Vượt đèn vàng có bị xử lý hành chính không?

Cho tôi hỏi: Vượt đèn vàng có bị xử lý hành chính không? Mong được giải đáp! (chị Ngân - Long An).

Tín hiệu đèn vàng là gì?

Căn cứ theo điểm c khoản 3 Điều 10 Luật Giao thông đường bộ 2008 có quy định như sau:

Hệ thống báo hiệu đường bộ
...
3. Tín hiệu đèn giao thông có ba mầu, quy định như sau:
...
c) Tín hiệu vàng là phải dừng lại trước vạch dừng, trừ trường hợp đã đi quá vạch dừng thì được đi tiếp; trong trường hợp tín hiệu vàng nhấp nháy là được đi nhưng phải giảm tốc độ, chú ý quan sát, nhường đường cho người đi bộ qua đường.
...

Như vậy, tín hiệu đèn vàng là tín hiệu giao thông yêu cầu người tham gia giao thông phải dừng lại trước vạch dừng khi đang tham gia giao thông.

Tín hiệu đèn vàng cho phép người tham gia giao thông được tiếp tục di chuyển trong trường hợp:

+ Đã đi quá vạch dừng thì được đi tiếp;

+ Tín hiệu vàng nhấp nháy là được đi nhưng phải giảm tốc độ, chú ý quan sát, nhường đường cho người đi bộ qua đường.

Vượt đèn vàng có bị xử lý hành chính không?

Vượt đèn vàng có bị xử lý hành chính không? (Hình từ Internet).

Vượt đèn vàng có bị xử lý hành chính không?

Căn cứ theo Điều 10 Luật Giao thông đường bộ 2008 thì vượt đèn vàng được xem là không chấp hành tín hiệu giao thông đường bộ. Vượt đèn vàng sẽ bị xử lý vi phạm hành chính. Cụ thể các mức phạt hành vi vượt đèn vàng như sau:

- Người điều khiển xe ô tô và các phương tiện tương tự: Phạt từ tiền từ 4.000.000 đồng đến 6.000.000 đồng

CSPL: điểm a khoản 5 Điều Nghị định 100/2019/NĐ-CP bị thay thế bởi điểm đ khoản 34 Điều 2 Nghị định 123/2021/NĐ-CP.

- Người điều khiển xe mô tô, xe gắn máy (kể cả xe máy điện), các loại xe tương tự xe mô tô và các loại xe tương tự xe gắn máy: Phạt tiền từ 800.000 đồng đến 1.000.000 đồng.

CSPL: điểm e khoản 4 Điều 6 Nghị định 100/2019/NĐ-CP bị thay thế bởi điểm g khoản 34 Điều 2 Nghị định 123/2021/NĐ-CP

- Người điều khiển máy kéo, xe máy chuyên dùng: Phạt tiền từ 2.000.000 đồng đến 3.000.000 đồng

CSPL: điểm d khoản 5 Điều 7 Nghị định 100/2019/NĐ-CP bị thay thế bởi điểm d khoản 34 Điều 2 Nghị định 123/2021/NĐ-CP

- Người điều khiển xe đạp, xe đạp máy (kể cả xe đạp điện), người điều khiển xe thô sơ khác: Phạt tiền từ 100.000 đồng đến 200.000 đồng

CSPL: điểm đ khoản 2 Điều 8 Nghị định 100/2019/NĐ-CP

- Người đi bộ: Phạt tiền từ 60.000 đồng đến 100.000 đồng

CSPL: điểm b khoản 1 Điều 9 Nghị định 100/2019/NĐ-CP.

- Người điều khiển, dẫn dắt súc vật, điều khiển xe súc vật kéo: Phạt tiền từ 60.000 đồng đến 100.000 đồng

CSPL: điểm b khoản 1 Điều 10 Nghị định 100/2019/NĐ-CP.

Lưu ý: Không áp dụng với các trường hợp vượt đèn vàng khi đèn đã từ màu xanh chuyển sang màu vàng mà người điều khiển phương tiện đã di chuyển vượt quá vạch dừng hoặc trường hợp ở gần vạch dừng nhưng xác định việc dừng lại thấy nguy hiểm nên tiếp tục di chuyển.

Ngoài ra, đối với các hành vi người lái xe tham gia giao thông vượt đèn vàng thì có thể bị tước quyền sử dụng Giấy phép lái xe từ 01 tháng đến 03 tháng.

Vượt đèn vàng có bị tạm giữ phương tiện không?

Căn cứ theo khoản 2 Điều 82 Nghị định 100/2019/NĐ-CP được sửa đổi bởi điểm b khoản 32 Điều 2 Nghị định 123/2021/NĐ-CP quy định như sau:

Tạm giữ phương tiện, giấy tờ có liên quan đến người điều khiển và phương tiện vi phạm
...
2. Để bảo đảm thi hành quyết định xử phạt vi phạm hành chính hoặc để xác minh tình tiết làm căn cứ ra quyết định xử phạt, người có thẩm quyền xử phạt còn có thể quyết định tạm giữ phương tiện, giấy tờ có liên quan đến người điều khiển và phương tiện vi phạm một trong các hành vi quy định tại Nghị định này theo quy định tại khoản 6, khoản 8 Điều 125 của Luật Xử lý vi phạm hành chính (được sửa đổi, bổ sung năm 2020). Khi bị tạm giữ giấy tờ theo quy định tại khoản 6 Điều 125 của Luật Xử lý vi phạm hành chính, nếu quá thời hạn hẹn đến giải quyết vụ việc vi phạm ghi trong biên bản vi phạm hành chính, người vi phạm chưa đến trụ sở của người có thẩm quyền xử phạt để giải quyết vụ việc vi phạm mà vẫn tiếp tục điều khiển phương tiện hoặc đưa phương tiện ra tham gia giao thông, sẽ bị áp dụng xử phạt như hành vi không có giấy tờ
...

Bên cạnh đó, theo Điều 125 Luật Xử lý vi phạm hành chính 2012 một số khoản được bổ sung bởi điểm a, b khoản 64 Điều 1 Luật Xử lý vi phạm hành chính sửa đổi 2020 có quy định như sau:

Tạm giữ tang vật, phương tiện, giấy phép, chứng chỉ hành nghề theo thủ tục hành chính
1. Việc tạm giữ tang vật, phương tiện, giấy phép, chứng chỉ hành nghề theo thủ tục hành chính chỉ được áp dụng trong trường hợp thật cần thiết sau đây:
a) Để xác minh tình tiết mà nếu không tạm giữ thì không có căn cứ ra quyết định xử phạt. Trường hợp tạm giữ để định giá tang vật vi phạm hành chính làm căn cứ xác định khung tiền phạt, thẩm quyền xử phạt thì áp dụng quy định của khoản 3 Điều 60 của Luật này;
b) Để ngăn chặn ngay hành vi vi phạm hành chính mà nếu không tạm giữ thì sẽ gây hậu quả nghiêm trọng cho xã hội;
c) Để bảo đảm thi hành quyết định xử phạt theo quy định tại khoản 6 Điều này.
2. Việc tạm giữ tang vật, phương tiện quy định tại khoản 1 Điều này phải được chấm dứt ngay sau khi xác minh được tình tiết làm căn cứ quyết định xử phạt, hành vi vi phạm không còn gây nguy hiểm cho xã hội hoặc quyết định xử phạt được thi hành.

Như vậy theo quy định trên nếu người điều khiển phương tiện giao thông mà có hành vi vi phạm được quy định tại Nghị định 100/2019/NĐ-CP bao gồm cả hành vi vượt đèn vàng thì có thể bị người có thẩm quyền xử phạt đưa ra quyết định tạm giữ phương tiện.

Việc này nhằm bảo đảm thi hành quyết định xử phạt vi phạm hành chính hoặc để xác minh tình tiết làm căn cứ ra quyết định xử phạt.

Trân trọng!

An toàn giao thông
Căn cứ pháp lý
Hỏi đáp mới nhất về An toàn giao thông
Hỏi đáp Pháp luật
Từ 01/01/2025, 04 trường hợp xe máy chở 3 người không bị phạt?
Hỏi đáp Pháp luật
Chỉ được chở người trên thùng xe ô tô chở hàng trong trường hợp nào từ 1/1/2025?
Hỏi đáp Pháp luật
Từ 1/1/2025, người lái xe không được quay đầu xe tại các vị trí nào?
Hỏi đáp Pháp luật
Từ 1/1/2025, người lái xe không được lùi xe trong trường hợp nào?
Hỏi đáp Pháp luật
10 công trình an toàn giao thông đường bộ theo Luật Đường bộ 2024?
Hỏi đáp Pháp luật
Hành lang an toàn đường bộ là gì? Chiều rộng hành lang an toàn đường bộ được xác định thế nào?
Hỏi đáp Pháp luật
Đáp án Cuộc thi Tìm hiểu về an toàn giao thông tỉnh Hậu Giang năm 2024?
Hỏi đáp Pháp luật
Tài xế ô tô không được chạy quá 48h/tuần từ ngày 01/01/2025?
Hỏi đáp Pháp luật
05 biện pháp giải quyết tình huống đột xuất ùn tắc giao thông từ 1/1/2025?
Hỏi đáp Pháp luật
Mức phạt nồng độ cồn xe máy dưới 0,25 năm 2024 là bao nhiêu?
Đặt câu hỏi

Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.

Đi đến trang Tra cứu hỏi đáp về An toàn giao thông
Âu Ngọc Hiền
612 lượt xem
Tra cứu hỏi đáp liên quan
An toàn giao thông

TÌM KIẾM VĂN BẢN
Xem toàn bộ văn bản về An toàn giao thông

CHỦ ĐỀ VĂN BẢN
Tổng hợp 20 văn bản về an toàn giao thông mới nhất
Chủ quản: Công ty THƯ VIỆN PHÁP LUẬT. Giấy phép số: 27/GP-TTĐT, do Sở TTTT TP. HCM cấp ngày 09/05/2019.
Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ - Số điện thoại liên hệ: 028 3930 3279
Địa chỉ: P.702A , Centre Point, 106 Nguyễn Văn Trỗi, P.8, Q. Phú Nhuận, TP. HCM;
Địa điểm Kinh Doanh: Số 17 Nguyễn Gia Thiều, P. Võ Thị Sáu, Q3, TP. HCM;
Chứng nhận bản quyền tác giả số 416/2021/QTG ngày 18/01/2021, cấp bởi Bộ Văn hoá - Thể thao - Du lịch
Thông báo
Bạn không có thông báo nào