Giá trị xuất khẩu là gì? Đối tượng hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu nào phải được kiểm tra theo quy định của pháp luật?

Cho hỏi: Giá trị xuất khẩu là gì? Đối tượng hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu nào phải được kiểm tra theo quy định của pháp luật? Câu hỏi của anh Trọng (Phú Quốc)

Giá trị xuất khẩu là gì?

Hiện nay, pháp luật Việt Nam vẫn chưa định nghĩa về thuật ngữ giá trị xuất khẩu được hiểu như thế nào.

Tuy nhiên, có thể hiểu đơn giản rằng giá trị hàng xuất khẩunhững giá trị hàng hóa, dịch vụ đã xuất bán ra nước ngoài.

Còn giá trị nhập khẩu là những giá trị hàng hóa, dịch vụ được nhập về từ nước ngoài để kinh doanh, buôn bán và đem lại lợi nhuận cho các cá nhân, tổ chức, doanh nghiệp.

Đối tượng hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu nào phải được kiểm tra theo quy định của pháp luật?

Căn cứ theo Điều 65 Luật Quản lý ngoại thương 2017 quy định về hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu phải kiểm tra cụ thể như sau:

Hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu phải kiểm tra
1. Hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu là đối tượng phải kiểm tra bao gồm:
a) Hàng hóa phải áp dụng biện pháp kỹ thuật, kiểm dịch quy định tại các điều 61, 62, 63 và 64 của Luật này;
b) Hàng hóa có tiềm ẩn khả năng gây mất an toàn hoặc hàng hóa có khả năng gây mất an toàn theo thông tin cảnh báo từ các tổ chức quốc tế, khu vực, nước ngoài;
c) Hàng hóa mà cơ quan có thẩm quyền phát hiện không phù hợp và phải tăng cường kiểm tra theo quy định của pháp luật.
2. Hàng hóa quy định tại khoản 1 Điều này được kiểm tra theo nguyên tắc quy định tại khoản 2 Điều 60 của Luật này và do cơ quan, tổ chức được cơ quan nhà nước có thẩm quyền chỉ định thực hiện.
3. Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang Bộ, trong phạm vi nhiệm vụ, quyền hạn của mình, ban hành Danh mục hàng hóa là đối tượng phải kiểm tra quy định tại khoản 1 Điều này.

Như vậy, theo quy định trên thì đối tượng hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu sau đây phải được kiểm tra:

- Áp dụng biện pháp kỹ thuật, kiểm dịch đối với hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu theo Điều 61 Luật Quản lý ngoại thương 2017.

- Áp dụng biện pháp kỹ thuật, kiểm dịch đối với động vật, sản phẩm động vật tại Điều 62 Luật Quản lý ngoại thương 2017.

- Áp dụng biện pháp kỹ thuật, kiểm dịch đối với kiểm dịch thực vật theo Điều 63 Luật Quản lý ngoại thương 2017.

- Áp dụng biện pháp kỹ thuật, kiểm dịch đối với kiểm dịch y tế biên giới tại Điều 64 Luật Quản lý ngoại thương 2017.

- Hàng hóa có tiềm ẩn khả năng gây mất an toàn hoặc hàng hóa có khả năng gây mất an toàn theo thông tin cảnh báo từ các tổ chức quốc tế, khu vực, nước ngoài.

- Hàng hóa mà cơ quan có thẩm quyền phát hiện không phù hợp và phải tăng cường kiểm tra.

Thủ tục xuất khẩu, nhập khẩu hàng hóa được quy định như thế nào?

Theo Điều 4 Nghị định 69/2018/NĐ-CP quy định về Thủ tục xuất khẩu, nhập khẩu cụ thể như sau:

Thủ tục xuất khẩu, nhập khẩu
1. Đối với hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu theo giấy phép, thương nhân xuất khẩu, nhập khẩu phải có giấy phép của bộ, cơ quan ngang bộ liên quan.
2. Đối với hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu theo điều kiện, thương nhân xuất khẩu, nhập khẩu phải đáp ứng điều kiện theo quy định pháp luật.
3. Đối với hàng hóa thuộc Danh mục hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu phải kiểm tra theo quy định tại Điều 65 Luật Quản lý ngoại thương, thương nhân xuất khẩu, nhập khẩu hàng hóa phải chịu sự kiểm tra của cơ quan có thẩm quyền theo quy định pháp luật.
4. Đối với hàng hóa không thuộc trường hợp quy định tại Khoản 1, 2, 3 Điều này, thương nhân chỉ phải giải quyết thủ tục xuất khẩu, nhập khẩu tại cơ quan hải quan.

Theo đó, thủ tục xuất khẩu, nhập khẩu hàng hóa được quy định như sau:

- Đối với hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu theo giấy phép, thương nhân xuất khẩu, nhập khẩu phải có giấy phép của bộ, cơ quan ngang bộ liên quan.

- Đối với hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu theo điều kiện, thương nhân xuất khẩu, nhập khẩu phải đáp ứng điều kiện theo quy định pháp luật.

- Đối với hàng hóa thuộc Danh mục hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu phải kiểm tra theo quy định tại Điều 65 Luật Quản lý ngoại thương 2017, thương nhân xuất khẩu, nhập khẩu hàng hóa phải chịu sự kiểm tra của cơ quan có thẩm quyền.

- Đối với hàng hóa không thuộc trường hợp quy định tại trên, thương nhân chỉ phải giải quyết thủ tục xuất khẩu, nhập khẩu tại cơ quan hải quan.

Trân trọng!

Đi đến trang Tra cứu hỏi đáp về Xuất khẩu
Nguyễn Trần Cao Kỵ
5,773 lượt xem
Xuất khẩu
Căn cứ pháp lý
Hỏi đáp mới nhất về Xuất khẩu
Hỏi đáp Pháp luật
Thời hạn thực hiện tái xuất khẩu xe ô tô đã tạm nhập khẩu miễn thuế là khi nào?
Hỏi đáp Pháp luật
Thế nào là tạm ngừng xuất khẩu? Biện pháp tạm ngừng xuất khẩu được áp dụng khi nào?
Hỏi đáp Pháp luật
Tổ chức các nước xuất khẩu dầu lửa OPEC gồm những nước nào?
Hỏi đáp Pháp luật
Giá trị xuất khẩu là gì? Đối tượng hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu nào phải được kiểm tra theo quy định của pháp luật?
Hỏi đáp Pháp luật
Mẫu văn bản đề nghị công nhận địa điểm tập kết hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu tập trung như thế nào?
Hỏi đáp Pháp luật
Xe xuất khẩu, nhập khẩu có cần đăng ký xe tạm thời để được lưu thông không?
Hỏi đáp pháp luật
Khai hải quan trước ngày hàng hóa nhập khẩu được không?
Đặt câu hỏi

Quý khách cần hỏi thêm thông tin về Xuất khẩu có thể đặt câu hỏi tại đây.

Chủ quản: Công ty THƯ VIỆN PHÁP LUẬT. Giấy phép số: 27/GP-TTĐT, do Sở TTTT TP. HCM cấp ngày 09/05/2019.
Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ - Số điện thoại liên hệ: 028 3930 3279
Địa chỉ: P.702A , Centre Point, 106 Nguyễn Văn Trỗi, P.8, Q. Phú Nhuận, TP. HCM;
Địa điểm Kinh Doanh: Số 17 Nguyễn Gia Thiều, P. Võ Thị Sáu, Q3, TP. HCM;
Chứng nhận bản quyền tác giả số 416/2021/QTG ngày 18/01/2021, cấp bởi Bộ Văn hoá - Thể thao - Du lịch
Thông báo
Bạn không có thông báo nào