tối thiểu của xích neo không nhỏ hơn 3 lần chiều dài tàu hoặc 3 đến 5 lần độ sâu vùng nước neo đậu.

- Khối lượng và hình dạng của rùa neo giữ được phao an toàn dưới tác động của lực neo tàu lớn nhất, phù hợp với điều kiện địa chất, chiều sâu khu nước nơi đặt rùa và vị trí của rùa không bị dịch chuyển trong mọi điều kiện khai thác.

Trân trọng!

Tiêu chuẩn kỹ thuật quốc gia
Căn cứ pháp lý
Hỏi đáp mới nhất về Tiêu chuẩn kỹ thuật quốc gia
Hỏi đáp Pháp luật
Quy định chung về các loại phép thử trong lựa chọn người thử nghiệm nhân trắc sản phẩm công nghiệp theo TCVN 7633:2007?
Hỏi đáp Pháp luật
Đường ô tô lâm nghiệp được chia làm mấy cấp theo TCVN7025:2002?
Hỏi đáp Pháp luật
Phương pháp sắc ký lỏng để xác định hàm lượng vitamin D3 trong sữa công thức dành cho trẻ sơ sinh theo TCVN 11675 : 2016?
Hỏi đáp Pháp luật
Quản trị dự án có thể bao gồm các vấn đề nào theo Tiêu chuẩn quốc gia TCVN 11866:2017?
Hỏi đáp Pháp luật
Cơ sở bảo dưỡng sửa chữa ô tô phải có trang thiết bị, dụng cụ tối thiểu nào theo Tiêu chuẩn quốc gia TCVN 11794:2017?
Hỏi đáp Pháp luật
Sức chứa tối thiểu và tối đa của nhà văn hóa thể thao là bao nhiêu người theo TCVN 9365:2012?
Hỏi đáp Pháp luật
Cây xanh sử dụng công cộng trong các đô thị được thiết kế quy hoạch gồm mấy loại theo TCVN 9257:2012?
Hỏi đáp Pháp luật
Quản lý rủi ro an toàn thông tin được quy định như thế nào theo Tiêu chuẩn quốc gia TCVN 10295 : 2014?
Hỏi đáp Pháp luật
Cơ quan nào có thẩm quyền quản lý các công trình thể thao theo Tiêu chuẩn quốc gia TCVN 4603:2012?
Hỏi đáp Pháp luật
Khuôn khổ theo dõi và đo lường sự thỏa mãn của khách hàng được quy định như thế nào theo Tiêu chuẩn quốc gia TCVN ISO 10004:2015?
Đặt câu hỏi

Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.

Đi đến trang Tra cứu hỏi đáp về Tiêu chuẩn kỹ thuật quốc gia
Nguyễn Trần Cao Kỵ
768 lượt xem
Tra cứu hỏi đáp liên quan
Tiêu chuẩn kỹ thuật quốc gia

TÌM KIẾM VĂN BẢN
Xem toàn bộ văn bản về Tiêu chuẩn kỹ thuật quốc gia

Chủ quản: Công ty THƯ VIỆN PHÁP LUẬT. Giấy phép số: 27/GP-TTĐT, do Sở TTTT TP. HCM cấp ngày 09/05/2019.
Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ - Số điện thoại liên hệ: 028 3930 3279
Địa chỉ: P.702A , Centre Point, 106 Nguyễn Văn Trỗi, P.8, Q. Phú Nhuận, TP. HCM;
Địa điểm Kinh Doanh: Số 17 Nguyễn Gia Thiều, P. Võ Thị Sáu, Q3, TP. HCM;
Chứng nhận bản quyền tác giả số 416/2021/QTG ngày 18/01/2021, cấp bởi Bộ Văn hoá - Thể thao - Du lịch
Thông báo
Bạn không có thông báo nào