Ai được làm Chủ tịch Hội đồng trường tiểu học công lập? Chủ tịch Công đoàn trường Tiểu học công lập có làm Chủ tịch Hội đồng trường được không?
Ai được làm Chủ tịch Hội đồng trường tiểu học công lập?
Căn cứ điểm e khoản 1 Điều 10 Điều lệ trường tiểu học ban hành kèm theo Thông tư 28/2020/TT-BGDĐT quy định hội đồng trường:
Hội đồng trường
1. Hội đồng trường của trường công lập
...
e) Thủ tục thành lập hội đồng trường tiểu học công lập
Căn cứ vào quy định về thành phần của hội đồng trường tại mục b, khoản 1, Điều 10 của Thông tư này, hiệu trưởng tổng hợp danh sách nhân sự do tập thể giáo viên và các tổ chức, đoàn thể nhà trường giới thiệu, trình đề nghị chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp huyện ra quyết định thành lập hội đồng trường. Chủ tịch hội đồng trường là thành viên trong nhà trường và do các thành viên của hội đồng bầu; phó chủ tịch và thư kí hội đồng do chủ tịch hội đồng chỉ định. Nhiệm kì của hội đồng trường là 05 năm, trong trường hợp có sự thay đổi về nhân sự, hiệu trưởng làm văn bản đề nghị cấp có thẩm quyền ra quyết định bổ sung, kiện toàn hội đồng trường.
...
Theo quy định trên, chủ tịch hội đồng trường tiểu học công lập là thành viên trong nhà trường và do các thành viên của hội đồng trường bầu ra.
Tuy nhiên, hiện nay chưa có quy định tiêu chuẩn để được làm chủ tịch hội đồng trường tiểu học công lập.
Ai được làm Chủ tịch Hội đồng trường tiểu học công lập? Chủ tịch Công đoàn trường Tiểu học công lập có làm Chủ tịch Hội đồng trường được không? (Hình từ Internet)
Chủ tịch Công đoàn trường Tiểu học công lập có làm Chủ tịch Hội đồng trường được không?
Căn cứ điểm b khoản 1 Điều 10 Điều lệ trường tiểu học ban hành kèm theo Thông tư 28/2020/TT-BGDĐT quy định hội đồng trường:
Hội đồng trường
1. Hội đồng trường của trường công lập
...
b) Thành phần của hội đồng trường công lập gồm: bí thư cấp ủy; hiệu trưởng; chủ tịch Công đoàn; bí thư Đoàn Thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh; đại diện tổ chuyên môn, tổ văn phòng; đại diện chính quyền địa phương và ban đại diện cha mẹ học sinh.
Hội đồng trường có chủ tịch, phó chủ tịch, thư kí và các thành viên khác.
Số lượng thành viên của hội đồng trường tối thiểu là 07 người và tối đa là 11 người.
...
Theo quy định trên, Chủ tịch Công đoàn là thành phần của Hội đồng trường Tiểu học công lập. Vì vậy, chủ tịch Công đoàn của trường Tiểu học công lập cũng có thể đồng thời là Chủ tịch hội đồng của trường.
Trường tiểu học công lập có nhiệm vụ và quyền hạn gì?
Căn cứ Điều 3 Điều lệ trường tiểu học ban hành kèm theo Thông tư 28/2020/TT-BGDĐT quy định nhiệm vụ và quyền hạn của trường tiểu học như sau:
- Công khai mục tiêu, chương trình, kế hoạch giáo dục, điều kiện bảo đảm chất lượng giáo dục, kết quả đánh giá và kiểm định chất lượng giáo dục;
- Tổ chức giảng dạy, học tập và hoạt động giáo dục đạt chất lượng đáp ứng mục tiêu, yêu cầu cần đạt theo chương trình giáo dục phổ thông cấp tiểu học do Bộ Giáo dục và Đào tạo ban hành.
- Thực hiện giáo dục bắt buộc, phổ cập giáo dục và xóa mù chữ tại địa bàn. Huy động trẻ em đi học đúng độ tuổi, vận động và tạo điều kiện cho trẻ em có hoàn cảnh đặc biệt đến trường.
- Nhận bảo trợ và quản lý các hoạt động giáo dục của cơ sở giáo dục khác thực hiện chương trình giáo dục phổ thông cấp tiểu học theo sự phân công của cấp có thẩm quyền.
- Xây dựng chiến lược và kế hoạch phát triển nhà trường theo các quy định của Bộ Giáo dục và Đào tạo, gắn với điều kiện kinh tế - xã hội của địa phương;
- Xây dựng kế hoạch hoạt động giáo dục đáp ứng mục tiêu, yêu cầu cần đạt theo chương trình giáo dục phổ thông cấp tiểu học.
- Triển khai thực hiện chương trình giáo dục phổ thông cấp tiểu học do Bộ Giáo dục và Đào tạo ban hành;
- Thực hiện lựa chọn sách giáo khoa theo quy định của Bộ Giáo dục và Đào tạo;
- Triển khai thực hiện sách giáo khoa và nội dung giáo dục của địa phương theo quyết định của Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương (sau đây gọi chung là Ủy ban nhân dân cấp tỉnh);
- Thực hiện tự chủ chuyên môn trong tổ chức các hoạt động giáo dục tại trường tiểu học.
- Thực hiện tự kiểm định chất lượng và đảm bảo chất lượng giáo dục theo quy định.
- Quản lý cán bộ, giáo viên, nhân viên và học sinh.
- Quản lý và sử dụng đất, tài chính và tài sản của nhà trường theo quy định của pháp luật.
- Phối hợp chặt chẽ với cha mẹ hoặc người giám hộ học sinh, các tổ chức và cá nhân trong cộng đồng thực hiện các hoạt động giáo dục.
- Tổ chức cho giáo viên, người lao động và học sinh tham gia các hoạt động xã hội tại địa phương.
- Xây dựng môi trường văn hoá - giáo dục trong nhà trường, tham gia xây dựng môi trường văn hoá - giáo dục ở địa phương.
- Được tiếp nhận các khoản tài trợ, viện trợ của các cơ quan, tổ chức, cá nhân đối với nhà trường theo quy định của pháp luật.
- Thực hiện các nhiệm vụ và quyền hạn khác theo quy định của pháp luật.
Trân trọng!
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Học sinh được nghỉ bao nhiêu ngày Tết 2025? Học kỳ 2 năm học 2024 - 2025 bắt đầu khi nào?
- Tên gọi Hà Nội có từ khi nào? Phía Bắc Thủ đô Hà Nội tiếp giáp với tỉnh thành nào?
- Còn bao nhiêu ngày thứ 2 nữa đến Tết 2025? Đếm ngược ngày Tết Âm lịch 2025?
- Trường công lập được Nhà nước giao đất không thu tiền sử dụng đất có được phép chuyển sang thuê đất thu tiền hằng năm để kinh doanh không?
- Từ 1/1/2025, tài liệu ôn luyện kiểm tra phục hồi điểm GPLX được đăng tải trên đâu?