Các thời điểm chuyển giao quyền sở hữu trong mua bán hàng hóa?
Hoạt động mua bán hàng hóa trong Luật Thương mại là gì?
Căn cứ theo khoản 8 Điều 3 Luật Thương mại 2005 có quy định về hoạt động mua bán hàng hóa như sau:
Giải thích từ ngữ
...
8. Mua bán hàng hoá là hoạt động thương mại, theo đó bên bán có nghĩa vụ giao hàng, chuyển quyền sở hữu hàng hóa cho bên mua và nhận thanh toán; bên mua có nghĩa vụ thanh toán cho bên bán, nhận hàng và quyền sở hữu hàng hoá theo thỏa thuận.
...
Theo quy định trên, hoạt động mua bán hàng hóa trong Luật Thương mại 2005 là hoạt động có tính chất thương mại làm phát sinh nghĩa vụ và quyền của bên bán và bên mua.
Bên bán có nghĩa vụ giao hàng, chuyển quyền sở hữu hàng hóa cho bên mua và nhận thanh toán. Bên mua có nghĩa vụ thanh toán cho bên bán, nhận hàng và quyền sở hữu hàng hoá theo thỏa thuận.
Các thời điểm chuyển giao quyền sở hữu trong mua bán hàng hóa? (Hình từ Internet)
Quyền sở hữu trong mua bán hàng hóa là gì?
Căn cứ theo Điều 158 Bộ luật Dân sự 2015 có quy định về quyền sở hữu tài sản như sau:
Quyền sở hữu
Quyền sở hữu bao gồm quyền chiếm hữu, quyền sử dụng và quyền định đoạt tài sản của chủ sở hữu theo quy định của luật.
Bên cạnh đó, theo khoản 2 Điều 3 Luật Thương mại 2005 có quy định về các loại hàng hóa bao gồm:
Giải thích từ ngữ
..
2. Hàng hóa bao gồm:
a) Tất cả các loại động sản, kể cả động sản hình thành trong tương lai;
b) Những vật gắn liền với đất đai.
...
Như vậy, theo các quy định tại Điều 158 Bộ luật Dân sự 2015 và khoản 2 Điều 3 Luật Thương mại 2005 thì quyền sở hữu trong mua bán hàng hóa là quyền chiếm hữu, sử dụng và quyền định đoạt của chủ sở hữu về các loại tài sản bao gồm: tất cả các loại động sản, kể cả động sản hình thành trong tương lai; những vật gắn liền với đất đai.
Các thời điểm chuyển giao quyền sở hữu trong mua bán hàng hóa?
Căn cứ theo Điều 62 Luật Thương mại 2005 quy định về điểm chuyển giao quyền sở hữu trong mua bán hàng hóa như sau:
Thời điểm chuyển quyền sở hữu hàng hoá
Trừ trường hợp pháp luật có quy định khác hoặc các bên có thỏa thuận khác, quyền sở hữu được chuyển từ bên bán sang bên mua kể từ thời điểm hàng hóa được chuyển giao
Theo quy định trên thì thời điểm chuyển giao quyền sở hữu trong mua bán hàng hóa được quy định dựa trên sự thỏa thuận và tính chất của hàng hóa đó.
Trên thực tế, tùy vào từng trường hợp cụ thể mà thời điểm chuyển giao quyền sở hữu trong mua bán hàng hóa sẽ khác nhau:
- Đối với hàng hóa có thể dịch chuyển mặt cơ học:
Thời điểm chuyển gia quyền sở hữu hàng hóa từ người bán sang người mua được tính từ khi người bán hoàn thành nghĩa vụ giao hàng.
- Đối với hàng hóa không thể dịch chuyển cơ học:
+ Việc mua bán có các chứng từ về hàng hóa: quyền sở hữu đối với hàng hóa được chuyển giao cho người mua khi hoàn tất việc chuyển giao các chứng từ về hàng hóa.
+ Việc mua bán không có các chứng từ về hàng hóa: quyền sở hữu hàng hóa được coi là đã chuyển giao tại thời điểm và thời gian hợp đồng có hiệu lực.
- Đối với hàng hóa mà pháp luật quy định phải đăng ký quyền sở hữu:
Quyền sở hữu hàng hóa được chuyển giao cho người mua khi hoàn tất thủ tục đăng ký quyền sở hữu đối với hàng hóa đó.
- Đối với hàng hóa bán theo phương thức mua sau khi dùng thử:
Hàng hóa vẫn thuộc sở hữu của bên bán trong thời gianh dùng thử. Nhưng quyền sở hữu hàng hóa của bên bán bị hạn chế, bên bán không được bán, tặng cho, cho thuê, trao đổi, thế chấp, cầm cố hàng hóa khi bên mua chưa trả lời.
- Đối với hàng hóa được mua bán theo phương thức trả chậm, trả dần:
Bên bán được bảo lưu quyền sở hữu của mình đối với hàng hóa cho đến khi bên mua trả đủ tiền, trừ trường hợp có thỏa thuận khác.
Trân trọng!
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Còn bao nhiêu ngày đến 30 4 2025?
- Thẩm quyền điều tra của Cơ quan Cảnh sát Điều tra hình sự Công an cấp huyện như thế nào?
- Tín hiệu bằng tay khi qua đường là gì? Không vẫy tay khi sang đường có bị phạt không?
- Tải Mẫu 41/UQ-ĐKT Mẫu Giấy uỷ quyền đăng ký thuế từ ngày 06/2/2025?
- Cách gói bánh tét dịp tết Nguyên đán? Người lao động chính thức nghỉ tết Nguyên đán 2025 vào mùng mấy?